Điều tra đánh giá tài nguyên nước quangngai.gov.vn năm 2024

Chiều ngày 16/10/2020, Sở KH&CN đã tổ chức nghiệm thu kết quả đề tài: “Điều tra đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong nước giếng tại 3 xã ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” do Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ngãi chủ trì thực hiện và Cử nhân sinh học Võ Tín Dũng làm chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được mức độ nhiễm các kim loại nặng (Fe, Mn, Cu, Zn, Cr, Pb, As, Cd, Hg) và tình hình sử dụng nước giếng của người dân tại 3 xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất giải pháp can thiệp ban đầu nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm kim loại nặng trong nước giếng và khuyến cáo người dân sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn.

Sau 10 tháng thực hiện, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài đã khảo sát thực tế, điều tra tại 03 xã với 200 phiếu (xã Phổ Thạnh 67 phiếu, xã Tịnh Kỳ 66 phiếu, xã Bình Thạnh 67 phiếu); lấy 120 mẫu nước giếng trên địa bàn 3 xã để phân tích.

Điều tra đánh giá tài nguyên nước quangngai.gov.vn năm 2024

Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện tại buổi nghiệm thu.

Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ngãi. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng trong nước giếng được áp dụng theo các Tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp theo yêu cầu QCVN 01-1: 2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Thiết bị chính sử dụng để phân tích gồm có: máy Quang phổ hấp thu nguyên tử AAS (Perkin elmer, model AA 800), máy Quang Phổ hấp thu nguyên tử hấp thu nguyên tử AAS (Shimazu, model: AA 700), Máy Quang phổ hấp thu phân tử UV-Vis (Perkin elmer, model: Lamda 25).

Qua kết quả phân tích trên tổng số 120 mẫu và dựa theo ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 01-1:2018/BYT về các chỉ tiêu kim loại sắt, mangan, đồng, kẽm, crom, chì, cadimi, asen và thủy ngân, nhận thấy có 37 mẫu có chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép.

Theo kết quả điều tra khảo sát về tình hình sử dụng nước giếng của các hộ dân và kết quả phân tích mẫu nước nước giếng đang sinh hoạt tại các hộ dân trên địa bàn 3 xã, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp can thiệp ban đầu nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm kim loại nặng trong nước giếng là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đối với công tác sử dụng nước sạch đảm bảo sức khỏe cho người dân trong tỉnh nói chung và ở các vùng ven biển nói riêng; Phổ biến các kiến thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; Nâng cao nhận thức cộng đồng đối với các hoạt động liên quan đến nước dưới đất; Một số phương pháp xử lý nước quy mô hộ gia đình…

Chiều ngày 19/11/2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu kết quả đề tài: “Điều tra, đánh giá nguồn lợi và đề xuất giải pháp bảo vệ phát triển và khai thác bền vững Cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” do TS. Huỳnh Minh Sang và ThS. Nguyễn Đình Trung đồng chủ nhiệm đề tài; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn là tổ chức chủ trì đề tài.

Cua Dẹp sống hoang dã, chủ yếu trong những hốc đá sâu và bụi rậm, trọng lượng khoảng 0,2 - 0,4 kg, thịt ngon. Cua Dẹp phân bố ở đảo Bé và đảo Lớn huyện Lý Sơn, trong đó, đảo Bé là nơi cua Dẹp phân bố nhiều nhất.

Điều tra đánh giá tài nguyên nước quangngai.gov.vn năm 2024

Đại diện Chủ nhiệm đề tài báo cáo tại buổi nghiệm thu.

Với mục tiêu của đề tài là nhằm điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi, đặc điểm sinh học (phân loại, sinh thái phân bố, sinh trưởng), đặc điểm sinh sản và hiện trạng khai thác, tái tạo nguồn lợi cua Dẹp tại huyện Lý Sơn; Qui hoạch vùng bảo vệ cua Dẹp ngoài tự nhiên tại huyện đảo Lý Sơn; Xây dựng mô hình nuôi và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn; Đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác, phát triển và bền vững nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.

Điều tra đánh giá tài nguyên nước quangngai.gov.vn năm 2024

Điều tra đánh giá tài nguyên nước quangngai.gov.vn năm 2024

Thành viên Hội đồng phản biện, đánh giá kết quả của đề tài.

Sau hơn 36 tháng thực hiện, Cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài đã điều tra, đánh giá mật độ phân bố, ước tính trữ lượng tức thời của cua Dẹp và hiện trạng khai thác và các hoạt động tái tạo nguồn lợi nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn; Đặc điểm sinh học và sinh thái của cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn; Xây dựng bản đồ phân bố, phân vùng bảo vệ và phát triển nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn; Thử nghiệm mô hình nuôi cua Dẹp tại Lý Sơn với mô hình nuôi ngoài tự nhiên và mô hình nuôi thương phẩm trong bể; đồng thời đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.

Qua các đánh giá, phản biện, góp ý, Hội đồng nghiệm thu đã đề nghị Cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa một số nội dung như các lỗi văn bản trong báo cáo tổng kết, đồng nhất các số liệu trong báo cáo, các biểu mẫu thống kê, làm rõ các kết quả nghiên cứu...