Giá bán lẻ điện bình quân 2022

Kể từ khi diễn ra xung đột Nga - Ukraine, nhiều hệ lụy khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Việc gián đoạn nguồn cung năng lượng ảnh hưởng đến mọi thứ (từ giá lương thực, giá điện, cho đến tâm lý của người tiêu dùng...). Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cho chúng ta nhìn lại các cú sốc về giá năng lượng (kể từ năm 1979) và 3 hệ lụy của nền kinh tế thế giới, cũng như Việt Nam từ việc giá năng lượng tăng cao.

Giá điện tăng 1% đến dưới 5% (EVN được quyết định):

Theo dự thảo này, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh giảm. Ngược lại, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng.

Quy định này có thay đổi so với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện tại Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, khi quy định thông số đầu vào tăng 3% thì giá điện mới tăng.

Về thẩm quyền điều chỉnh giá điện, dự thảo quy định: Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 1% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, thì cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng và tăng giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Sau khi điều chỉnh, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Giá điện tăng từ 5% đến dưới 10% (cơ quan quản lý quyết định):

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và có ý kiến đối với phương án giá bán lẻ điện bình quân.

Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân và tăng giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện kể từ ngày 1/10 của năm đó.

Trình Thủ tướng quyết định, nếu giá điện tăng từ 10%:

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, hoặc ngoài khung giá, hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp kiểm tra, rà soát, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước ngày 1/9 năm đó để Ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến.

Trước ngày 15/9 năm đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp hoàn chỉnh báo cáo rà soát phương án giá bán lẻ điện bình quân theo ý kiến của Ban Chỉ đạo điều hành giá, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến để EVN thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 1/10 năm có biến động giá.

Về nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân:

Theo dự thảo Quyết định, sau khi có Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-1 của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện).

Khi các thông số đầu vào theo quy định tại Khoản 1 Điều này biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh giảm.

Khi các thông số đầu vào theo quy định tại Khoản 1 Điều này biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng.

Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được quy định chi tiết tại Điều 5 của Quyết định. Trường hợp thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện thì áp dụng quy định tại Khoản 5 Điều 7 Quyết định này. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Bộ Công thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh giảm.

Còn khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, được điều chỉnh tăng.

Đây là điểm khác so với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện tại Quyết định 24, khi quy định thông số đầu vào tăng 3% thì giá điện mới tăng.

Đề xuất mới về giá điện: evn được tăng khi giá bán lẻ bình quân tăng từ 1%

Thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% trở lên so với giá hiện hành, EVN sẽ được tăng giá điện

Dự thảo quyết định cùng nêu rõ thẩm quyền quyết định giá điện.

Cụ thể, trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 1% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng và tăng giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Sau khi điều chỉnh, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và có ý kiến đối với phương án giá bán lẻ điện bình quân do EVN trình. Căn cứ ý kiến bằng văn bản của Bộ Công thương, EVN sẽ quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân và tăng giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện kể từ 1/10 của năm đó.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước ngày 1/9 năm đó để Ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến.

Trước ngày 15/9 năm đó, Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoàn chỉnh báo cáo rà soát phương án giá bán lẻ điện bình quân theo ý kiến của Ban Chỉ đạo điều hành giá, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến để EVN thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 1/10 năm có biến động giá.

Trình tự thủ tục được giải quyết theo quy định trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận được đầy đủ đề xuất phương án giá bán lẻ điện bình quân của EVN.

Hiện theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng một kWh.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến khiến giá thành khâu phát điện (chiếm tỷ trọng rất lớn 82,45% trong giá thành điện thương phẩm) tăng quá cao. Tuy nhiên, 3 năm liên tiếp, giá bán điện bình quân chưa được tăng theo biến động đầu vào (kể từ tháng 3/2019), khiến cho EVN đang lỗ nặng (6 tháng đầu năm 2022, lỗ sau thuế hợp nhất là 16.586 tỷ đồng).

Giá bán lẻ điện bình quân hằng năm được lập trên cơ sở chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của năm đó và lợi nhuận định mức của EVN để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt.