Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn hcm năm 2024

Câu Nghị luận văn học trong đề thi Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh được nhiều thí sinh cho rằng khá dễ với chủ đề nói về tình yêu đất nước và con người Việt Nam, trong khi câu Nghị luận xã hội có phần khó nhằn.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn hcm năm 2024
Thí sinh dự thi môn Ngữ Văn trong sáng 6.6. Ảnh: Ngọc Lê

Trưa 6.6, hơn 96.000 thí sinh tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành môn thi đầu tiên (Ngữ Văn). Sau khi hoàn thành môn thi này, nhiều thí sinh đánh giá đề thi vừa sức, các dạng bài, chủ đề không mới, tuy nhiên có sự phân hóa cao.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn hcm năm 2024
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn hcm năm 2024
Đề thi Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh năm học 2023. Ảnh: Thanh Chân

Thí sinh Phạm Tuấn Vũ - Học sinh Trường THCS Hai Bà Trưng cho biết, trong đề thi Ngữ Văn, câu Nghị luận văn học khá dễ, dạng đề quen thuộc trong khi câu Nghị luận xã hội có phần khó. Tuấn Vũ dự đoán được từ 6-7 điểm ở môn thi này.

"Với đề thi này, sự phân hóa nằm ở câu Nghị luận xã hội bởi chủ đề nghị luận khá mơ hồ, thí sinh khó tìm ra vấn đề nghị luận", Tuấn Vũ nói.

Tương tự, Ngọc Trâm - Trường THCS Hai Bà Trưng đánh giá đề văn ở mức khá khó, có sự phân hóa cao, phần nghị luận xã hội có câu hỏi khó nhất. "Em đánh giá đề thi hay, mở, có nhiều vấn đề để mình viết. Tuy nhiên, nếu thí sinh không ôn luyện kĩ thì sẽ cảm thấy khó với đề thi này. Em nghĩ mình được khoảng 7 điểm", Ngọc Trâm chia sẻ.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn hcm năm 2024
Thí sinh rời điểm thi sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên. Ảnh: Ngọc Lê

Trong khi đó, Nguyễn Hoàng Phi - Học sinh Trường THCS Lê Lợi lại tỏ ra hồ hởi, vì đã ôn thi "trúng tủ". Hoàng Phi tự tin đạt điểm 8 trở lên. "Câu Nghị luận văn học em chọn bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" để phân tích, đây là bài thơ em đã học rất kĩ. Ở câu Nghị luận xã hội là đề mở, thí sinh rất dễ viết", Hoàng Phi phấn khởi.

Buổi chiều, các thí sinh tiếp tục dự thi môn Tiếng Anh. Ngày 7.6 dự thi môn Toán và môn chuyên (nếu thí sinh đăng kí nguyện vọng trường, lớp chuyên).

Năm nay, tại TP Hồ Chí Minh có gần 114.000 học sinh tốt nghiệp THCS, trong đó 96.300 em đăng kí dự thi lớp 10 công lập. Trong số này, hơn 88.000 em thi lớp 10 thường, khoảng 6.900 thí sinh dự thi chuyên, 1.100 thí sinh dự thi lớp 10 tích hợp. Các trường THPT công lập tuyển khoảng 77.000 thí sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã bố trí 158 điểm thi. Trong đó có 147 điểm thi dành cho thí sinh thi vào lớp 10 thường và 11 điểm thi chuyên.

Nhận xét chung: Cấu trúc đề thi của năm nay tương tự như năm 2022-2023, gồm có 03 câu và (theo trục chủ đề và đọc hiểu 2 văn bản). Chủ đề "Để những nghĩ suy cất lên thành lời" của đề khá hay, độ phân hóa của đề thi rất tốt; do vậy, dự kiến phổ điểm trung bình dao động từ 6.0 - 7.0 điểm

Câu 1- Đọc hiểu: Ngữ liệu được lựa chọn khá tốt; các câu hỏi khai thác ngữ liệu kiểm tra được cả kĩ năng đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt của thí sinh. Câu hỏi số 4 (ý d) của phần này rất hay, thí sinh sẽ cần tư duy về cuộc sống, quan điểm của bản thân và đưa ra cách trình bày hợp lý. Tuy nhiên, câu hỏi số 3 (ý c) là một câu hỏi vận dụng, đòi hỏi thí sinh rút ra bài học, thông điệp từ nội dung văn bản nên sẽ cần chú ý về thời gian làm bài và cân đối với các nội dung sau.

Câu Nghị luận xã hội: Vấn đề đưa ra khá hay, đặt ra cho thí sinh sự suy nghĩ về tình yêu cuộc sống và sự lan tỏa những giá trị tích cực. Đối với yêu cầu này, thí sinh cần đưa ra những lý giải phù hợp, dẫn chứng rõ ràng để nêu bật quan điểm về việc tạo ra, lan tỏa những điều tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống; việc vận dụng các thao tác lập luận tốt, kết hợp với các dẫn chứng phù hợp sẽ là điểm nhấn cho bài làm của thí sinh. So với yêu cầu của năm trước khi chỉ ra mối quan hệ giữa thời gian và sự trưởng thành thì ở câu hỏi này, thí sinh có thể đạt được khoảng từ 2,0 - 2,25 điểm dễ dàng.

Câu Nghị luận văn học: Vẫn theo thông lệ, đề thi đưa ra 2 sự lựa chọn cho thí sinh

Đề 1: Lựa chọn một khổ thơ hoặc đoạn thơ bất kì để làm rõ tình yêu nước của con người Việt Nam, thí sinh có thể chọn một khổ thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính hoặc Mùa xuân nho nhỏ đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và tiến hành phân tích. Câu hỏi này không khó, thí sinh có thể lúng túng khi lựa chọn văn bản nhưng phần làm bài sẽ không gặp trở ngại lớn vì đây là 2 tác phẩm khá quen thuộc trong chương trình phổ thông.

Đề 2: Yêu cầu đề không mới, nếu không muốn nói là rất quen thuộc với thí sinh. Tuy vậy, cách đặt vấn đề của đề thi có khả năng gây nhiễu thông tin cho thí sinh.

Với yêu cầu viết bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ của bạn về tình cảm gia đình trong tác phẩm hoặc đoạn trích, thí sinh có thể lựa chọn văn bản trong sách giáo khoa hoặc ngữ liệu ngoài đều được; nhưng chia sẻ về "cách đọc" sẽ gây khó cho một số thí sinh khi viết vì khó để hệ thống, sắp xếp những suy nghĩ cá nhân trong thời gian ngắn. Những thí sinh thích lối tư duy mở sẽ cảm thấy hứng thú với cách đặt vấn đề này.