Dư mua là gì dư bán là gì

Chia sẻ trên:    147459

Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán

 

I. Thông tin cơ bản

Các thông tin tổng hợp bao gồm: Ngày giao dịch, Số GD, Tổng KLGD, Tổng GTGD, giá trị của chỉ số VN Index, VN30 Index, phiên khớp lệnh, khối lượng và giá trị khớp lệnh của từng đợt khớp lệnh.

Dư mua là gì dư bán là gì

II. Ý nghĩa các cột trong bảng

Dư mua là gì dư bán là gì

1. “Mã CK” (Mã chứng khoán): Là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.

2. “ĐCGN” (Giá tham chiếu): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó trừ các trường hợp đặc biệt.

3. “Trần” (Giá trần): Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá trần là mức giá tăng thêm 7% so với giá tham chiếu.

4. “Sàn” (Giá sàn): Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá sàn là mức giá giảm 7% so với giá tham chiếu.

5. “Dư mua”: Là hệ thống cột biểu thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Ý nghĩa cụ thể từng cột như sau:

- Cột “Giá 1”“KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện thời và khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.

- Cột “Giá 2”“KL 2”: Biểu thị các lệnh đặt mua ở mức “Giá 2”“KL 2”. Lệnh đặt mua ở mức “Giá 2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1”.

- Tương tự như vậy, cột “Giá 3”“KL 3” là cột mà các lệnh đặt mua ở mức giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 2”.

6. “Dư bán”: Là hệ thống cột hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng tương ứng với các mức giá đó. Ý nghĩa cụ thể từng cột như sau:

Cột “Giá 1”“KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện thời và khối lượng chào bán tương ứng với mức giá đó. Những lệnh chào bán ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.

Cột “Giá 2”“KL 2”: Biểu thị các lệnh chào bán ở mức “Giá 2”“KL 2”. Các lệnh chào bán ở mức “Giá 2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức “Giá 1”.

Tương tự như vậy, cột “Giá 3”“KL 3” là cột mà các lệnh chào bán ở mức giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức “Giá 2”.

Lưu ý:

- Hệ thống cột “Dư mua”/ “Dư bán” chỉ hiện thị ba mức giá mua/giá bán tốt nhất. Ngoài ba mức giá mua/giá bán trên, thị trường còn có các mức giá mua/giá bán khác nhưng không tốt bằng ba mức giá thể hiện trên màn hình.

- Khi có lệnh ATO hoặc ATC thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí của cột “Giá 1” và “KL 1” của bên “Dư mua” hoặc “Dư bán”.

- Trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục (đợt 2), cột “Dư mua”/“Dư bán” biểu thị những lệnh đang chờ khớp. Kết thúc ngày giao dịch, các cột “Dư mua”/“Dư bán” biểu thị những lệnh không được thực hiện trong ngày giao dịch.

7. “Khớp lệnh”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá khớp”, “KLTH”“+/-”. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột này như sau:

7.1 Trong đợt khớp lệnh định kì (Đợt 1 và Đợt 3):

- “KLTH” (Khối lượng thực hiện): Là khối lượng cổ phiếu dự kiến sẽ được khớp trong đợt giao dịch đó.

- “+/-” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi giá dự kiến so với giá tham chiếu.

7.2 Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2):

- Giá khớp”: Là giá thực hiện của giao dịch gần nhất.

- “KLTH” (Khối lượng thực hiện): Là khối lượng cổ phiếu được thực hiện của giao dịch gần nhất.

- “+/-” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của mức giá thực hiện mới nhất so với giá thực hiện của giao dịch liền trước đó.

7.3 Sau khi kết thúc ngày giao dịch, các cột trên có ý nghĩa như sau:

- “Giá khớp”: Là giá khớp lệnh của đợt giao dịch xác định giá đóng cửa.

- “KLTH” (Khối lượng thực hiện): Là khối lượng cổ phiếu đã được thực hiện trong toàn bộ ngày giao dịch.

-  “+/-” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của giá khớp lệnh đợt 3 so với giá tham chiếu.

Lưu ý:

Trên bảng giá trực tuyến, tất cả các cột thể hiện khối lượng sẽ là số lượng tính theo lô (1 lô = 10 cổ phiếu). 

“TKL đã khớp”: Là tổng khối lượng đã khớp tính đến thời điểm hiện tại.

“KL NN mua”: Là tổng khối lượng mà nhà đầu tư nước ngoài mua.

“KL NN bán”: Là tổng khối lượng mà nhà đầu tư nước ngoài bán.

III. Chỉ báo về màu sắc

Một số quy định về màu sắc sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận biết về những thay đổi đang diễn ra trên thị trường. Cụ thể như sau:

- Màu xanh lá cây: Giá tăng.

- Màu tím: Giá tăng kịch trần.

