Đau nhức tai phải làm sao

  • Nhỏ tai bằng Axit axetic và corticosteroid

  • Đôi khi kháng sinh tại chỗ cần thiết

Trong viêm tai giữa cấp tính nhẹ và trung bình, thuốc kháng sinh và corticosteroid tại chỗ có hiệu quả. Đầu tiên, các mảnh biểu bì và tổ chức bệnh phải được lấy nhẹ nhàng và triệt để từ ống tai bằng ống hút hoặc que tăm bông dưới ánh sáng đầy đủ. Chống chỉ định bơm nước vào tai.

Bệnh viêm ống tai ngoài nhẹ có thể được điều tbằng cách thay đổi độ pH của ống tai bằng axit axetic 2% (hoặc dung dịch dấm) và bằng cách làm giảm viêm với hydrocortisone tại chỗ; liều là 5 giọt 3 lần ngày trong vòng 7 ngày.

Viêm ống tai ngoài mức độ trung bình phải cần thêm dung dịch kháng khuẩn hoặc huyền phù, chẳng hạn như ciprofloxacin, ofloxacin, hoặc neomycin / polymyxin (thành phần neomycin có tính nhạy cảm cao và dị ứng là phổ biến). Khi viêm ống tai tương đối nặng, nên đặt một meches tai vào ống tai và nhỏ với dung dịch Burow (5% nhôm acetate) hoặc thuốc kháng sinh 4 lần / ngày. Meches tai giúp những giọt thuốc sâu hơn vào trong ống tai ngoài khi ống tai bị sưng lên rất nhiều. Meches tai thay mỗi 24 đến 72 giờ (hoặc có thể rơi tự phát), sau đó sưng tấy có thể giảm đi đủ để cho phép nhỏ tai giọt trực tiếp vào ống tai.

Viêm ống tai ngoài nặng hoặc sự xuất hiện của viêm tấy mở rộng ra ngoài ống tai có thể cần kháng sinh toàn thân, như cephalexin 500 mg uống 4 lần ngày trong 10 ngày hoặc ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần ngày trong 10 ngày. Một thuốc giảm đau, chẳng hạn như NSAID hoặc thậm chí là thuốc uống opioid, có thể là cần thiết trong 24 đến 48 giờ đầu tiên.

Viêm tai ngoài do nấm đòi hỏi phải làm sạch toàn bộ ống tai và dùng thuốc chống nấm tại chỗ(ví dụ như tím gentian, cresylate acetate, nystatin, clotrimazole, hoặc thậm chí là cả axit acetic và rượu isopropyl). Tuy nhiên, các giải pháp này không nên được sử dụng nếu màng nhĩ bị thủng bởi vì chúng có thể gây ra đau nặng hoặc tổn thương tai trong. Làm thuốc tai hàng ngày và điều trị là cần thiết để có thể loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng

Tránh nước vào tai (ví dụ, đội mũ tắm, tránh bơi) được khuyên với bệnh nhân viêm tai ngoài và viêm tai ngoài do nấm.

Nhọt ống tai, nếu rõ ràng , nên được trích rạch và dẫn lưu mủ Tuy nhiên, vết trích rạch có ít giá trị nếu bệnh nhân được nhìn thấy ở giai đoạn sớm. Thuốc kháng sinh tại chỗ không có hiệu quả; kháng sinh đường uống chống tụ cầu cần được dùng. Thuốc giảm đau, như oxycodone với acetaminophen, có thể là cần thiết để giảm đau. Nhiệt khô cũng có thể làm giảm bớt đau đớn và nhanh hồi phục hơn.

  • Nhỏ một vài giọt hỗn hợp 1: 1 cồn và dấm (miễn là màng nhĩ còn nguyên vẹn) ngay sau khi bơi có thể giúp ngăn viêm ống tai ngoài do bơi (và cũng là một phương pháp điều trị tốt cho nấm ống tai.

