Vì sao tay nổi nhiều gân xanh

Nổi gân xanh có sao không? Gân xanh không phải là gân, mà là tĩnh mạch nông nằm sát da. Trong trường hợp bình thường, sẽ không nhìn rõ, nhưng một khi máu tĩnh mạch này vận chuyển máu từ các cơ quan trở về tim bị tắc nghẽn và áp lực tăng lên, nó sẽ phồng lên trên bề mặt da, thậm chí có vẻ méo mó và biến màu.

Khi nào nổi gân xanh là dấu hiệu bình thường?

Nổi gân xanh là dấu hiệu bình thường trong các trường hợp sau:

Người già: Khi cơ thể con người già đi, lớp mỡ dưới da giảm và các mô xung quanh mạch máu bị co lại, do đó ngày càng xuất hiện nhiều gân xanh hơn.

Nổi gân xanh do màu da nhạt: Những người có làn da trắng sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn so với những người da đen. Bên cạnh đó, da dày hay mỏng cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt.

Ảnh minh họa

Nổi gân xanh do quá gầy: Những người quá gầy có lớp mỡ dưới da mỏng nên không thể che phủ hết các tĩnh mạch nông khiến chúng hiện rõ.

Nổi gân xanh khi vận động mạnh: Những người lao động nặng, các vận động viên trong quá trình làm việc, luyện tập có thể thấy rõ các đường tĩnh mạch do cơ căng phồng đẩy lên. Các tĩnh mạch sẽ dần bình thường khi nghỉ ngơi.

Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai : Để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của người mẹ thường cao hơn so với phụ nữ bình thường nên hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Trong khi mang thai, bạn đột nhiên nhìn thấy những gân xanh nổi lên cũng đừng quá lo lắng, chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh.

Tuy nhiên tình trạng nổi gân xanh rõ ở 5 vị trí dưới đây cảnh báo cơ thể bị bệnh

1. Mặt

Ảnh minh họa

Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét (còn hiểu là nổi gân xanh ở mặt), cần chú ý đến chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương phình ra, đa phần là do tăng huyết áp. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ. Tĩnh mạch xuất hiện ở trán là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài.

Trên sống mũi có gân xanh biểu hiện đường tiêu hóa bị đình trệ, dễ đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, đi tiêu kém, tình hình càng nghiêm trọng hơn khi có màu tím tái. Có những đường gân xanh ở khóe miệng và dưới má, thường là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, mệt mỏi, đau thắt lưng và đầu gối, thấp khớp ở chi dưới.

2. Tay

Ảnh minh họa

Nổi gân xanh ở tay hay khi gân xanh tập trung nhiều dưới da tay, nhất là ở mu bàn tay là biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch tay thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tĩnh mạch nổi nhiều dưới da tay thường là biểu hiện cho thấy chất thải đọng dưới lưng và eo nên dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng...

Nổi gân xanh ở ngón tay, gân xanh ở ngón tay trẻ em, chú ý đường tiêu hóa bị ứ trệ, khó tiêu. Các tĩnh mạch ở ngón tay người lớn không chỉ cho biết hệ tiêu hóa có vấn đề mà còn phản ánh tình trạng rối loạn vi tuần hoàn mạch máu vùng đầu, lượng máu cung cấp cho mạch máu não không đủ, gây khó chịu ở đầu, trong trường hợp nặng có thể bị chóng mặt, đau đầu, đột quỵ,…

Lòng bàn tay nổi gân xanh cho thấy đường tiêu hóa kém, lipid máu cao, máu đặc, huyết áp cao, axit trong máu cao, hàm lượng oxy thấp, máu dễ kết tụ, gây chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược,... Có gân xanh ở gốc ngón tay cái tức là xơ cứng động mạch tim, gân xanh càng dày thì bệnh càng lâu và càng nặng. Nếu mép ngoài của ngón út xuất hiện gân xanh thì cho thấy chức năng thận không tốt, hay bị mệt mỏi, ra mồ hôi trộm và chân tay yếu ớt.

3. Nổi gân xanh trên cổ

Khi bạn bị gân xanh nổi lồi lên ở vùng cổ, báo hiệu 2 tình huống: Chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi; Tình huống khác là đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim, cần phải chú ý đi khám chữa bệnh ngay.

4. Nổi gân xanh ở ngực và bụng

Nổi gân xanh ở ngực và bụng, cần chú ý đến chứng tăng sản vú. Nổi gân xanh ở bụng là một dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo bệnh xơ gan.

5. Nổi gân xanh ở chi dưới

Ảnh minh họa

Gân xanh ở đầu gối gợi ý sưng khớp gối và viêm khớp dạng thấp . Bắp chân nổi gân xanh đa phần là bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm, nhưng với nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị viêm loét, đặc biệt là vùng cổ chân dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.

