Đổi hộ khẩu mất bao lâu

Cắt, chuyển hộ khẩu quá tốn thời gian

Tôi đang sống tại TP HCM và đã chuyển hộ khẩu từ tỉnh Nghệ An về TP HCM. Thời gian tôi đến làm thủ tục nhập khẩu cho đến khi có hộ khẩu theo giấy hẹn là 2 tuần. Sau khi có hộ khẩu, tôi làm thủ tục chuyển từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân (CCCD) cũng mất 2 hai tuần để nhận được CCCD.

  • Bỏ sổ hộ khẩu, dân mừng!

  • Tán thành bỏ sổ hộ khẩu, tạm trú

  • Sẽ bỏ sổ hộ khẩu

  • Bộ Công an khẳng định năm 2020 sẽ bỏ sổ hộ khẩu giấy

Sau khi kết hôn, vợ tôi chuyển về cùng hộ khẩu với tôi. Vợ tôi có hộ khẩu thường trú tại TP HCM nên đến công an quận để làm thủ tục chuyển hộ khẩu, thời gian chờ để nhận giấy chuyển hộ khẩu là 2 tuần. Nhận được giấy chuyển hộ khẩu, vợ tôi hoàn tất hồ sơ nhập khẩu về hộ khẩu của tôi mất 2 tuần, thay đổi thông tin trên CCCD cũng 2 tuần. Như vậy, để hoàn thành cắt/chuyển hộ khẩu nhập vào nơi thường trú mới và sửa lại thông tin trên CCCD cần đến 6 tuần mới xong. Chưa nói đến thời gian sửa lại thông tin trên hộ chiếu (passport) và các cập nhật khác.

Lúc đầu, tôi nghĩ chuyển hộ khẩu từ tỉnh lên TP thì mất nhiều thời gian, còn chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác trong cùng một TP sẽ ít thời gian chờ đợi hơn nhưng không phải vậy. Chưa tính những buổi xin nghỉ phép tại cơ quan làm việc để đi đến cơ quan công an, vì những nơi này đều làm giờ hành chính. Như vợ tôi cần 1 buổi đến cơ quan công an thường trú cũ để cắt hộ khẩu, 1 buổi đi nhận giấy cắt hộ khẩu, 1 buổi đi làm thủ tục nhập hộ khẩu, 1 buổi đi lấy giấy tờ, 1 buổi đi làm lại CCCD, 1 buổi đi nhận CCCD. Tính sơ sơ là mất 6 buổi đến cơ quan công an. Chưa kể, có cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ buổi sáng, có cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ buổi chiều, không thống nhất với nhau trong địa bàn TP, nên phải trực tiếp đến nơi để biết việc tiếp nhận hồ sơ làm buổi nào, có khi đi đến rồi đi về và hôm sau quay lại... Rồi những sai sót trong hồ sơ, bổ sung hồ sơ..., phải làm đi làm lại nhiều lần...

Các tỉnh, thành khác tôi không nắm rõ nhưng theo tôi, tại TP HCM việc cắt chuyển hộ khẩu và nhập khẩu trong một TP có thể rút ngắn thời gian. Quy trình của gia đình tôi trình bày trên đây là cách làm cả chục năm về trước và rất lâu rồi chưa có cải thiện gì nhiều. Hiện nay, việc liên thông và quản lý công dân trên hệ thống quốc gia và của TP HCM đã thông suốt, vì sao việc cắt và nhập hộ khẩu không thể dựa trên thông tin quản lý của công an để xử lý nhanh hơn trong việc nhập và chuyển hộ khẩu, cũng như việc thay đổi thông tin CCCD trong cùng một TP, giữa các quận lại không thể ngắn gọn hơn? Việc cắt và nhập hộ khẩu trong TP vì sao không kết nối giữa các quận? Ví dụ chỉ cần cắt hộ khẩu quận này thì cán bộ quản lý xem xét đề nghị của công dân rồi trả lời trong một vài ngày, sau đó giấy chuyển hộ khẩu trực tiếp qua hệ thống điện tử của ngành công an sang quận khác, công dân khỏi đi lấy, chỉ việc đến nơi đăng ký thường trú mới điền mẫu đơn là xong.

Những thủ tục hành chính mà ngành công an nắm giữ rất đầy đủ, vì mọi thông tin bây giờ đều được lưu trữ trên hệ thống. Chỉ có việc thay đổi chỗ ở và thông tin cập nhật CCCD mà có cần thời gian dài như hiện nay không?

Nguyễn Minh Thanh

Theo Điều 22 Luật Cư trú năm 2020, người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Cũng theo Luật này, chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày thay đổi chỗ ở hợp pháp, người dân phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu. Quá thời hạn nói trên có thể bị phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng do không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

12 tháng từ khi chuyển nhà, cần chuyển hộ khẩu nếu đủ điều kiện (Ảnh minh họa)
 

Thủ tục đăng ký thường trú do đổi chỗ ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp;

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, chứng minh là người cao tuổi, người chưa thành niên... nếu thuộc các trường hợp đó;

- Giấy tờ chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định nếu thuộc trường hợp đăng ký thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.

Bước 3: Nhận kết quả: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Để biết rõ hơn về chi tiết thủ tục đăng ký thường trú với mọi trường hợp, mời độc giả tham khảo bài viết: Cập nhật thủ tục đăng ký thường trú mới nhất
 

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Theo Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP, giấy tờ, tài liệu chứng chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các loại sau:

- Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

- Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

- Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

- Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).

Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ phải có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định, gồm: Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Lưu ý: Trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh, không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh.

Trên đây, LuatVietnam đã giải đáp câu hỏi đổi chỗ ở bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Phân biệt “nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi tạm trú”

>> Bán nhà bao lâu phải chuyển hộ khẩu?

Video liên quan

Chủ đề