Gia cảnh của ông lão đánh cá như thế nào

Trả lời:

a, Số lần ông lão ra biển gọi cá vàng (không tính lần đầu bắt được cá):

5 lần

    – Lần đầu xin một chiếc máng lợn mới

    – Lần thứ hai xin một ngôi nhà rộng và đẹp

    – Lần thứ ba xin cho mụ vợ được làm nhất phẩm phu nhân

    – Lần thứ tư xin cho mụ vợ làm nữ hoàng

    – Lần thứ năm xin cho mụ vợ làm Long Vương

b, Tác dụng của biện pháp lặp lại có chủ ý trong truyện cổ tích:

    – Sự lặp lại có tính chất tăng tiến thể hiện sự nghiêm trọng ngày càng lớn của sự việc.

    – Bộc lộ được bản chất tham lam của mụ vợ.

Trả lời:

Lần ra biển thứ mấy? Cảnh biển Vì sao cảnh biển lại như vậy
1 Biển gợn sóng êm ả Mụ vợ chỉ đòi một cái máng lợn
2 Biển xanh đã nổi sóng Mụ vợ đòi một tòa nhà đẹp
3 Biển xanh nổi sóng dữ dội Mụ vợ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân
4 Biển nổi sóng mù mịt Mụ vợ muốn làm nữ hoàng
5 Biển nổi sóng ầm ầm, một cơn giông tố kinh khủng kéo đến Mụ vợ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển

Trả lời:

a, Những yêu cầu (đòi hỏi) của mụ vợ ông lão theo trình tự trong truyện:

    – Lần 1: Mụ vợ chỉ đòi một cái máng lợn

    – Lần 2: Mụ vợ đòi một tòa nhà đẹp

    – Lần 3: Mụ vợ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân

    – Lần 4: Mụ vợ muốn làm nữ hoàng

    – Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển

b, Những hành động thể hiện sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng:

    – Lần 1: Mụ vợ mắng chồng là “Đồ ngốc”

    – Lần 2: Mụ quát to hơn, gọi chồng là “Đồ ngu”

    – Lần 3: Mắng chồng như tát nước vào mặt, xưng là tao và bắt chồng đi tìm con cá cho mình làm nhất phẩm phu nhân

    – Lần 4: Mắng chồng một thôi và bắt chồng xuống quét dọn chuồng ngựa, xưng tao, gọi mày, tát vào mặt ông lão.

    – Lần 5: Đuổi ông chồng đi, nổi cơn thịnh nộ và bắt ong lão đi tìm cá vàng lần nữa.

Nhận xét về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ông lão:

    – Lòng tham của mụ vợ càng lúc càng lớn, những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng quá quắt và phi lý.

    – Càng thỏa mãn được lòng tham không đáy, mụ ta càng bội bạc với người chồng, người đã giúp mụ nói những mong muốn với cá vàng.

Trả lời:

a, Câu chuyện được kết thúc một cách không có hậu: mọi thứ mụ vợ từng đạt được đều mất hết, chỉ còn lại túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ.

b, Ý nghĩa của kết thúc đó: Phê phán lòng tham của con người, tham lam sẽ tước đi của con người tất cả.

Trả lời:

    – Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội tham lam và bội bạc

    – Ý nghĩa của hình tượng con cá vàng:

        + Tượng trưng cho nhân dân

        + Tượng trưng cho công lý

        + Tượng trưng cho ước mơ về phép màu có thể xảy ra trong cuộc sống của con người.

Trả lời:

    – Theo quan điểm của nhân dân xưa, ông lão đánh cá không đáng bị phê phán vì ông chỉ làm theo lời mụ vợ. Ông còn đáng ngợi ca ở đức tính nhân hậu, ông đã nghe lời cầu xin của con cá và thả nó về biển. Ông không hề tham lam xin điều gì cho mình và cũng nhận ra được những mong muốn của mụ vợ là quá quắt.

Trả lời:

    – Kết thúc của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng không đi theo hướng có hậu cho như những truyện cổ tích đã học. Đến cuối cùng, mái lều rách nát và chiếc máng lợn sứt mẻ lại quay trở lại.

