Giá xi măng nghi sơn 2023

Trong quý IV/2020, giá xi măng thấp nhất tại TP Hà Nội là xi măng rời PCB 30 Bút Sơn, khoảng 940.910 đồng/tấn, cao nhất thuộc về xi măng bao PCB 40 Nghi Sơn, ở mức 1.306.682 đồng/tấn.

Sở Xây dựng TP Hà Nội đã công bố giá vật liệu xây dựng quý IV/2020. Mức giá này được xác định trên cơ sở khảo sát tại các địa bàn thuộc Hà Nội, theo mức trung bình đến chân công trình tại thời điểm đưa ra văn bản và đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định (chưa bao gồm VAT).

Đối với nhóm vật liệu xi măng, mức giá dao động từ 940.910 đồng/tấn, đến 1.306.682 đồng/tấn.

Cụ thể, xi măng poóc lăng hỗn hợp bao PCB30 (của CTCP Sài Gòn) có giá 968.273 đồng/tấn, xi măng bao C91 MC25 Bút Sơn (chuyên dụng xây trát) ở mức 1,045 triệu đồng/tấn.

Với dòng xi măng bao, PCB 30 có hai mức giá là 1,125 triệu đồng/tấn (Bút Sơn) và 1,250 triệu đồng/tấn (Hoàng Thạch).

Loại xi măng bao PCB 40 dao động với ba khung giá, lần lượt là 1,143 triệu đồng/tấn (Bút Sơn), 1,270 triệu đồng/tấn (Hoàng Thạch) và 1,306 triệu đồng/tấn (Nghi Sơn).

Về dòng xi măng rời, giá loại PCB 30 Bút Sơn ở mức 940.910 đồng/tấn, PCB 40 Nghi Sơn 1,133 triệu đồng/tấn. Xi măng rời PC 40 có 2 khung giá, 1,1 triệu đồng/tấn (Bút Sơn) và 1,176 triệu đồng/tấn (Nghi Sơn).

Giá xi măng tại Hà Nội trong quý IV/2020. (Ảnh chụp màn hình từ Công bố giá VLXD quý IV/2020 của Sở Xây dựng Hà Nội).

Theo bảng giá VLXD tại Hà Nội trong quý IV, còn có 18 nhóm vật liệu xây dựng khác, trong đó có sản phẩm thép các loại.

Nhóm này ghi nhận mức giá dao động từ hơn 11.000 - 22.000 đồng/kg. Trong tháng 12, giá thép các loại nhích thêm khoảng 1.000 đồng/kg so với tháng 10 và 11 trước đó.

Giá thép xây dựng tại Hà Nội trong tháng 12/2020. (Ảnh chụp màn hình từ Công bố giá VLXD quý IV/2020 của Sở Xây dựng Hà Nội).

Hiện nay, cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm nhưng thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm.

CTCP Xi măng Bỉm Sơn cho biết, tình hình thị trường vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng chưa có dấu hiệu giảm, đặc biệt từ ngày 27/4/2022, giá than thế giới tiếp tục tăng cao đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất clinker, xi măng.

Doanh nghiệp cho biết, sau khi rà soát mức độ ảnh hưởng của giá than tăng đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của clinker tăng 85.000 đồng/tấn, bao PCB30 xấp xỉ 50.000 đồng/tấn, bao PCB40 gần 58.000 đồng/tấn, rời PCB40 công nghiệp trên 65.000 đồngt/ấn.

Căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, CTCP xi măng Bỉm Sơn thống nhất về lộ trình tăng giá trên các địa bàn với một số doanh nghiệp thành viên VICEM như Hoàng Mai, Bút Sơn và các đơn vị khác Nghi Sơn, Long Sơn, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ ngày 10/5/2022, CTCP Xi măng Bỉm Sơn điều chỉnh giá bán xi măng bao, rời tăng 70.000 đồng/tấn. Giá xuất khẩu xi măng và clinker cũng tăng 95.000 đồng/tấn. Thời gian áp dụng từ 6h ngày 10/5.

Một đơn vị khác là Tập đoàn Xi măng The Vissai cũng dự kiến tăn giá bán. Trước đó, ban kinh doanh nội địa của đơn vị này trình tăng giá đối với các sản phẩm xi măng bao và rời thêm 80.000 đồng/tấn cũng từ ngày 10/5 để đảm bảo sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm.

Theo khảo sát, giá xi măng Hà Tiên, Sao Mai tại TP. HCM đang được bán ra với giá quanh 105.000 đồng/bao/50 kg, còn loại Thăng Long là 95.000 đồng/bao/50 kg.

Trước đó, ngày 20/3/2022, nhiều doanh nghiệp tăng giá xi măng. Các công ty như Xuân Thành, Vissai Ninh Bình, Tân Thắng, Công Thanh… tăng 100.000 đồng/tấn. Riêng CTCP Xi măng Thành Thắng Group gửi thông báo cho các nhà phân phối tăng giá bán các loại xi măng bao và rời thêm 150.000 đồng/tấn.

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm, nhưng thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm. Dù dư cung, áp lực giá nguyên liệu đầu vào như điện, vỏ bao, xăng dầu, nhất là than nên giá xi măng vẫn tăng từ 30.000-50.000 đồng/tấn so với quý IV/2021 (tăng 1-3% so với quý IV/2021 và tăng 11-15% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự báo giá xi măng, thép xây dựng sẽ tăng tiếp trong năm 2022

Theo Báo cáo ngành vật liệu xây dựng từ VIRAC Research, giá các sản phẩm vật liệu xây dựng dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm tới.

 Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng giá trị thực xây dựng nhà để ở và không để ở dự kiến đạt 7,9% trong năm 2021, cao hơn 1,7% so với con số tăng trưởng 6,2% ước tính cho năm 2020.

