F0 bao lâu âm tính

Nhiều người lo lắng khi tiếp xúc F0 nên test nhanh ngay sau đó hoặc ngày nào cũng tự xét nghiệm. Điều này sai lầm và gây lãng phí, dễ có kết quả âm tính giả.

Số F0 trong cộng đồng ngày càng tăng khiến người dân lo lắng bản thân bị lây nhiễm sau khi tiếp xúc ca bệnh. Từ tâm lý này, nhiều người test nhanh ngay khi tiếp xúc F0 hoặc test liên tiếp nhiều ngày. Điều này là không cần thiết, dễ gây lãng phí và có thể xảy ra tình trạng âm tính giả nếu thời điểm test nhanh không thích hợp.

Không nên test ngay sau khi tiếp xúc F0

Trong quá trình nhiễm nCoV, tải lượng virus sẽ tăng lên và giảm đi. Tải lượng virus là số lượng nCoV mà bác sĩ có thể tìm thấy trong cơ thể bạn. Họ có thể sử dụng máu, tăm bông hoặc các chất dịch cơ thể khác nhau để kiểm tra tải lượng của một virus cụ thể. Bản thân những người mắc Covid-19 cũng có tải lượng virus khác nhau.

Các nghiên cứu đã cho thấy tải lượng virus của F0 cao nhất trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Đây là lúc các xét nghiệm Covid-19 có thể phát hiện chính xác nhất.

Không giống xét nghiệm rRT-PCR, các xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện protein của virus. Nó cho kết quả dương tính khi người bệnh đang ở giai đoạn có khả năng lây nhiễm. Ngưỡng phát hiện virus là từ ngày thứ 4 đến 10.

F0 bao lâu âm tính

Ngay khi tiếp xúc F0, virus chưa thể nhân lên đủ tải lượng để kit test nhanh có thể nhận biết, dễ tạo thành kết quả âm tính giả. Ảnh: Images.

Nếu vừa tiếp xúc nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm virus, song, tải lượng còn thấp. Lúc này, test nhanh chưa phát hiện được virus, kết quả trả về dễ là âm tính giả.

Do đó, nếu không có triệu chứng mắc Covid-19, bạn có thể test nhanh vào ngày thứ 5 hoặc thứ 7 sau khi tiếp xúc F0. Nếu gia đình có người mang thai, mắc bệnh lý nền, bạn cần tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau đó, đợi đến ngày thứ 4 mới nên test nhanh. Nếu kết quả âm tính, bạn nên test lại vào ngày thứ 7.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị người dân nên xem xét việc tự test trước khi tham gia các cuộc tụ họp trong nhà với những người không sống cùng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu buổi tụ họp có trẻ em chưa được tiêm chủng, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ mắc bệnh nặng. Bạn nên xét nghiệm nếu có các triệu chứng Covid-19; đã tiếp xúc hoặc có thể tiếp xúc một người nào đó mắc Covid-19.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng việc test nhanh liên tục là không cần thiết. Người dân chỉ cần test nhanh khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, đau họng, đau ngực.

Bác sĩ Thái cũng khuyến cáo người dân xét nghiệm nhanh nhiều lần nhưng không đúng cách thì vẫn không phát hiện được virus mà còn gây lãng phí và tốn kém. Bên cạnh đó, việc này còn tạo cảm giác an toàn giả, dễ buông lỏng các biện pháp phòng bệnh.

F0 bao lâu âm tính

Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) đúng cách là que test chạm đến phần tỵ hầu họng. Nếu test sai có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, kết quả không chính xác. Ảnh: Diagnostics roche.

F0 điều trị tại nhà nên test bao nhiêu lần?

Khi trở thành F0, nhiều người có tâm lý lo lắng, một ngày có thể test 2-3 lần để xem virus đã đào thải hết chưa. Đây cũng là việc không cần thiết. Test nhanh nhiều và không đúng cách có thể gây ảnh hưởng niêm mạc mũi, chảy máu cam, tốn kém, lãng phí.

Khi mắc Covid-19, vạch chữ T trên kit test có thể chuyển màu đậm nhạt tùy theo tải lượng virus của người bệnh. Ngày đầu tiên, vạch T sẽ mờ. Đây có thể là thời kỳ ủ bệnh, virus chưa nhân lên nhiều.