Đau tai là một vấn đề phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Cơn đau tai có thể xuất hiện thình lình và gây cảm giác nhói, hoặc gây mờ mắt và đau âm ỉ. Có nhiều nguyên nhân khả dĩ gây đau tai như nhiễm trùng xoang, ráy tai, viêm amidan, và nghiến răng. Nhưng loại nhiễm trùng tai thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp tính, hay nhiễm trùng tai giữa, và đặc trưng là phần tai giữa sưng và nhiễm trùng.

KIỂM SOÁT ĐAU TAI VÀ NHIỄM TRÙNG TAI

Đau tai là 1 trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Các bậc phụ huynh thường hay phải đưa trẻ đi khám đau tai. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị đau là do nhiễm trùng tai giữa, hay còn gọi là viêm tai giữa.1,2

Nguyên nhân gây đau tai là gì?

Ống Eustachian – kết nối mũi và tai – bị nhiễm trùng và gây ra tình trạng viêm tai giữa. Khi trẻ bị cảm lạnh, ống Eustachian có thể bị nghẹt, tạo dịch bên trong tai, dẫn đến đau tai.1,2

Trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn bởi vì sức đề kháng của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Khi một đứa trẻ tròn sáu tuổi, trẻ sẽ ít bị nhiễm trùng tai hơn vì ống Eustachian đã hoàn chỉnh và ít có bị nghẹt hơn. 1,2

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng chính của viêm tai giữa là:1-4

  • Đau tai
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Chảy nước tai
  • Điếc nhẹ
  • Khó ngủ
  • Chán ăn.

Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, thì chứng viêm tai giữa thường rất khó phát hiện. Hơn nữa, khi nhìn thấy các triệu chứng sau ở trẻ, phụ huynh rất dễ cho rằng trẻ chỉ đang mệt hay khó chịu mà thôi 1-4

  • Kéo hoặc giật tai
  • Cáu gắt
  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Chán ăn

  • Mất thăng bằng
  • Sốt
  • Mệt mỏi hoặc khó ngủ
  • Điếc nhẹ.

Cách kiểm soát cơn đau tai ở trẻ em

Thường thì chứng viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Khi điều trị tại nhà, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol để giảm đau, vì thuốc có thể xoa dịu cơn đau do viêm tai giữa và giúp hạ sốt. Không dùng Aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi đang bị sốt.1,3,4

CHVN/CHPAN/0015/16m

Tài liệu tham khảo

1.    Scottish Intercollegiate Guidelines Network. Diagnosis and management of childhood otitis media in primary care. A national clinical guideline. SIGN 66. February 2003. Available at: //www.sign.ac.uk/pdf/sign66.pdf

2.    UK NHS Choices. Otitis media. Available at: //www.nhs.uk/conditions/otitis-media/Pages/Introduction.aspx?print=634161067689386100. Accessed July 2010.

3.    American Academy of Pediatrics and American Academy of Family Physicians. Clinical Practice Guideline. Subcommittee on management of otitis media. Diagnosis and management of acute otitis media. Pediatrics, 2004; 113: 1451-1465. Available at: //aappolicy.aappublications.org/cgi/reprint/pediatrics;113/5/1451

4.    UK NHS Choices. Reye’s Syndrome. Available at: //www.nhs.uk/conditions/reyes-syndrome/Pages/Introduction.aspx. Accessed July 2010.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ 40-60% trẻ bị sốt mỗi năm. 37°C là nhiệt độ bình thường của cơ thể, tuy nhiên nhiệt độ này

Xem thêm

Sốt ở trẻ em – khi nào cần gặp bác sĩ

Trẻ bị sốt khi thân nhiệt đo bằng đường miêng cao hơn 37,5°C . Điều này rất thường gặp và trong hầu hết các trường hợp triệu chứng sốt sẽ tự thuyên giảm.

Xem thêm

Cách xử lý tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ

Trẻ em cũng có thể bị đau đầu và thường thì trẻ sẽ than với bố mẹ. Trẻ đau đầu thường là do trong người không khỏe hoặc bị nhiễm vi-rút.

Xem thêm

Chứng cảm lạnh thường gặp ở trẻ em và cách kiểm soát

Cảm lạnh là triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung thường dễ bị cảm lạnh hơn so với

Xem thêm

Video liên quan

Chủ đề