Dđất nước ta cs bao nhiêu loài chim nói chung

"Chim có tổ, người có tông", điều này được kiểm chứng khi đến với hệ sinh thái đất ngập nước sân chim Vàm Hồ vào mùa sinh sản. Sự ngạc nhiên đến bất ngờ - đó là tâm trạng của bất kỳ ai khi đến đây, trước sự đa dạng, kỳ thú của các tổ chim nói riêng và tổ của sinh vật khác nói chung.

Sân chim Vàm Hồ từ lâu đã được xem là nơi lưu giữ hạnh phúc, là nơi góp phần duy trì nòi giống, gia tăng đa dạng sinh học cho các loài chim. Cứ không ai bảo ai, khi mùa mưa đến, dù đi kiếm ăn đâu xa, các loài chim cũng biết tìm về chốn này để cùng nhau quần tụ, xây dựng tổ ấm lứa đôi…

Ở Vàm Hồ, mùa sinh sản của cồng cộc từ tháng 7 đến cuối tháng 9, cả chim trống và chim mái cùng nhau làm tổ bằng những cành cây nhỏ trên những cành cây đước và tràm bông vàng. Mỗi tổ có từ 2 - 6 trứng, ấp trong 15 đến 21 ngày. Sau khoảng 1 tháng chim non đã rời tổ để tự kiếm ăn một mình. Với hình dáng không cầu kỳ hoa mỹ, nhưng nơi đây từ bao đời đã là tổ ấm, cho ra đời biết bao nhiêu cồng cộc, mang vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất ngập nước luôn vang dội tiếng chim non ríu rít gọi bầy.

Khác với hình hơi tròn của cồng cộc, dòng dọc đã xây dựng tổ ấm cho mình vô cùng độc đáo, không thể lẫn với các loài khác. Nhiều tổ chim cầu kỳ với một ống dài ở phía trên, móc vào những nhánh bần và treo lơ lửng trên mặt nước, gần những tổ ong vò vẽ; giúp cho chim tránh được những kẻ săn mồi, nhưng cũng dễ bị phá bởi các loại thằn lằn như cắc ké.

Dđất nước ta cs bao nhiêu loài chim nói chung

Nhìn tổ chim dòng dọc do chim mái thiết kế và xây dựng, với những đường nét công phu, bền chặt, khiến ta không thể không khâm phục và liên tưởng đến sự tỉ mỉ và tinh tế của người phụ nữ, đảm nhận vai trò "xây tổ ấm" trong gia đình.

Tương phản lại sự công phu tỉ mỉ của tổ chim mái, tổ chim do dòng dọc trống xây dựng thể hiện sự lẹ làng nhưng cẩu thả.

Nếu nói nhìn cách bài trí nhà cửa, bếp núc để đánh giá phần nào tính cách gia chủ, có lẽ đúng khi nhìn qua cấu trúc, hình dáng tổ chim, ta có thể đoán tính cách từng loài cũng như giới tính của chúng. Tổ dòng dọc cầu kỳ khi là tác phẩm của chim mái, đơn giản hay ẩu tả, lấy lệ lấy có, đích thực là do chim trống.

Tuy nhiên, tổ dòng dọc trống vẫn còn đẹp hơn nhiều so với tổ vạc. Tổ vạc đơn giản chỉ bằng nhánh cây. Vạc là loài chim có số lượng lớn nhất ở sân chim Vàm Hồ. Tên khoa học của vạc Nycticorax có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là loài quạ đêm với thói quen đi kiếm ăn ban đêm của chúng.

Vạc thường làm tổ trên cây đước, cây tràm bông vàng. Ngoài ra, chạc tre cũng là nơi làm tổ an toàn cho vạc, bất chấp gai nhọn, đôi khi đã gây thương tích cho không ít chim bố và mẹ, khi chọn nơi đây để xây tổ ấm.

Dđất nước ta cs bao nhiêu loài chim nói chung

Mặc dù, với bản chất vốn cẩn thận và đa nghi, xây dựng mái ấm nơi địa hình khó khăn hiểm trở, nhưng vạc ở sân chim Vàm Hồ vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn bắt trộm chim non và trứng trong mùa sinh sản, thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9. Đây là vấn nạn, cần có biện pháp cứng rắn để răn đe, nhằm bảo vệ số lượng vạc nơi đây không bị sụt giảm do tác động của con người.

Điêng điểng là loài chim nước lớn, có một cái cổ rất dài, bộ lông màu nâu đen với nhiều sọc bạc trên lưng và mặt trên cánh. Khi săn mồi, thân chim chìm trong nước, chỉ có cổ nhô lên giống như con rắn, nên còn gọi là chim cổ rắn. Điêng điểng chỉ mới về sống tại Vàm Hồ từ năm 1997, thường đậu trên những nhánh cây cao nhất, cùng với cồng cộc. Tổ điêng điểng cũng đơn giản, gần giống với tổ vạc, rất hiếm bắt gặp trong sân chim.