Sau đó, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, thời điểm này tải lượng virus đạt đỉnh, cũng là lúc hai vạch đậm nhất. Sau đó, ngày thứ 10 trở đi vạch sẽ mờ dần. Sau ngày thứ 14, kit test nhanh có thể chỉ còn một vạch C. Chúng ta có thể dựa vào mức độ đậm nhạt của vạch T để xem đang ở giai đoạn nào của Covid-19.

Thời điểm cách nhau giữa những lần test nên là 3 ngày/lần. Sau khoảng 7-10 ngày mới nên test lại để xem cơ thể đã âm tính chưa.

Theo hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), quy trình tự test nhanh gồm:

– Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong gia đình.

– Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).

– Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

– Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).

– Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test.

– Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

F0 bao lâu âm tính

Hình ảnh kết quả test nhanh Covid-19. Nguồn: MCA.

Sau khi test nhanh Covid-19, 3 trường hợp hiển thị kết quả có thể xảy ra:

– Âm tính: Vạch C nổi, vạch T không nổi.

– Dương tính: Cả 2 vạch màu đều nổi, kể cả vạch T mờ.

– Kết quả không hợp lệ (có thể do thực hiện test sai hoặc bộ sản phẩm không đạt chất lượng): Cả 2 vạch không nổi; hoặc vạch T nổi, vạch C không nổi.

Mỗi kit test đều đi kèm hướng dẫn và thời gian kết quả có hiệu lực, rơi vào khoảng 15-30 phút tùy thuộc hãng sản xuất. CDC khuyến cáo ngoài việc lấy mẫu đúng cách, chúng ta chỉ nên chỉ đọc kết quả kiểm tra trong khung thời gian được chỉ định trong hướng dẫn. Nếu không, kết quả này có thể sai sót và gây hiện tượng âm tính giả, dương tính giả.

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Đa phần F0 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vài ngày đầu tiên nhiễm virus. Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà theo quy định, tùy theo triệu chứng, thường F0 sẽ âm tính trở lại (trong vòng 5 ngày, hoặc trong vòng 10 ngày). Và sau đó, có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, đối với một số F0, phải mất từ vài tuần tới vài tháng để có kết quả âm tính trở lại. Thậm chí một số trường hợp vẫn chưa âm tính trở lại dù đã hết các triệu chứng.

F0 bao lâu âm tính

Theo CDC Mỹ, F0 chỉ nên xét nghiệm lại sau 5 ngày kể từ khi phát hiện mắc COVID-19. Nếu kết quả dương tính, thì tiếp tục cách ly thêm 5 ngày nữa.

CDC Mỹ: Chỉ cần cách ly 5 ngày với F0 không triệu chứng, đeo khẩu trang hết ngày thứ 10

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ vừa đưa ra hướng dẫn cần phải làm gì trong vòng 10 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19:

- F0 không triệu chứng chỉ cần cách ly 5 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính.

- F0 có triệu chứng  có thể không cần phải cách ly sau 5 ngày nếu khỏe lại và không còn sốt trong vòng 24 giờ.

- Khi không còn cách ly, F0 được khuyến cáo tiếp tục đeo khẩu trang cho đến ngày thứ 10 tính từ khi mắc bệnh.

Tuy nhiên, theo CDC Mỹ, F0 vẫn có thể dương tính với COVID-19 cho đến 3 tháng sau nhiễm virus. Trong trường hợp này, thì khuyến cáo cách ly thế nào? Trường hợp kết quả dương tính dai dẳng nghĩa là bạn vẫn chưa khỏi bệnh? Sau đây là những thông tin bạn cần biết.

F0 thường dương tính trong vòng bao nhiêu ngày?

TS. Matt Binnicker, chuyên gia virus học lâm sàng của Mỹ cho biết phần lớn F0 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên hay test nhanh dương tính có thể lên tới 10 ngày. Tuy nhiên, khi xét nghiệm PCR, một vài người có kết quả dương tính  tới 2 tháng.

Theo thông tin của CDC Mỹ, vào tháng 8/2020, CDC Mỹ cập nhật hướng dẫn cách ly rằng F0 có thể tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 lên tới 3 tháng kể từ lần chẩn đoán đầu tiên, tuy nhiên lại không gây lây nhiễm cho người xung quanh nếu đã hoàn toàn khỏe mạnh không triệu chứng.

