Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 là

 * Nguyên nhân nổi dậy:

- Về mặt kinh tế: 

+ Chính quyền Pháp trút gánh nặng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 lên các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

+ Đời sống nhân dân cơ cực, nhất là ở vùng Nghệ An- Hà Tĩnh.

- Về mặt chính trị: 

+ Chính sách khủng bố trắng nặng nề sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

+ Bầu không khí chính trị càng thêm căng thẳng, ngột ngạt.

=> Nhân dân ta càng thêm bất mãn, phẫn nộ và quyết tâm đứng lên chống lại chính quyền Pháp và chính quyền địa phương nhu nhược. 

* Diễn biến:

PHÍA NHÂN DÂN TA:

- Đầu năm 1930, các cuộc bãi công của nông dân, phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là ngày Quốc tế Lao Động ( 1/5/1930).

+ Hình thức đấu tranh: truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành, v.v... Nghệ- Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất.

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 là

 Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh ( 1930- 1931)

 + 12/9/1930, hơn 8000 nông dân ở Hưng Yên( Nghệ An) kéo về phủ lị biểu tình.

 + Quần chúng nhân dân đấu tranh khí thế, hào hùng.

PHÍA THỰC DÂN PHÁP:

- Chính quyền thực dân Pháp đã phản ứng đáp trả mạnh mẽ, họ chủ trương kiên quyết trấn áp. 

- Lực lượng vũ trang đã vào cuộc, thậm chí họ đã huy động cả máy bay ném bom vào đoàn biểu tình của nông dân Hưng Yên làm 217 người chết và 125 người bị thương.

- Họ ra sức sử dụng mọi thủ đoạn để dập tắt phong trào quần chúng.

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 là

* Ý nghĩa:

- Xô viết Nghệ- Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930- 1931 và đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.

- Mặc dù bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa, phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. 

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), một cao trào cách mạng đã dấy lên khắp nơi trong cả nước. Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Mở đầu bằng cuộc biểu tình nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại Vinh - Bến Thủy. Sau ngày 1-5 tại các vùng nông thôn như Nghi Lộc, Anh Sơn, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Đô Lương, đã nổ ra các cuộc biểu tình thường xuyên của nông dân.

Đến tháng 8, quần chúng nhân dân đã có những cuộc biểu tình đập phá công đường, dùng áp lực buộc quan lại sở tại phải hứa thực hiện đòi hỏi của nhân dân. Phong trào được đẩy lên đỉnh cao đó là cuộc đấu tranh của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12-9 với khẩu hiệu như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đả đảo phong kiến”. Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom và xả súng vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 ngôi nhà. Ngày 12-9 đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam.

Sau ngày 12-9, phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh lên cao, phát triển thành cuộc đấu tranh vũ trang, làm cho hệ thống chính quyền của đế quốc, phong kiến bị tê liệt và tan rã ở nhiều nơi. Nhiều tên tri phủ, tri huyện bỏ trốn, một số hào lý mang con dấu trả lại cho tri huyện hoặc xin thôi việc.

Trước sự sụp đổ của chính quyền thực dân và phong kiến ở Nghệ Tĩnh, các chi bộ đảng và tổ chức Nông hội đỏ đã đứng ra quản lý và điều hành mọi hoạt động trong làng xã. Một hình thức mới của chính quyền xuất hiện: Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Tuy còn sơ khai nhưng đã thực sự làm chức năng của chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 7 tháng và còn sơ khai nhưng phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công nông đầu tiên chưa có tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ.

Thành quả lớn nhất của cao trào 1930 - 1931 và Xô Viết - Nghệ Tĩnh là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng đánh đổ sự thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Đây chính là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của phong trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này”.

90 năm đã trôi qua nhưng khí thế ngất trời của Xô Viết - Nghệ Tĩnh vẫn bừng cháy trong mỗi người Việt Nam yêu nước. Tinh thần Xô Viết - Nghệ Tĩnh không chỉ đồng hành cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, quyết tâm đưa đất nước “phát triển nhanh và bền vững”, “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.   
 

Nơi ghi dấu lịch sử

Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, nằm tại điểm giao nhau giữa Đường tỉnh 824 và 825. Nơi đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, trong đó nổi bật là cuộc biểu tình vào ngày 04-6-1930. Ðồng chí Châu Văn Liêm lúc này đang là Bí thư liên Tỉnh ủy Gia Định - Chợ Lớn, dẫn đầu cuộc biểu tình của hơn 5.000 nông dân với cờ đỏ búa liềm vàng kéo thẳng về quận lỵ Đức Hòa đưa yêu sách đòi quyền dân sinh, chống chính phủ bảo hộ mang lính đàn áp khủng bố dân chúng.

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 là

Phù điêu đồng chí Châu Văn Liêm được xây dựng ngay tại ngã tư Đức Hòa

Xuất phát từ các xã: Bình Hòa, Thạnh Lợi, Hòa Khánh, Hựu Thạnh, Lương Hòa, Đức Hòa, Đức Lập, Mỹ Hạnh,… các đoàn gặp nhau tại khu vực ngã tư Đức Hòa vào lúc 17 giờ và cùng tiến về phía Dinh Quận, đòi gặp quận trưởng Huỳnh Văn Đẩu (còn gọi quận Sành). Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, quận Sành khiếp sợ không dám trực diện với nhân dân.