- Màu vàng: Đứng giá.

- Màu đỏ: Giá giảm.

- Màu xanh nước biển: Giá giảm kịch sàn.

IV. Một số ghi chú khác

Dư mua là gì dư bán là gì

V. Cách đặt lệnh hiệu quả

1. Trong đợt khớp lệnh định kỳ (Đợt 1 và đợt 3)

- Nếu là người bán: Tham khảo cột khớp lệnh, cột này cung cấp các thông tin về giá dự kiến. Để lệnh có thể được khớp, nhà đầu tư nên đặt mức giá bán thấp hơn so với giá dự kiến.

- Nếu là người mua: Tương tự, dựa vào giá dự kiến khớp trên cột khớp lệnh, nhà đầu tư nên đặt mua với giá cao hơn giá dự kiến.

Lưu ý:

Trong đợt khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư chỉ nên đặt lệnh ATO (ATC) khi sẵn sàng mua ở mức giá trần (nếu là người mua) hoặc sẵn sàng bán ở mức giá sàn (nếu là người bán) vì khi đặt lệnh ATO (ATC) có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng mua/bán ở mọi mức giá.

2. Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2)

- Nếu là người bán: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên mua, đây là mức giá tốt nhất có thể bán tính tới thời điểm hiện tại. Khi lệnh đặt với mức “Giá 1” có thể sẽ được thực hiện ngay.

- Nếu là người mua: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên bán, đây là mức giá tốt nhất có thể mua tính tới thời điểm hiện tại. Nếu khối lượng đặt bán tại “Giá 1” nhỏ hơn nhu cầu đặt mua của nhà đầu tư thì có thể đặt lệnh mua ở mức “Giá 2” hay các mức giá cao hơn. Trong trường hợp này, lệnh mua của bạn vẫn đảm bảo được thực hiện toàn bộ tại mức “Giá 1” rồi mới đến các mức giá khác cao hơn.

Lưu ý:

Trong nhiều trường hợp sẽ có độ trễ giữa bảng điện tử so với bảng số liệu tại Sở GDCK Hồ Chí Minh, do đó, giá khớp lệnh có thể thay đổi khiến giao dịch có thể chưa được thực hiện ngay mà phải chờ để có lệnh đối ứng.

Đọc thêm:

Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

Khớp lệnh được thực hiện như thế nào?

Dư mua là gì dư bán là gì

Dư mua là gì dư bán là gì

Dư mua dư bán là một khái niệm mà bạn thường hay bắt gặp ngay khi tiếp xúc với bảng giá chứng khoán. Đây được coi là một khái niệm quan trọng mà tất cả nhà đầu tư cần phải hiểu rõ về nó. Vậy Dư mua dư bán là gì? Nó có ý nghĩa như nào? Dư mua dư bán phản ánh về điều gì? Hãy cùng FTV theo dõi và tìm hiểu trong bài viết dưới đây để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Dư mua dư bán là gì?

Dư mua là gì dư bán là gì
Dư mua dư bán là gì?

Trên bảng giá chứng khoán, dư mua và dư bán phản ánh tổng khối lượng cổ phiếu đang chờ để được khớp lệnh. Khi đặt mua hay bán, không phải bất kỳ lúc nào nhà đầu tư cũng có thể khớp được lệnh tương ứng. Giao dịch chỉ được thực hiện khi mức giá đặt mua bằng hoặc lớn hơn mức giá được chào bán. Do vậy, sẽ có các trường hợp việc mua và bán chưa thể thực hiện vì không đạt được sự thống nhất về mức giá.

Trong khi đó, bảng giá chỉ hiển thị 03 mức giá tốt nhất được đặt mua hay chào bán. Vẫn còn những mức giá cùng với khối lượng tương ứng khác mà các nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch nhưng chưa đạt đủ điều kiện. Lượng cổ phiếu chưa được giao dịch sẽ được hiển thị tại cột dư. Khi đó:

  • Dư bán thể hiện lượng cổ phiếu đang được chào bán nhưng lại chưa có người mua phù hợp.
  • Dư mua thể hiện lượng cổ phiếu đang được đặt mua mà chưa có người bán tương ứng.

Sau khi kết thúc một phiên giao dịch, số hiển thị tại cột dư mua, dư bán sẽ phản ánh lượng cổ phiếu không được giao dịch trong ngày.

Cột dư mua và dư bán chỉ hiển thị trên bảng giá của sàn UPCOM và HNX do 2 sàn này sử dụng công nghệ mới.

Dư mua dư bán phản ánh điều gì?

Dư mua là gì dư bán là gì
Dư mua dư bán phản ánh điều gì?