Sự khác biệt giữa xét nghiệm và kết quả dương tính trong bao lâu tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm và độ nhạy của nó.

Theo chuyên gia David Dowdy- Trường Y tế công Johns Hopkins Bloomberg, xét nghiệm PCR tìm kiếm RNA virus, hay vật liệu gene di truyền của virus.

"Kể cả khi virus đã chết, RNA vẫn có thể quẩn quanh đâu đó, vì vậy bạn có thể nhận kết quả dương tính giả (đối với xét nghiệm PCR) cho tới tận 2 tháng sau khi nhiễm virus.", TS. Dowdy nói. "Dù không phải là trường hợp phổ biến, nhưng đây là khả năng có thể xảy ra."

Trong khi đó, xét nghiệm kháng nguyên, hay còn gọi là test nhanh tại nhà, thường tìm kiếm protein cụ thể của virus.

Theo CDC Mỹ, test nhanh thường kém nhạy hơn xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, cả 2 loại test đều hiệu quả đối với người có triệu chứng.

Theo CDC, phần lớn F0 sẽ tiếp tục dương tính với xét nghiệm COVID-19 ngay kể cả khi đã khỏi các triệu chứng, vì vậy không nhất thiết phải lo lắng về khả năng lây nhiễm virus cho người khác. Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các triệu chứng COVID-19 nặng và tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính với virus thì nên thận trọng.

"Ở một vài người, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch vẫn có thể gây lây nhiễm COVID cho người khác một khoảng thời gian dài hơn, đặc biệt nếu tiếp tục có triệu chứng.", chuyên gia Binnicker lý giải. Theo TS.Dowdy, đó là do "hệ miễn dịch không loại bỏ được virus hiệu quả, cũng có thể khiến F0 lâu có kết quả âm tính trở lại so với thông thường.

Đối với trường hợp này, CDC Mỹ cũng khuyến cáo thời gian cách ly lên tới 20 ngày đối với người suy giảm miễn dịch hoặc mắc các triệu chứng COVID-19 nặng. Những người này cũng được khuyến cáo xét nghiệm COVID-19 khi quyết định bỏ cách ly, tái hòa nhập cộng đồng để tránh lây cho người khác.

F0 đã khỏi các triệu chứng mà vẫn dương tính, nên làm gì?

Theo khuyến cáo của CDC và các chuyên gia y tế Mỹ, khi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, F0 không cần làm lại xét nghiệm cho tới 5 ngày sau.

Hết 5 ngày mới nên làm lại xét nghiệm để quyết định kết thúc thời gian cách ly tại nhà hay không.

- Nếu tiếp tục dương tính, F0 nên cách ly thêm 5 ngày nữa.

- Người suy giảm miễn dịch hay người mắc triệu chứng COVID-19 nặng cũng có thể xét nghiệm vào cuối thời điểm cách ly.

Theo TS.Dowdy, nếu bạn mắc COVID-19 rồi khỏi bệnh, nhưng sau đó bắt đầu triệu chứng trở lại, thì nên test nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cũng có thể xảy ra khả năng kết quả dương tính giả.

CDC không khuyến cáo xét nghiệm lại (nhất là xét nghiệm PCR) trong vòng 3 tháng kể từ lần xét nghiệm trước đó. Theo chuyên gia Binnicker, F0 nếu phải xét nghiệm lại trong vòng 3 tháng kể từ lần xét nghiệm trước, thì chỉ cần làm test nhanh mà thôi. Theo ông, do xét nghiệm phân tử thường có khả năng để lại kết quả dương tính dài lâu (do một số mảnh RNA virus còn sót lại), nên F0 không nên sử dụng xét nghiệm PCR để quyết định xem đã khỏi bệnh hay chưa.

Đối với người cần kết quả xét nghiệm âm tính để có thể đi du lịch, CDC khuyên F0 khỏi bệnh cần có giấy tờ của cơ sở y tế xác nhận đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, theo TS.Dowdy, trong một vài trường hợp, chỉ đơn giản bằng cách tiêm phòng vaccine, bạn cũng có thể không cần phải trình kết quả xét nghiệm âm tính.

https://suckhoedoisong.vn/f0-duong-tinh-voi-covid-19-trong-bao-lau-169220318201825322.htm

Nguyễn Vân (theo Health.com)