Đau thắt lưng phải là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Cháu năm nay 24 tuổi. Cháu bị đau trên vùng thắt lưng bên phải hơi ngả về phía sau lưng, kèm theo cảm giác buồn đi đại tiện nhưng chưa đi được ngay (thường thì ngày cháu đại tiện 1 lần vào buổi sáng), thỉnh thoảng bị đau thêm 1 vài chỗ xung quanh bụng. Ngày cháu xì hơi, ợ hơi cũng nhiều ạ. Cháu bị như thế khoảng 3-4 hôm nay rồi. Bác sĩ cho cháu hỏi, đau thắt lưng bên phải là dấu hiệu của bệnh gì?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau thắt lưng bên phải là dấu hiệu của bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Dựa trên thông tin mô tả, bạn có tình trạng rối loạn tiêu hóa, có thể liên quan đến viêm dạ dày ruột. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn đại tiện: Hầu như tiến triển chậm, nhưng với mức độ nặng dần. Người bệnh thường cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, khi thì táo bón, lúc thì tiêu chảy, việc đi đại tiện không đều đặn như trước. Bệnh nhân có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại, hoặc cả hai thể táo bón và tiêu chảy xen kẽ thất thường.
  • Đau bụng: cơn đau vùng bụng có thể diễn ra âm ỉ hoặc bộc phát dữ dội. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, tuy nhiên cũng có khả năng ở nhiều chỗ khác nhau. Một số trường hợp cơn đau có thể lan ra phía sau lưng.
  • Đầy hơi khó tiêu: Đầy hơi là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất. Bệnh nhân có biểu hiện bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.

Bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hóa để được làm xét nghiệm như siêu âm bụng, xét nghiệm máu, có thể nội soi dạ dày (nếu cần).

Nếu bạn còn thắc mắc về đau thắt lưng, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Vì sao bạn xì hơi nhiều và nặng mùi?
  • Tại sao bạn cứ xì hơi?
  • Xì hơi nhiều là triệu chứng bệnh gì?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Khi xuất hiện hiện tượng đau thắt lưng bên phải, nhiều người cho rằng là do làm việc hoặc sinh hoạt sai tư thế, triệu chứng chỉ thoáng qua và không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu cơn đau này kéo dài thì đó có thể là cảnh báo về vấn đề sức khỏe, đặc biệt liên quan đến hệ xương khớp. Vậy chính xác thì bị đau thắt lưng bên phải là gì?

Đau thắt lưng bên phải là bệnh gì?

Triệu chứng đau thắt lưng bên phải là cơn đau xuất hiện ở phía bên phải lưng, có thể ở phần lưng dưới gần thắt lưng, hoặc vùng lưng phải phía dưới xương bả vai, đau vùng gần thắt lưng, mông gây đau nhức khi cúi người hoặc vận động.

Bệnh xương khớp

Đau lưng dưới có thể do nhiều nguyên nhân như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Chất nhầy ở đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng thoát ra ngoài gây chèn ép lên dây thần kinh, gây đau vùng lưng bên phải. Cơn đau cũng có thể lan dọc theo dây thần kinh tọa, bắt đầu từ lưng, kéo dài xuống đùi, xuống bàn chân và ngón chân.
  • Thoái hóa cột sống: Theo thời gian, các sụn khớp, xương, đĩa đệm bị bào mòn, suy yếu. Thoái hóa cột sống lưng gây đau thắt lưng âm ỉ, có xu hướng tăng lên khi vận động, kèm theo triệu chứng cứng khớp buổi sáng.
  • Hẹp đốt sống: Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng ống sống bị chèn ép bởi dây thần kinh hoặc gai xương, gây đau vùng lưng bên phải, tê bì và di chuyển khó khăn.
  • Khối u đốt sống: Các khối u bất thường trong và xung quanh cột sống có thể chèn ép dây thần kinh. Căn bệnh này khá nguy hiểm, gây đau lưng thẳng, yếu cơ, tê liệt, mất cảm giác ở tứ chi.
  • Viêm xương khớp: Theo thời gian, sụn của cơ thể bị bào mòn và mất kết nối khiến xương khớp dễ bị viêm nhiễm.
  • Hội chứng đau Myofascial (MPS): Hội chứng này gây đau ở các mô liên kết các cơ hoặc đĩa đệm cột sống, lâu dài gây đau ở phía bên phải lưng và lan sang các vùng khác của cơ thể.
  • Gãy xương cột sống: Sau chấn thương, các mảnh nhỏ của xương cột sống chèn ép hoặc đâm thủng tủy sống và dây thần kinh, gây đau vùng lưng phải, phía dưới xương bả vai.
  • Loãng xương: Loãng xương có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, thường biểu hiện là đau đột ngột ở vùng lưng trên bên phải hoặc đau dữ dội khi di chuyển.
    Đau lưng dưới có thể do nhiều nguyên nhân do xương khớp hoặc bệnh viêm nhiễm

