F0 điều trị tại nhà có được hưởng bhxh

Với triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng, nhiều người lao động là F0 vẫn có thể tiếp tục làm việc trực tuyến tại nhà theo yêu cầu của đơn vị, doanh nghiệp.

Trường hợp bị mắc COVID-19 khiến sức khỏe bị suy giảm, người lao động cần phải nghỉ ngơi để điều trị. Lúc này, những người lao động có tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ được xem xét giải quyết hưởng chế độ ốm đau.

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đang tham gia Bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đồng thời 3 điều kiện sau: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động mà phải nghỉ việc; Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền; Không thuộc trường hợp ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, tiền chất ma túy.

Theo quy định trên, người lao động phải nghỉ làm vì lý do bị ốm đau thì mới được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu F0 vẫn đủ sức khỏe để làm việc trực tuyến và nhận đủ lương từ phía doanh nghiệp thì sẽ không được quỹ Bảo hiểm xã hội thanh toán tiền ốm đau.

Việc không giải quyết Bảo hiểm xã hội cho người lao động là F0 có đủ sức khỏe để làm việc bởi Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội đã nêu rõ, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,...

Về các khoản hỗ trợ khác phụ thuộc nhiều vào nguồn lực của đơn vị, doanh nghiệp bạn công tác. Để hỗ trợ người lao động bị F0 có thêm thu nhập để mua thuốc và bồi bổ, nhiều doanh nghiệp vẫn trả đủ tiền lương theo thỏa thuận.

Đây được xem là một khoản phúc lợi hợp pháp mà pháp luật luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện để người lao động có thêm nhiều quyền lợi.

Điều này được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động như sau: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Do đó, nếu bạn là F0 nhưng vẫn làm việc mà được trả lương thì không được hưởng chế độ ốm đau từ Bảo hiểm xã hội. Nếu khai để nhận cả lương lẫn trợ cấp ốm đau từ Bảo hiểm xã hội là sai với quy định Luật Bảo hiểm xã hội.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, trả lời: 

Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc.

- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, nếu không may bị lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, người lao động đang đóng BHXH là F0 điều trị tại nhà cũng có cơ hội được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Căn cứ Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, người lao động là F0 muốn hưởng chế độ ốm đau phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định. Việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo đúng quy định tại Chương IV, các mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29.12.2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trước đó, tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế đã quy định, mỗi lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Do đó, đối với người nhiễm COVID-19 là người lao động điều trị tại nhà: Trạm Y tế nơi quản lý, điều trị bệnh nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Đối với người mắc COVID-19 là người lao động điều trị tại Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung): Trạm Y tế nơi có Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung) thì y, bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 ký xác nhận vào vị trí “người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”, đơn vị chủ quản là Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Trạm y tế xã, phường, thị trấn ký đóng dấu.

Các Trạm Y tế cập nhật thông tin người bệnh COVID-19 được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH lên Cổng thông tin giám định BHYT của cơ quan BHXH.

Các Trạm Y tế thực hiện quản lý, theo dõi, điều trị người nhiễm COVID-19 đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký của y, bác sĩ trên Giấy chứng nhận nghỉ việc, hưởng BHXH, trường hợp ủy quyền ký thay thủ trưởng đơn vị tại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định tại Mục c, Khoản 5, Điều 26 của Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Số tiền trợ cấp được tính theo công thức như sau: Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.

Như vậy, nếu bạn là F0 điều trị tại nhà thì trong thời gian nghỉ điều trị bệnh được hưởng theo chế độ nghỉ ốm đau và được hưởng 75% lương do BHXH chi trả. Thủ tục để hưởng theo hướng dẫn ở trên.

Theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, người lao động bị nhiễm COVID-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Theo Điều 26 của Luật này, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động như sau:

- Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:

30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm. 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm. 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.

- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm. 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm. 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở trở lên.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

F0 điều trị tại nhà có được hưởng bhxh

Theo Luật BHXH, người lao động bị nhiễm COVID-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Ảnh minh họa: TL

Theo Công văn 238/BYT-KCB, F0 cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu điều trị ngoại trú) sau đó chuyển cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ.

Để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động khi mắc COVID-19 cần thực hiện các thủ tục sau:

Xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Nếu được cấp không đúng mẫu quy định, người lao động được đề nghị cơ sở y tế cấp lại.

Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, phải giải trình lý do bằng văn bản.

Sau khi nhận hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.

Nhận tiền trợ cấp ốm đau từ cơ quan BHXH

Thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Số tiền trợ cấp được tính theo công thức như sau: Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.

F0 điều trị tại nhà có được hưởng bhxh

4 khoản tiền F0 có thể được nhận. Ảnh: LuatVietnam

Bên cạnh đó, người lao động còn nhận được tiền hỗ trợ dưỡng sức sau điều trị COVID-19 trong trường hợp sau: Sau khi điều trị COVID-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Tuy nhiên, người lao động chỉ được hưởng khoản tiền này nếu F0 điều trị từ 30 ngày trở lên trong năm (Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.

Ngoài ra, người lao động là F0 không vi phạm quy định về phòng, chống dịch được nhận hỗ trợ (theo Quyết định 3749/QQĐ-TLĐ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam):

Tối đa 03 triệu đồng nếu/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế theo giấy xác nhận của cơ quan y tế; Tối đa 1,5 triệu đồng/người nếu điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế dưới 21 ngày theo xác nhận của cơ quan y tế.

Về nguyên tắc, mỗi trường hợp F0 chỉ được hỗ trợ một lần dù nhiều lần dương tính. Về thủ tục để được nhận tiền hỗ trợ, công đoàn từng địa phương có hướng dẫn cụ thể.

Trong trường hợp người lao động vẫn còn ngày nghỉ phép năm thì thời gian nghỉ việc để điều trị COVID-19 có thể trừ vào ngày nghỉ phép năm. Do đó, trong những ngày này người lao động vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động.

https://suckhoedoisong.vn/f0-dieu-tri-tai-nha-se-duoc-huong-che-do-ho-tro-tu-bao-hiem-ra-sao-16922022211054877.htm

L.Vũ (tổng hợp)