Nguồn: Sohu

6 loại hạt thường bị vứt đi mỗi khi ăn hoa quả nhưng lại là "thần dược" giúp tăng cường sức khỏe, chế biến đúng cách sẽ thành món ngon

Khi nào nổi gân xanh là hiện tượng tự nhiên?

Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Tĩnh mạch có vai trò mang máu đã sử dụng về tim và đến các cơ quan lọc máu như gan, thận.

Đôi khi nổi gân xanh nói lên tình trạng sức khỏe của bạn, nhưng trong nhiều trường hợp, đây chỉ là hiện tượng tự nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe:

Nổi gân xanh do màu da nhạt: những người có làn da trắng sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn so với những người da đen. Bên cạnh đó, da dày hay mỏng cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt. Khi chúng ta già đi, các lớp chất béo dưới da trở nên mỏng hơn nên người cao tuổi thường có gân xanh nổi rõ trên cánh tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Nổi gân xanh do quá gầy: Với những người gầy yếu, lượng chất béo trong cơ thể ít nên lớp mỡ dưới da mỏng, không che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh nên vì thế chúng trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn.

Nổi gân xanh khi vận động mạnh: Khi vận động luyện tập, cơ bắp của bạn hoạt động bằng cách phồng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt làn da gây hiện tượng nổi gân xanh. Sau khi kết thúc tập luyện, cơ bắp của bạn giãn ra và tĩnh mạch lại trở về vị trí cũ và mờ dần đi.

Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai: Để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của một người mang thai thường cao hơn so với phụ nữ bình thường nên hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Trong khi mang thai, bạn đột nhiên nhìn thấy những gân xanh nổi lên cũng đừng quá lo lắng, chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh.

Nếu 2 bắp chân nổi xanh là nguy cơ bệnh giãn tĩnh mạch.

Nhận biết nổi gân xanh do yếu tố sức khỏe

Hiện tượng tĩnh mạch nổi cục nhấp nhô lên khỏi mặt phẳng của da được xem là sự biến dạng tĩnh mạch liên quan đến những bộ phận khác bên trong cơ thể. Nếu thấy hiện tượng nổi gân xanh ở các bộ phận khác trong cơ thể thì chúng ta cũng nên lưu ý và nên đi khám sức khỏe ngay nếu có thể. Vì hiện tượng nổi gân xanh là một dấu hiệu báo tĩnh mạch đang bị tổn thương. Gân xanh càng to thì cho thấy bệnh tình càng nặng, đồng thời thời gian mắc bệnh càng lâu. Các biểu hiện bệnh tật bên trong cơ thể có thể quan sát được qua tĩnh mạch nổi ở một số bộ phận.

Gân xanh nổi trên đầu: Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét, cần chú ý đến chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương phình ra, đa phần là do tăng huyết áp. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ. Tĩnh mạch xuất hiện ở trán là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài.

Nổi gân xanh vùng cổ: Khi bạn bị gân xanh nổi lồi lên ở vùng cổ, báo hiệu 2 tình huống: Chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi; Tình huống khác là đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim, cần phải chú ý đi khám chữa bệnh ngay.

Gân xanh nổi ở vùng bụng: cho thấy biểu hiện của vấn đề về gan hay khối u.

Gân xanh nổi ở tay và bàn tay: Gân xanh tập trung nhiều dưới da tay, nhất là ở mu bàn tay là biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch tay thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tĩnh mạch nổi nhiều dưới da tay thường là biểu hiện cho thấy chất thải đọng dưới lưng và eo nên dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng...

Tĩnh mạch nổi trên ngón tay thường là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa. Tĩnh mạch nổi ở các đốt ngón tay thường liên quan các vấn đề về dạ dày, bệnh táo bón, trĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu được cải thiện thì các gân xanh này sẽ mờ dần và biến mất. Nếu mép ngoài của ngón út xuất hiện gân xanh thì cho thấy chức năng thận không tốt, hay bị mệt mỏi, ra mồ hôi trộm và chân tay yếu ớt.

Tĩnh mạch nổi lên ở bìu: Một số nam giới khi quan sát kỹ có rất nhiều tĩnh mạch nổi lên nhiều trong bìu. Đây là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Những người bị bệnh nhẹ sẽ xuất hiện cảm giác nặng vùng đáy chậu, hơi đau và sưng nhẹ, đau lưng. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tinh trùng dẫn đến chất lượng tinh trùng không tốt.

Tĩnh mạch nổi ở chân: Nếu trên hai bắp chân xuất hiện nhiều gân xanh nổi lên đó là nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm, nhưng với nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị viêm loét, đặc biệt là vùng cổ chân dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.


Video liên quan

Chủ đề