Dự toán có được đưa chủng loại hàng hóa

Như vậy theo quy định trên thì đối với trường hợp của đơn vị X, việc nêu nhãn hiệu hàng hóa khi lập hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh không thuộc sự điều chỉnh của quy định nêu trên.

Nêu nhãn hiệu hàng hóa

Quy định về việc yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa ra sao?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT như sau:

"1. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.
2. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, khi đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính, không đưa ra các đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn mang tính cá biệt hóa mà không phải là đặc tính cơ bản của sản phẩm để chỉ một hoặc một số ít nhà thầu đáp ứng yêu cầu làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá thì được phép nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô, đồng thời quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không quy định tương đương về xuất xứ. Nhà thầu tham gia chào hàng cạnh tranh có thể chào hàng hóa theo nhãn hiệu cụ thể được nêu trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá hoặc nhãn hiệu khác nhưng phải chứng minh sự tương đương hoặc tốt hơn hàng hóa có nhãn hiệu được nêu trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá."

Như vậy, khi bên mời thầu X đã mô tả được hàng hóa cần mua theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì việc quy định nội dung xuất xứ, nhãn hiệu trong hồ sơ yêu cầu là không phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu. Ngoài ra, cần lưu ý việc mô tả hàng hóa cần mua phải bảo đảm không mang tính cá biệt hóa, làm cho chỉ một hoặc một số ít sản phẩm đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác.

Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu ra sao?

Căn cứ Điều 90 Luật Đấu thầu 2013 quy định về xử phạt như sau:

"1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Công khai xử lý vi phạm:
a) Quyết định xử lý vi phạm phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp;
b) Quyết định xử lý vi phạm phải được đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Như vậy, trên đây là toàn bộ các thông tin và quy định có liên quan đến câu hỏi gửi đến bạn tham khảo thêm.

Hiện có 1 nhà thầu chào thiết bị ghi xuất xứ tại Italy (có chứng chỉ xuất xứ hàng hóa CO). Trong thông tin kỹ thuật của hồ sơ dự thầu của nhà thầu thì ghi thiết bị được hoàn thiện tại 1 nhà máy Timsan ở Italy.

Tuy nhiên, khi Công ty ông tìm hiểu thì nhà máy Timsan chỉ có ở Thổ Nhĩ Kỳ mà không có ở Italy, ngoài ra trong hồ sơ dự thầu nhà thầu cung cấp các hợp đồng tương tự thì các thiết bị đều sản xuất tại nhà máy Timsan tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Công ty đã gửi công văn yêu cầu nhà thầu làm rõ và cung cấp địa chỉ nhà máy Timsan tại Italy và được nhà thầu trả lời là thiết bị được sản xuất và hoàn thiện tại nhà máy của tập đoàn Fresia tại Italy - nhà sản xuất OEM của Timsan.

Do đó, Công ty đã xác định Timsan không có nhà máy sản xuất tại Italy như trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Ông Nghĩa hỏi, trường hợp nhà thầu có hồ sơ dự thầu và công văn làm rõ có sự mâu thẫu như trên thì có được xem là "Không bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp" không? Thiết bị này có được xem là thiết bị có xuất xứ tại Italy không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Theo hướng dẫn tại Mục 5.3 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu hàng hóa một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa và dịch vụ liên quan theo quy định tại Mục 5,1 CDNT, nhà thầu cần nêu rõ xuất xứ của hàng hoá, ký mã hiệu, nhãn mác của hàng hóa và các tài liệu kèm theo để chứng minh tính hợp lệ của hàng hoá theo quy định tại Bảng dữ liệu.

Theo đó, việc đánh giá, làm rõ hồ sơ dự thầu (trong đó có nội dung xuất xứ hàng hóa) thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu.

Trường hợp sau quá trình làm rõ, nếu nhà thầu cung cấp đủ tài liệu chứng minh thiết bị đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu có xuất xứ từ Italia thì yếu tố xuất xứ hàng hóa này sẽ được xem xét, đánh giá theo quy định của hồ sơ mời thầu.

Trường hợp nhà thầu tự động đổi hàng hóa đã chào sang hàng hóa khác (của nhà sản xuất khác) thì văn bản làm rõ của nhà thầu không được xem xét, đánh giá.

Chủ đề