Để đối phó với tình hình trên, địch phải xin điều binh tiếp viện. Đến 20 giờ, được sự tiếp viện từ hướng Chợ Lớn kéo đến, trong đó có cả cảnh sát Hóc Môn, Chợ Lớn và 20 tên lính của Sở Cảnh sát Sài Gòn do tên cò Dreuil chỉ huy, quận Sành ra lệnh giải tán đoàn biểu tình, đe dọa quần chúng. Chúng tìm cách truy xét để tìm người cầm đầu cuộc biểu tình. Tất cả bọn lính đều được vũ trang, sẵn sàng dùng bạo lực để đàn áp đoàn người.

Trước sự hung hăng của kẻ địch, quần chúng không hề nao núng mà tiếp tục siết chặt tay nhau tiến lên. Ðồng chí Châu Văn Liêm chớp thời cơ nhảy lên một chỗ cao hô lớn: “Đừng sợ chết, chục này còn chục khác, trăm này còn trăm khác!”, rồi một mình bước lên phía trước đối mặt với tên thực dân, đòi y phải giải quyết ngay yêu sách của nông dân. Lời hiệu triệu của đồng chí như phát luồng điện mãnh liệt xốc mọi người tràn đến.

Tên cò Dreuil ra lệnh bắn xả vào đoàn người, vài người đi đầu ngã xuống trước tầm súng địch trong tiếng la thét phẫn nộ của quần chúng. Đồng chí Châu Văn Liêm cũng bị trúng đạn và hy sinh. Đoàn biểu tình chựng lại, tản ra nhưng chưa hẳn giải tán. Mãi đến khi địch điều thêm lực lượng, bắt đi khoảng 100 người với sự thị thực của Thống đốc Nam kỳ và Chủ tỉnh Chợ Lớn Renault thì cuộc biểu tình mới chấm dứt.

Cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu nhưng đã gây chấn động rất lớn. Lần đầu tiên tại một vùng quê yên tĩnh đã nổ ra cuộc chạm trán quyết tử với kẻ thù của hàng vạn người dân bị áp bức bóc lột. Cuộc biểu tình ngày 04-6-1930 được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng Tân An - Chợ Lớn năm 1930, là chứng minh cho khả năng lãnh đạo, vận động quần chúng đấu tranh và niềm tin một lòng theo Đảng của người dân Đức Hòa.

Đất anh hùng đổi thay

Trở lại thị trấn Đức Hòa nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày diễn ra cuộc biểu tình, chúng tôi thật sự vui mừng khi vùng đất cách mạng đã hồi sinh, vết thương chiến tranh được hàn gắn. Bộ mặt đô thị có nhiều đổi thay, đáng kể là các tuyến đường tại trung tâm thị trấn được nâng cấp, trải nhựa rộng rãi, khang trang. Dòng người, xe tấp nập, hàng quán buôn bán nhộn nhịp, minh chứng cho sự sung túc của thị trấn Đức Hòa hôm nay.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đức Hòa - Phạm Bích Ngọc thông tin: “Từ khi được công nhận đô thị loại IV, kết cấu hạ tầng của thị trấn càng được quan tâm đầu tư cả về giao thông và các công trình công cộng phục vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí của nhân dân. Những năm qua, kinh tế phát triển và có mức tăng trưởng khá theo hướng thương mại - dịch vụ và đô thị. Nhận thức của người dân về giữ gìn nếp sống văn minh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực”.

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 là

Khu di tích Ngã tư Đức Hòa là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tổ chức chỉnh trang, trồng cây xanh, xây dựng tuyến phố văn minh. Mô hình Sáng, xanh, sạch, đẹp, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh. Hàng năm, có từ 92-98% hộ dân được công nhận gia đình văn hóa, 5/5 khu phố đạt chuẩn văn hóa. Đến nay, thị trấn Đức Hòa chỉ còn 0,44% hộ nghèo. Người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87%,…

Là địa bàn từng chịu nhiều mất mát, đau thương trong chiến tranh nên công tác Đền ơn đáp nghĩa, thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc luôn được địa phương quan tâm thực hiện. Theo cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thị trấn, trên địa bàn hiện có 3 thương binh loại 1/4; 24 thương, bệnh binh loại 2/4; 15 đối tượng bị tù đày, 22 người có công với cách mạng và 21 thân nhân liệt sĩ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Gia đình bà Lê Thị Thành (SN 1933), ngụ khu phố 5, thị trấn Đức Hòa, vợ của liệt sĩ Huỳnh Văn Đắc, là một trong những hộ vừa được xây tặng nhà tình nghĩa. Dù tuổi cao, không chia sẻ được nhiều nhưng bà vô cùng phấn khởi vì nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chị Huỳnh Thị Kim Yến - con gái bà Thành, tâm sự: “Căn nhà xuống cấp mấy năm nay rồi nhưng gia đình chưa dành dụm đủ tiền để xây lại. Nhờ có sự giúp đỡ của địa phương mà mùa mưa này, mẹ con tôi không còn lo lắng nữa”.

90 năm đã trôi qua, những sự kiện gắn liền với lịch sử địa phương, trong đó có cuộc biểu tình của hơn 5.000 nông dân tại ngã tư Đức Hòa luôn được ghi nhớ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Đức Hòa nói riêng, người dân Tân An - Chợ Lớn nói chung không ngừng nỗ lực xây dựng quê hương để xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước./.

An Kỳ