Trong đó, dịch COVID-19 được kỳ vọng được kiểm soát nhờ độ phủ vaccine sẽ khiến các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh (dự kiến tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38,5% trong năm 2020, tăng 1,16 điểm phần trăm so với 2019) cùng tăng trưởng dân số 0,9% mỗi năm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng.

Theo ước tính từ số liệu của CIC và Tổng điều tra dân số 2019, trong giai đoạn 2019– 2023, tổng nhu cầu nhà ở xây mới và thay thế sẽ ở mức 691,7 nghìn căn hộ, tương đương 2,5% số căn nhà cả nước năm 2019.

 
 

Đối với từng nhóm ngành, VIRAC phân tích: Đơn cử như nhóm ngành thép , giá thép xây dựng tăng mạnh trong năm 2021, bắt đầu chững lại trong quý 3 tuy nhiên vẫn đang ở mức cao do ảnh hưởng từ việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào gồm: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... đều đang ở mức giá cao.

Bên cạnh đó, giá thép trong nước cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng tăng giá của giá thép thế giới: Nhu cầu nhập khẩu sắt, thép của Trung Quốc tăng đã tác động tăng giá sắt, thép toàn cầu. Ngoài ra, tại châu Âu và Mỹ, việc thiếu hụt nguồn cung sắt, thép do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thời gian giao hàng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất kéo dài cũng là nguyên nhân chính khiến giá sắt, thép tăng mạnh.

Dù vậy, hiện sản xuất thép xây dựng trong nước được đánh giá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năng lực sản xuất thép xây dựng trong năm 2021 gia tăng nhanh với việc một số dự án thép đã đi vào hoạt động như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát, Dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn năm 2020 vừa qua nên năng lực sản xuất của thép xây dựng hiện đạt khoảng 14 triệu tấn.

Tỷ trọng tiêu thụ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo thường chiếm tỷ trọng trên 90% do các sản phẩm giá trị thấp nhưng cồng kềnh không thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thị trường ống thép tương đối tập trung, nằm trong tay 2 ông lớn Hòa Phát (30,41%) và Hoa Sen (20,66%).


 

Với mặt hàng xi măng, VIRAC dự báo xuất khẩu clinker và xi măng 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 19% so với cùng kỳ về sản lượng, tăng trưởng mạnh trở lại kể từ quý 3/2021.

Tuy nhiên theo VIRAC đánh giá, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng tiếp theo trong bối cảnh nhu cầu của Trung Quốc ở mức cao, nguồn cung nội địa thắt chặt bởi các chính sách bảo vệ môi trường và dự kiến cuộc khủng hoảng điện năng của Trung Quốc sẽ được tháo gỡ sau quý 4/2021; bắt buộc thị trường này phải tìm kiếm nguồn lực bên ngoài.

Việc xuất khẩu xi măng và clinker nằm trong kiểm soát của Chính phủ khi chịu giới hạn về mức trần xuất khẩu: chỉ 30-35% tổng sản lượng sản xuất. Một số khó khăn của việc xuất khẩu xi măng được nhìn đến là nhiều thị trường chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ xi măng Việt Nam đã gia tăng thuế tự vệ để bảo vệ sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng trong nước, gồm có: Phillipines (áp thuế nhập khẩu khoảng 5% giá bán) hay Bangladesh (áp thêm 8% GTGT từ mức 15% lên 23%).

Điều này có thể tạo ra xu hướng áp thuế tại nhiều thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam như Trung Quốc, Bangladesh, châu Phi.


Mặc dù vậy, giá xi măng 3 miền đang không có quá nhiều biến động chủ yếu tác động giá thành các yếu tố đầu vào tăng cao như giá than, giá điện, giá nhân công... Tuy nhiên với sự gia tăng của các nhà máy sản xuất đã kiềm chế tốc độ gia tăng của mặt hàng này.

Giá xi măng hiện tại vẫn đang có sự chênh lệch theo khu vực, giá xi măng ai miền Nam đang ở mức tương đối cao. Đây cũng là khu vực thiếu cung khi chỉ có 8 nhà máy xi măng tại đây với công suất đạt 11.9 triệu tấn tại đây trong khi nhu cầu xi măng cũng lên đến hơn 23.61 triệu tấn.

Tuy vậy, dự báo trong bối cảnh yếu giá các yếu tố đầu vào có xu hướng gia tăng nhưng giá xi măng tại khu vực khả năng vẫn giữ được giá bán do sản phẩm xi măng không có sự khác biệt, mức độ cạnh tranh ngành tương đối cao.

Nguồn tin: Cafef

Các bài viết khác

  • GIÁ THÉP XÂY DỰNG HÔM NAY 1/11: GIẢM NHẸ TRÊN SÀN GIAO DỊCH THƯỢNG HẢI
  • GIÁ THÉP HÔM NAY 1/11: GIÁ THÉP TIẾP TỤC HẠ XUỐNG MỘT BẬC
  • MÙA CÔNG BỐ KẾT QUẢ KINH DOANH BUỒN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP
  • QUẶNG SẮT KÉO DÀI ĐÀ THUA LỖ
  • GIÁ QUẶNG SẮT LAO DỐC DO KINH TẾ ẢM ĐẠM VÀ ÁP LỰC NGUỒN CUNG
  • HÀNG LOẠT "ÔNG LỚN" NGÀNH THÉP BÁO LỖ KỶ LỤC
  • GIÁ THÉP XÂY DỰNG HÔM NAY 31/10: GHI NHẬN MỨC 3.353 NHÂN DÂN TỆ/TẤN

Chủ đề