    – Cách kết thúc này khiến chúng ta băn khoăn về số phận của ông lão đánh cá, liệu rằng bà vợ tham lam có bắt ông lão quay lại biển để nài nỉ cá vàng một lần nữa hay không.

Trả lời:

Không đồng ý đổi tên truyện vì:

    – Người gặp được cá là ông lão, người trực tiếp tiếp xúc với cá cũng là ông lão.

    – Nếu đổi tên truyện như thế vô hình dung biến mụ vợ và thói xấu của mụ ta trở thành phần trung tâm của truyện, người đọc dễ nhầm lẫn rằng truyện có ý đề cao thói tham lam.

Truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" ca ngợi sự biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu, đồng thời rút ra bài học thích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc nhờ vào nghệ thuật xây dựng các tình huống lặp lại, tăng tiến của cốt truyện và nghệ thuật đối lập giữa bản chất của các nhân vật.

Vài nét về tác giả Aleksandr Sergeyevich Pushkin:

  • A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837); sinh ra tại thành phố Moskva trong một gia đình quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ 12.
  • Được tôn vinh là đại thi hào Nga, Mặt trời thi ca Nga.
  • Di sản văn chương để lại của ông rất phong phú, gồm cả thơ ca, kịch, sử thi, tiểu thuyết.

Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích

2. Truyện cổ tích nước nào? 

Truyện cổ tích dân gian Nga

3. Chủ đề

Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

4. Ý nghĩa nhan đề

  • Nêu ra được hai nhân vật chính và không nhất thiết phải nói rõ tất cả các nhân vật chính trong tác phẩm.
  • Hai nhân vật: ông lão đánh cá và con cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Riêng cá vàng còn đại diện cho công lí của nhân dân. Hai nhân vật này hoàn toàn đối lập với nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.

NỘI DUNG [edit]

1. Sự việc ông lão đi ra biển

Gia cảnh của ông lão đánh cá như thế nào

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Trong truyện, ông lão ra biển gọi cá vàng tới năm lần. Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Biện pháp này có những tác dụng sau:

  • Tạo nên tình huống, gây hồi hộp cho người nghe
  • Sự việc không được lặp lại nguyên xi mà các chi tiết được thay đổi, tăng tiến: lòng tham; cảnh biển ngày càng dữ dội tăng lên.
  • Qua những lần lặp lại, tính cách các nhân vật (ông lão, mụ vợ, cá vàng) và chủ đề của truyện được tô đậm.

2. Nhân vật người vợ

Gia cảnh của ông lão đánh cá như thế nào
Gia cảnh của ông lão đánh cá như thế nào
Gia cảnh của ông lão đánh cá như thế nào

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

  • Những đòi hỏi vô lí của người vợ đối với ông lão và con cá vàng

Số thứ tự

Những đòi hỏi

Cảnh biển

Thái độ đối với chồng

Lần 1

Đòi máng lợn mới

Biển gợn sóng yên ả

Mắng chồng là “đồ ngốc” và càu nhàu

Lần 2

Đòi nhà rộng

Biển xanh đã nổi sóng

Quát to hơn, gọi chồng là “đồ ngu”

Lần 3

Muốn làm nhất phẩm phu nhân

Biển xanh nổi sóng dữ dội

- Mắng như tát nước vào mặt chồng: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!”.

- Sau khi trở thành nhất phẩm phu nhân, mụ mắng lão, giận dữ và bắt lão xuống quét dọn chuồng ngựa.

Lần 4

Muốn làm nữ hoàng

Biển nổi sóng mù mịt

- Nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão: “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?”.

- Sau khi thành nữ hoàng, mụ vợ không thèm nhìn lão, ra lệnh đuổi ông lão đi.

Lần 5

Muốn làm Long Vương

Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Nổi cơn thịnh nộ, sai người bắt ông lão đến.

Những đòi hỏi; lòng tham càng ngày càng tăng: từ đòi hỏi về của cải vật chất đến danh vọng, quyền lực và đòi hỏi một địa vị đầy quyền uy nhưng không có thật và một quyền phép vô hạn.

