Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị được quy định như thế nào

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Đây là giải thích nêu tại khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Trong đó, khi thuộc độ tuổi quy định, sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự, Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Từ quy định này, có thể khẳng định, công dân sẽ bị gọi nhập ngũ nếu đáp ứng điều kiện về độ tuổi sau đây:

- Độ tuổi thông thường công dân được bắt đầu gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi.

- Độ tuổi gọi nhập ngũ với công dân có trình độ đào tạo là cao đẳng, đại học là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Trong trường hợp này, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nên độ tuổi sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường.

Như vậy: Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi - hết 25 tuổi (trường hợp thông thường) hoặc từ đủ 18 tuổi - hết 27 tuổi (bị tạm hoãn gọi nhập ngũ khi được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học).

Tuy nhiên, cần lưu ý, độ tuổi chỉ là một trong các tiêu chuẩn để công dân được gọi nhập ngũ. Bên cạnh tuổi thì công dân còn phải đáp ứng các điều kiện khác nêu tại khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự gồm:

- Lý lịch rõ ràng.

- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ.

- Trình độ văn hóa phù hợp…

2. Tính tuổi nghĩa vụ quân sự 2022 thế nào cho chuẩn?

Hiện nay, không có quy định cụ thể về cách tính tuổi gọi nghĩa vụ quân sự năm 2022. Tuy nhiên, căn cứ phân tích ở trên, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự gồm:

- Từ đủ 18 tuổi - hết 25 tuổi.

- Từ đủ 18 tuổi - hết 27 tuổi.

Theo đó, mặc dù không có quy định về cách xác định tuổi nghĩa vụ quân sự nhưng cách tính tuổi “từ đủ” thì được xác định theo Điều 2 Thông tư số 01/2016.

Cụ thể, công dân có ngày, tháng, năm sinh theo cấu trúc ngày/tháng/năm thì các xác định tuổi thực hiện như sau:

- Từ đủ 18 tuổi: Ngày/tháng/năm + 18.

- Hết 25 tuổi: Ngày/tháng/năm + 26.

- Hết 27 tuổi: Ngày/tháng/năm + 28.

Để dễ hình dung, độc giả có thể tham khảo ví dụ cụ thể như sau:

Nguyễn Văn A sinh ngày 26/5/2003. Thời điểm xác định Nguyễn Văn A đủ 18 tuổi là ngày 26/5/2021. Thời điểm xác định Nguyễn Văn A hết 25 tuổi là ngày 26/5/2029 và thời điểm hết 27 tuổi là 26/5/2031.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp bị tạm hoãn, không phải gọi nghia vụ quân sự, Nguyễn Văn A sẽ được gọi nhập ngũ từ ngày 26/5/2021 - 26/5/2029. Nếu có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học thì đến ngày 26/5/2031, Nguyễn Văn A sẽ không được gọi nhập ngũ nữa.

Xem thêm…

3. Thời điểm công dân được gọi đi nhập ngũ 2022 là khi nào?

Hằng năm, công dân được gọi nhập ngũ một lần vào tháng 02 hoặc tháng 3. Riêng nếu có lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ được gọi bổ sung lần thứ hai trong năm theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự.

Với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì thời gian gọi nhập ngũ sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Như vậy, căn cứ quy định này, trong năm 2022, thời gian công dân được gọi nhập ngũ là tháng 02/2022 hoặc tháng 3/2022.

Nếu trong độ tuổi quy định nêu trên, công dân sẽ được gọi đi nghĩa vụ quân sự trong khoảng thời gian này trừ trường hợp tạm hoãn như chưa đủ sức khỏe; có anh, chị hoặc e ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ…

Trên đây là quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ quân sự, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp hoặc tham khảo thêm bài viết dưới đây:

>> 10 thông tin cần biết về Luật Nghĩa vụ quân sự

Quy định độ tuổi của quân nhân dự bị đã được đánh giá kỹ tác động

(ĐCSVN) - Dự thảo Luật Lực lượng dự bị động viên quy định độ tuổi của quân nhân dự bị trong thời bình thấp hơn độ tuổi của quân nhân chuyên nghiệp dự bị theo Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, vì nguồn đối tượng này nhiều, đồng thời bảo đảm sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.

Chiều 11/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Lực lượng dự bị động viên.

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Thảo luận tại phiên họp, một trong những vấn đề được các vị đại biểu tập trung phát biểu làm rõ thêm là về độ tuổi sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình.

