Điều kiện về nhân thân của người thành lập doanh nghiệp được quy định như thế nào

Hiện tại đang có rất nhiều bạn trẻ muốn thành lập doanh nghiệp nhưng không biết điều kiện để thành lập doanh nghiệp là gì ? Có yêu cầu nào đặc biệt không? Nên sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin theo luật doanh nghiệp 2014 và hy vọng sẽ giúp được các bạn khi muốn thành lập một doanh nghiệp mới.

Cũng lưu ý với các bạn là chúng tôi có bài viết thủ tục thành lập công ty cho bạn nào chưa bao giờ lập hồ sơ hoặc lần đầu đi đăng ký kinh doanh biết về quy trình, các bước thành lập 1 công ty như thế nào.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, có các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp).

>> Tham khảo: 1 số cách đặt tên doanh nghiệp hay

Điều kiện về trụ sở thành lập

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh…

>> Tra cứu: Bảng mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định

  • Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện về thành viên sáng lập để đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp

  • Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
  • Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
  • Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân.
  • Công ty Hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều kiện về con dấu

Doanh nghiệp sau khi thành lập cần thông báo mẫu dấu công ty lên cổng thông tin quốc gia về ĐKDN. Hình thức và số lượng con dấu tùy nhu cầu của doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo chính xác tên doanh nghiệp và mã số thuế.

Trên đây là những thông tin liên quan tới điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn có vướng mắc nào khác hãy liên hệ ngay tới Việt Tín chúng tôi để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí nhé! chúng tôi có cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhằm giúp các bạn giải quyết hồ sơ nhanh chóng.

Chúc các bạn thành công!

Khi tiến hành thủ tục thành lập và hoạt động quản lý các loại hình doanh nghiệp, thì cá nhân phải đáp ứng một số điều kiện về nhân thân. Vì công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, cho nên để thành lập hay quản lý công ty hợp danh cũng cần đáp ứng một số điều kiện về nhân thân.

Trước hết, để tiến hành thủ tục thành lập và hoạt động quản lý một loại hình doanh nghiệp bất kỳ bao gồm công ty hợp danh, bạn phải không thuộc những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014:

“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Như vậy, nếu thông tin nhân thân của bạn thuộc những trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp thì sẽ không thể thành lập công ty hợp danh. Ví dụ: Anh A là sĩ quan có quân hàm đại úy đang phục vũ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam thì anh A sẽ không được thành lập công ty hợp danh, một loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.

Như vậy, điều kiện về nhân thân của công ty hợp danh bao gồm những trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014. Đồng thời, khi tiến hành đăng ký thành lập loại hình công ty hợp danh thì còn có những điều kiện sau đây:

Thứ nhất, thành viên đứng ra thành lập công ty hợp danh phải là cá nhân. Cụ thể, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014:

“b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;”

Như vậy, đối với trường hợp tổ chức muốn thành lập công ty hợp danh với tư cách thành viên hợp danh là không thể. Vì thành viên hợp danh phải là cá nhân.

Thứ hai, thành viên của công ty hợp danh không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền được quy định tại Điều 175 Luật doanh nghiệp 2014:

Điều 175. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

  1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”

Ví dụ: anh A là thành viên công ty hợp danh B, trừ khi có sự đồng ý của các thành viên còn lại, nếu không anh A sẽ không được được đóng vài trò là thành viên hợp danh tại công ty hợp danh C nữa.

Như vậy,  trước khi thành lập công ty hợp danh bạn cần xem xét những điều kiện về nhân thân của mình. Nếu bạn đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, thì sẽ được đứng ra thành lập công ty hợp danh.

//tuvanltl.com/thanh-lap-truong-mam-non-tu-thuc/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Email

Video liên quan

Chủ đề