Bệnh lý viêm nhiễm​​

Lưu ý một số bệnh viêm nhiễm liên quan đến đau thắt lưng bên phải:

  • Nhiễm trùng cột sống: Đây là một căn bệnh hiếm gặp khi vi khuẩn hoặc virus tấn công ảnh hưởng đến đĩa đệm, xương hoặc tủy sống. Ngoài dấu hiệu đau vùng lưng dưới bên phải còn có thể gây sốt, ngứa ran hoặc tê bì.
  • Căng cơ hoặc chấn thương: Căng cơ hoặc chấn thương làm tổn thương gân hoặc dây chằng, gây đau ở lưng trên bên phải và cánh tay bị hạn chế cử động.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng tế bào nội mạc tử cung bên ngoài tử cung ảnh hưởng đến các mô hoặc cơ quan xung quanh, dẫn đến đau lưng dưới bên phải và lan xuống mông.
  • Hội chứng ruột kích thích: Đó là một rối loạn của ruột già, gây co thắt, đau lưng dưới bên phải, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
  • Viêm ruột thừa: Viêm và sưng ruột thừa có thể gây đầy hơi, đau vùng thắt lưng bên phải.
  • Bệnh thận: Sỏi thận, nhiễm trùng thận, đau thận phải,… đều có thể gây đau thắt lưng bên phải, đau bụng, đau khi đi tiểu, sốt hoặc buồn nôn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi nhiễm trùng đường tiết niệu, cơ thể sẽ bị viêm gây đau thận, đau lưng dưới bên phải cùng với các triệu chứng như sốt, buồn nôn,...

Với trường hợp đau thắt lưng bên phải ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm và kéo dài hơn 1 tuần thì bạn nên đi khám để chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Cách khắc phục đau thắt lưng bên phải

Để điều trị đau thắt lưng bên phải, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Giảm đau tự nhiên

Khi đau lưng ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, chườm nóng/lạnh, massage lưng, hạn chế vận động. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng và cẩn thận.

Thuốc giảm đau

Để giảm đau nhanh hơn, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống viêm không steroid, acetaminophen, aspirin, thuốc giãn cơ,... để giảm đau thắt lưng bên phải. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm và khiến bạn phụ thuộc nhiều hơn vào thuốc.

Thuốc giảm đau giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức

Bài tập giãn cơ

Thực hiện các bài tập giãn cơ có thể làm giảm cơn đau thắt lưng phải, tăng cường cơ bắp, giúp cơ thể linh hoạt và ngăn ngừa các dấu hiệu khó chịu khác.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp lưu thông máu, tăng độ dẻo dai cho lưng. Đồng thời, phương pháp này còn nâng cao sức đề kháng, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể nhằm giảm thiểu tình trạng đau lưng và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp đau thắt lưng phải nghiêm trọng, nếu không đáp ứng hiệu quả các phương pháp trên, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Tùy vào nguyên nhân đau lưng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như tái phát bệnh.

Trị liệu thần kinh cột sống

Hiện nay, để điều trị vĩnh viễn chứng đau thắt lưng bên phải, nhiều chuyên gia khuyên thực hiện trị liệu thần kinh cột sống. Nhờ kỹ thuật nắn khớp xương nhẹ nhàng được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, chứng đau lưng sẽ được cải thiện, tránh tái phát mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Trị liệu thần kinh cột sống điều trị vĩnh viễn chứng đau thắt lưng bên phải

Cách phòng ngừa đau lưng bên phải

Có một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa đau thắt lưng bên phải:

  • Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D, kẽm, magie,... để xương chắc khỏe.
  • Tập thể dục phù hợp với sức khỏe.
  • Hạn chế nâng vật nặng.
  • Di chuyển đúng tư thế, cẩn thận.
  • Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 đến 12 tháng một lần để phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Nhìn chung, đau thắt lưng bên phải có thể kiểm soát được nếu bạn phòng ngừa và điều trị đúng cách. Nếu cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đi khám ngay lập tức.

Chủ đề