Cụ thể, theo dự thảo luật, độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên quy định như sau: Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu. Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị tuổi của nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 40 và nữ không quá 35 được xếp vào đơn vị đảm bảo chiến đấu giống như đơn vị chiến đấu. Lí do là các đối tượng này nguồn còn rất nhiều, trẻ, khỏe, trong thời bình luật quy định 45 tuổi đối với nam, nữ 40 là quá cao sẽ ảnh hưởng đến việc huy động huấn luyện không đầy đủ.

Trong khi đó, đại biểuTrần Văn Mão (Nghệ An) chỉ rõ, độ tuổi quân nhân chuẩn bị sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên trong thời bình được quy định tại dự luật: "Đối với nam hạ sĩ quan binh sĩ dự bị không được quá 35 tuổi" là chưa phù hợp với quy định tại Điều 25 của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Đại biểu nhắc lại, Luật này quy định độ tuổi của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đối với công dân nam là 45 tuổi, công dân nữ là 40 tuổi. Mặt khác, trên thực tế hiện nay quân nhân dự bị thường đi làm ăn rất xa, khó khăn trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý đơn vị dự bị động viên và kêu gọi huấn luyện diễn tập, báo động, kiểm tra hàng năm nếu 35 tuổi không được sắp xếp vào các đơn vị này thì rất khó khăn cho địa phương.

“Thực tế, qua khảo sát, nắm tình hình và báo cáo của các địa phương trên địa bàn tỉnh, đơn vị chỉ có khoảng 50% đến 60% quân nhân dự bị được sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị có mặt trên địa bàn. Do vậy, tôi đề nghị Quốc hội nên xem xét điều chỉnh độ tuổi quân nhân chuẩn bị sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên trong thời bình bảo đảm thống nhất với các văn bản pháp luật khác và sát với tình hình thực tế của địa phương” - đại biểu nêu quan điểm.

Không đồng tình với đại biểu Mão, đại biểu Hồ Văn Thái (Kiên Giang) khẳng định quy định như dự thảo luật là phù hợp. Đại biểu lí giải: Hiện nay, dân số của chúng ta gần 100 triệu người, theo đó quân nhân dự bị đăng ký vào ngạch dự bị động viên rất dồi dào. “Xuất phát từ thực tiễn nguồn quân nhân dự bị hiện có và yêu cầu xây dựng quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, dự thảo luật quy định độ tuổi sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình như trên là phù hợp” - đại biểu khẳng định.

Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng đề nghị quá trình tổ chức thực hiện cần tuyển và sắp biên chế quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thật sự đảm bảo chất lượng, theo hướng ưu tiên tuyển chọn từ cao trở xuống.

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang)đánh giá, số quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số quân nhân dự bị. “Chúng ta ưu tiên sắp xếp ở độ tuổi còn trẻ hơn, nếu chúng ta kéo dài cho đến bằng với các tuổi mà của các Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan, Luật Quân nhân chuyên nghiệp thì sẽ dẫn tới một điều rất mất công bằng đối với các cháu 18 tuổi đi bộ đội, sau đó lại phải đeo đẳng nghĩa vụ này cho đến 45 tuổi, 50 tuổi. Chúng tôi thấy rằng để tầm 35 tuổi, 40 tuổi là các bạn đó thoát ra khỏi vòng quay này để chúng ta nạp đội ngũ mới vào thì đấy cũng là một lẽ công bằng” - đại biểu phát biểu.

Ngay sau đó, giải trình tiếp thu các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt đề nghị cho giữ như tuổi trong dự thảo luật. Bởi lẽ, Bộ Quốc phòng có đánh giá, tổng kết, tuổi đó là vừa phải, phù hợp, trong khi nguồn dự bị động viên rất lớn nhưng đăng ký để đưa vào thực thi hiện lực lượng dự bị động viên ít./.

Phạm Thanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Đại biểu các nước tham gia Diễn đàn Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng
  • Bão số 3 có thể gây mưa lớn tại các tỉnh miền Bắc
  • Hưng Yên thực hiện hiệu quả các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương
  • Việt Nam và Canada hợp tác chặt chẽ hơn nữa để không ngừng phát triển
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: “đối ngoại độc lập, tự chủ” là chủ trương lớn quan trọng nhằm “giữ nước từ sớm, từ xa”
  • Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp, pháp luật Việt Nam - Lào
  • Công tác đặc xá phải đảm bảo chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch đúng pháp luật

Video liên quan

Chủ đề