Bên cạnh khối lượng được giao dịch thì dư mua dư bán cũng là chỉ số để thể hiện mức độ thanh khoản của cổ phiếu. Mỗi một mã cổ phiếu dư quá nhiều sẽ phản ánh lượng cung – cầu không cân bằng. Nếu dư bán nhiều hơn dư mua có nghĩa là cổ phiếu đang có lượng cung lớn hơn cầu. Đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cổ phiếu sẽ xuống giá. Ngược lại, dư mua lớn hơn so với dư bán cho thấy lượng cầu của cổ phiếu đang rất lớn. Rất có thể cổ phiếu sẽ tăng giá trong khoảng thời gian tới.

Các thuật ngữ và những ký hiệu khác

1. Mã chứng khoán (mã CK)

Là danh sách chứng khoán kinh doanh theo thứ tự từ A tới Z. Mỗi công ty niêm yết trên sàn giao dịch sẽ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) gán 1 mã số duy nhất và thường là tên viết tắt của công ty đó.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có mã VNM, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mã BID.

2. Giá tham chiếu (TC) hay Giá đóng cửa gần nhất - Giá vàng 

Là giá đóng cửa của một phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được dùng làm cơ sở để tính giá sàn và giá trần. Vì giá tham chiếu có màu vàng nên nó thường còn được gọi là giá vàng. Riêng với sàn UPCOM, giá tham chiếu được tính theo giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Giá trần (Trần) hoặc Giá tím

Giá cao nhất hay giá trần mà các bạn có thể đặt lệnh mua hay bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá này sẽ được hiển thị bằng màu tím.

Sàn HOSE:Giá trần là mức tăng +7% so với giá tham chiếu, Sàn HNX: Giá trần là mức tăng +10% so với giá tham chiếu, Sàn UPCOM: sẽ tăng +15% so với giá trung bình của phiên giao dịch trước đó.

4. Giá sàn (Sàn) hoặc Giá xanh lam

Giá thấp nhất hay giá sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hay bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá này sẽ được hiển thị bằng màu xanh lam.

Sàn HOSE: Giá sàn là mức giảm -7% so với giá tham chiếu, Sàn HNX: giá sàn là mức giá giảm -10% so với giá tham chiếu, sàn UPCOM: sẽ giảm -15% so với giá trung bình của phiên giao dịch trước đó.

5. Giá xanh

Là giá lớn hơn giá tham chiếu nhưng nó không phải là giá trần.

6. Giá đỏ

Là giá thấp hơn so với giá tham chiếu nhưng lại không phải giá sàn.

7. Tổng khối lượng khớp (tổng KL)

Là tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong 1 ngày giao dịch. Cột này cho các bạn biết tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Bên mua

Mỗi bảng giá có 03 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm: giá mua và khối lượng mua (KL) được sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất (là giá đặt mua cao nhất so với các đơn hàng khác) cùng với khối lượng đặt hàng tương ứng.

Cột “Giá 1” và “KL 1”: Cho biết giá đặt thầu cao nhất hiện nay và khối lượng đặt thầu tương ứng. Cột “Giá 2” và “KL 2”: Cho biết giá đặt mua cao thứ 2 hiện tại với giá và khối lượng đặt hàng tương ứng. Lệnh mua ở giá 2 chỉ được ưu tiên sau lệnh giá 1. Tương tự, cột “Giá 3” và “KL 3”: là các lệnh mua sẽ được ưu tiên sau lệnh ở giá 2.

Ví dụ 1 : Giá khớp lệnh của cổ phiếu CTG đang thực hiện 27,8 nên những ai mua giá 1 lúc 27,75 sẽ phải chờ thêm xem có ai bán lệnh bán 27,75 để chờ khớp.

Ví dụ 2: Giá khớp lệnh của cổ phiếu HDB đang thực hiện 26 nên những ai mua giá 1 lúc 25,59 sẽ phải chờ thêm xem có ai bán lệnh bán 25,59 để chờ khớp.

9. Bên bán

Mỗi bảng giá có 03 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm: giá bán và khối lượng bán được sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất (là giá chào bán thấp nhất so với các lệnh khác) cùng với lượng đặt bán tương ứng.

Cột “Giá 1” và “KL 1”: Cho biết giá chào bán thấp nhất hiện nay và lượng chào bán tương ứng. Cột “Giá 2” và “KL 2”: Cho biết giá chào bán cao thứ 2 hiện nay với giá và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh ưu đãi ở giá 2 được ưu tiên sau lệnh chào ở giá 1. Tương tự, cột “Giá 3” và “KL 3” là lệnh được ưu tiên sau lệnh chào ở giá 2.

Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID là 34,8 nên những người bán giá 1 34,85 sẽ phải chờ thêm xem có ai mua ở 34,85 để chờ khớp.