Sự giận dữ của biển càng ngày càng tăng: từ sóng gợn yên ả đến nổi cơn dông tố.

Thái độ bội bạc càng ngày càng tăng lên: từ lúc mắng chồng đến lúc nổi trận lôi đình với người chồng.


  • Nhận xét về nhân vật mụ vợ:

        - Là nhân vật phản diện với vô số thói xấu: là người có lòng tham vô độ, bội bạc; dữ dằn, thô lỗ. Đặc biệt tính xấu tham lam, bội bạc được tác giả làm nổi bật. Đó là nghịch lí: lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng ngày càng ít đi, rồi tiêu biến.

              + Lẽ ra, với mụ vợ ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân. Bởi nhờ ông lão mà mụ có được tất cả. Tuy nhiên, ông lão đánh cá càng giúp mụ vợ thỏa mãn được nhiều đòi hỏi bao nhiêu thì mụ cư xử với ông chồng càng tệ bạc bấy nhiêu. Mụ không còn coi ông lão là chồng, mụ ngược đãi chồng như lối cư xử của một mụ chủ cay nghiệt nhất với một nô lệ chỉ được phép nghe lệnh và tuân lệnh.

              + Cá vàng đáp ứng mọi nguyện vọng của mụ mặc dù mụ chẳng hề có công gì với cá vàng để đòi hỏi cá vàng phải trả ơn. Nhưng lòng tham không đáy, mụ đòi hỏi tất cả mọi thứ con người có thể có, chưa  đủ, mụ còn muốn chính cá vàng cũng trở thành đầy tớ hầu hạ mụ, để tùy mụ sai khiến. Mụ không muốn đòi hỏi cá vàng qua trung gian là ông lão đánh cá nữa, mụ muốn gạt bỏ ông lão đi - ân nhân đã trở thành chướng ngại. Sự bội bạc của mụ đến đây đã đi tới tột cùng, người và trời đều không thể dung tha.

        - Trong truyện này, nhân vật mụ vợ còn tượng trưng cho chế độ Nga hoàng tàn ác, độc đoán.

3. Nhân vật lão chồng

  • Là người thật thà, tốt bụng, hiền lành: thả cá vàng ra mà không đòi trả ơn
  • Là con người nhu nhược, sợ vợ: đều ngoan ngoãn ra biển gọi cá vàng và làm theo yêu cầu của bà mụ vợ.
  • Là nhân vật chính diện, tượng trưng cho nhân dân - người có sức mạnh, khả năng (biểu tượng là cá vàng) nhưng nếu nhu nhược thì bị áp bức, cực khổ suốt đời.

4. Nhân vật con cá vàng

  • Cá vàng được ông lão cứu sống, để trả ơn ông lão, cá vàng đã đáp ứng mọi nguyện vọng của mụ vợ lão trong khả năng cho phép. Tuy nhiên, sau khi mụ vợ muốn làm Long Vương, cá vàng đã nổi giận và trừng trị bằng cách cho gia đình ông lão trở về cảnh nghèo khó như ban đầu. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam, bội bạc.
  • Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng

        - Cá vàng thể hiện sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện.

        - Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, tham lam, ích kỉ vô độ

5. Kết thúc truyện

  • Truyện kết thúc lại bằng hình ảnh "trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ".

        - Nói lên ước mơ công lí của nhân dân

        - Với ông lão đánh cá: Ông lão không mất gì mà chỉ giống như ông vừa trải qua một cơn ác mộng. Ông lão được trả lại cuộc sống bình yên.

        - Với mụ vợ: Tất cả trở lại như xưa (lều nát, máng sứt...). Sự trừng phạt đối với mụ đó là: ban đầu mụ đã phải chịu khổ quen với cảnh nghèo khó. Tuy nhiên, sau khi cá vàng xuất hiện cho mụ vợ được giàu sang, danh vọng nhưng sau đó mụ lại trở về cảnh nghèo khó ban đầu.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản - đối lập, tăng cấp để làm nổi bật lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ vợ.
  • Các biện pháp nghệ thuật trùng lặp, nhân hóa, chi tiết kì ảo được sử dụng giúp câu chuyện thêm độc đáo, hấp dẫn.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3