Dđất nước ta cs bao nhiêu loài chim nói chung

Không cầu kỳ như tổ dòng dọc cái, cũng giống điên điển và vạc, cò xây dựng tổ ấm cho mình một cách đơn giản, kiểu như "nhà tranh vách đất" đơn sơ. Cả hai chim bố và mẹ cùng làm tổ bằng những nhánh cây nhỏ trên cây đước và một số cây khác. Bằng trách nhiệm và tình thương, chim bố và mẹ thay nhau bảo vệ một vùng lãnh thổ nhỏ bao quanh tổ, mỗi tổ có từ 3 – 5 trứng, được ấp ủ và thành chim non sau 21 đến 25 ngày.

Dđất nước ta cs bao nhiêu loài chim nói chung

Gia đình là tổ ấm, là nơi lưu giữ tình cảm thiêng liêng nhất của muôn loài. Xin ai đó đừng vì chút lợi ích riêng tư mà phá hoại cuộc sống yên bình của bất kỳ loài nào, dù chỉ là những sinh vật bé nhỏ, không có khả năng tự vệ, đặc biệt trước sự tấn công của con người. Hãy đến Vàm Hồ để chiêm ngưỡng những công trình của các kiến trúc sư tài ba, góp phần tô điểm thêm cho cuộc sống đa dạng trên hành tinh xanh.

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư. Các vùng chim hoang dã, chim di cư đã tạo nên các giá trị thiên nhiên vô cùng quan trọng. Qua đó giúp bảo tồn sự đa sạng sinh học, kích thích và phát triển du lịch, xây dựng hình ảnh đất nước.

Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường sống cũng như số lượng nhằm đảm bảo được tính đa dạng sinh học của các loài chim hoang dã, chim di cư. Có rất nhiều loài chim đã được bảo vệ theo quy định pháp luật như: sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa... Tuy nhiên, bên cạnh những biện pháp, chính sách, nỗ lực của Đảng và Nhà nước, các loài chim hoang dã, chim di cư vẫn bị săn bắt rất nhiều và đặt chúng rơi vào tình trạng “báo động đỏ”. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học ở địa phương nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Hơn thế nữa, việc săn bắt chim hoang dã, chim di cư cũng ảnh hưởng đến sự “uy tín” của Việt Nam trong việc thực thi các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đứng trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Nhiệm vụ của cơ quan về môi trường trong việc bảo tồn các loài chim là gì?

Theo mục 1 Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có những yêu cầu về công tác thực hiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

- Rà soát, đề xuất hoàn thiện, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; hướng dẫn quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng.

- Phối hợp với các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quan tăng cường bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư và đường bay xuyên biên giới, các vùng chim di cư quan trọng và điểm dừng chân của chúng tại Việt Nam; phối hợp với các tổ chức quốc tế thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát các đường bay quan trọng của các loài chim di cư.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát để hoàn thành và trình ban hành những quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư. Phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế tăng cường bảo vệ các loài chim cũng như là đường bay của chúng.

Dđất nước ta cs bao nhiêu loài chim nói chung

Những giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư tại Việt Nam mới nhất?

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có nhiệm vụ gì?

Theo mục 2 Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có những yêu cầu về nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau).

- Tăng cường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý các vùng chim hoang dã, di cư quan trọng của Việt Nam.

- Rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm săn, băn, bẫy các loài chim hoang dã, di cư.

- Tăng cường theo dõi, kịp thời phát hiện các bệnh, dịch có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia súc, gia cầm.

Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn và bắt giữ cũng như xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Áp dụng công nghệ để giám sát các loài chim?

Theo mục 6 Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu về công tác bảo vệ các loài chim dành cho Bộ Khoa học Công nghệ như sau:

- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm giám sát các loài chim di cư, bảo tồn và phục hồi các vùng chim hoang dã, di cư quan trọng của Việt Nam.

Như vậy, nhiệm vụ của Bộ Khoa học Công nghệ là phải triển khai nghiên cứu khoa học nhằm giám sát các loài chim di cư, chim hoang dã.

Chính quyền địa phương có nhiệm vụ gì trong việc bảo tồn các loài chim?

Theo mục 10 Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có những yêu cầu đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

- Tăng cường chỉ đạo thực hiện trên địa bàn các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt là Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2014/NĐ-CP; Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước, các vườn chim, sân chim và các vùng chim quan trọng trên địa bàn; tổ chức triển khai cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn ký cam kết về việc không mua bán, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp và xử lý nghiêm các cá nhân, cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm.

- Chỉ đạo các cấp chính quyền tại địa phương, cơ quan thực thi pháp luật tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, bẫy, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá dứt điểm các khu chợ, tụ điểm buôn bán các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật trên địa bàn.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, bắn chim hoang dã, di cư, không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chủ động đấu tranh, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư.

Theo đó, chính quyền địa phương cần tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên. Tăng cường giám sát, kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi săn bắt các loài chim, nếu phát hiện vi phải thì phải xử lý nghiêm để tạo tính răn đe trong cộng đồng.