10. Khớp lệnh

Dư mua là gì dư bán là gì
Khớp lệnh

Là việc người mua chấp nhận mua với mức giá bán mà người bán đang bán (Không cần đặt lệnh mua đang chờ xử lý mà sẽ mua trực tiếp trong lệnh chờ) hay người bán chấp nhận bán trực tiếp với mức giá mà người mua đang chờ đợi để mua (Không cần tạm ngừng bán mà hãy để lệnh được khớp.)

Trong cột này có 03 yếu tố:

  • Cột “Giá”: giá khớp trong phiên hay vào cuối ngày.
  • Cột “KL” (Khối lượng khớp lệnh hay Khối lượng khớp lệnh): Khối lượng cổ phiếu được khớp lệnh tương ứng với giá khớp lệnh.
  • Cột “+/-” (Tăng/Giảm): là giá sao thay đổi với giá tham chiếu.

11. Giá cao nhất (cao)

Là giá khớp lệnh tại mức cao nhất của phiên (không nhất thiết phải là giá trần).

12. Giá thấp nhất (thấp)

Là giá khớp ở mức thấp nhất trong phiên giao dịch (chưa chắc đã là giá sàn).

13. Giá trung bình (trung bình)

Được tính theo giá trị trung bình của giá cao nhất với giá thấp nhất.

14. Cột dư mua/dư bán

Tại phiên Khớp liên tục: Quá mua/quá bán thể hiện khối lượng cổ phiếu đang chờ để được khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Số dư MUA/BÁN” thể hiện khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong một ngày giao dịch.

15. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài ( ĐTNN) mua/bán

Là khối lượng cổ phiếu giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 02 cột Mua và Bán).

Cột “mua”: chính là số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đặt mua. Cột “Bán”: là số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.

16. Các chỉ số thị trường (thể hiện ở hàng trên cùng)

Dư mua là gì dư bán là gì
Các chỉ số thị trường

  • VN-Index: là chỉ số để thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu đã niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
  • VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty được niêm yết trên sàn HOSE(Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) có vốn hóa và thanh khoản đứng đầu thị trường và đáp ứng các tiêu chí sàng lọc.
  • VNX AllShare Index: là chỉ số tổng hợp thể hiện sự biến động giá của tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (sàn HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sàn HOSE).
  • HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên những biến động giá của tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty đã niêm yết trên HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) có vốn hóa và thanh khoản dẫn đầu trên thị trường, đáp ứng các tiêu chí sàng lọc.
  • Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả những cổ phiếu được niêm yết trên UPCOM.

17. Mệnh giá, bước giá cổ phiếu

Mệnh giá giao dịch của chứng chỉ quỹ, cổ phiếu là 10.000 đồng/đơn vị theo quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam.

18. Đặt lệnh mua hoặc bán hay hủy lệnh

Chỉ có hiệu lực trong ngày giao dịch, vào cuối ngày thì tất cả các lệnh sẽ tự động bị hủy.

19. Lệnh ATC, ATO

Lệnh ATC, ATO là khớp lệnh tại mức giá đã xác định:

Lệnh ATO viết tắt của At The Opening, là xác định mức giá đầu tiên trong phiên mở cửa, ATO khá giống lệnh thị trường chỉ khác nhau ở phiên mở cửa.

Lệnh ATC là viết tắt của At The Closing, là xác định mức giá cuối cùng của ngày trong phiên đóng cửa, lệnh ATC giống lệnh thị trường chỉ khác nhau ở phiên đóng cửa.

Lệnh ATO, lệnh ATC chỉ được áp dụng trong phiên giao dịch định kỳ.

Kết luận:

Bài viết trên đây là những chia sẻ của FTV về Dư mua dư bán trong chứng khoán. Mong rằng qua đây qua bài viết, các bạn đã hiểu được Dư mua dư bán là gì? Dư mua dư bán phản ánh về điều gì? cũng như ý nghĩa của chúng. Chúc tất cả mọi người giao dịch thành công.

FTV – Đơn vị tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu tại Việt Nam

Dư mua là gì dư bán là gì

Năm 2022, tại Việt Nam thị trường chứng khoán vẫn luôn được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều yếu tố. Nếu các bạn muốn bắt tay vào chứng khoán mà chưa có kinh nghiệm gì thì có thể liên hệ ngay đến FTV - Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV. Tại đây, các bạn sẽ được tư vấn về cách đầu tư đem về lợi nhuận cao và phòng ngừa rủi ro từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư  của FTV.

Đến với FTV, các bạn sẽ được cập nhật thông tin mới nhất về những biến động thị trường từ số liệu thống kê, phân tích. Đồng thời, còn được cung cấp tài liệu tham khảo miễn phí như biểu đồ, thống kê thị trường, cũng như cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa. Để biết thêm các thông tin chi tiết về Dư bán dư mua là gì? vui lòng liên hệ ngay đến FTV qua số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm: