Danh sách lỗi vi phạm ở trường thpt củ chi năm 2024

Báo cáo về kỳ thi, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, tổng số thí sinh dự thi là 1.012.398, đạt tỷ lệ 98,86% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi. Số thí sinh vi phạm quy chế thi là 41 thí sinh bị đình chỉ thi (Ngữ văn 12 thí sinh, Toán 4 thí sinh; Khoa học tự nhiên 11 thí sinh; Khoa học xã hội 11 thí sinh; Ngoại ngữ 3 thí sinh. Trong đó, có 1 thí sinh mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi, 40 thí sinh mang điện thoại vào phòng thi). Số cán bộ coi thi dừng thực hiện nhiệm vụ là 6.

Dù Bộ GD-ĐT đã tập huấn, quán triệt nghiêm về công tác coi thi, công tác ngăn ngừa thiết bị công nghệ cao để chống gian lận, nhưng trong ngày 28/6 vẫn xảy ra vụ lọt đề thi, Toán và Văn ra ngoài. Cán bộ, thí sinh chủ động phát hiện các thiết bị công nghệ cao (điện thoại, đồng hồ thông minh…) với 40 trường hợp. Đặc biệt, có 1 thí sinh tại Vĩnh Phúc đã phát hiện và báo giám thị về 1 thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Đánh giá sơ bộ, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi trên cả nước. Công tác chuẩn bị tổ chức thi được thực hiện chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện. Việc tổ chức coi thi tại tất cả các điểm thi bảo đảm nghiêm túc, đúng kế hoạch.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, đề thi cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức thi. Theo đánh giá ban đầu của thí sinh, giáo viên và dư luận xã hội, đề thi các bài thi/môn thi nằm trong chương trình THPT, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng có sự phân hóa phù hợp đạt mục đích làm căn cứ xét công nhận tốt nghiệp phổ thông và cung cấp dữ liệu tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo sử dụng trong tuyển sinh. Do kỳ thi được triển khai trên diện rộng, với sự tham gia của hơn một triệu thí sinh nên không tránh khỏi những tình huống phát sinh cần xử lý. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm quy chế của thí sinh đã được kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng quy định của quy chế thi, bảo đảm tính nghiêm minh của kỳ thi. Cho đến thời điểm này, trên phạm vi toàn quốc chưa ghi nhận hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức.

Bộ GD-ĐT thừa nhận, công tác phòng chống gian lận công nghệ cao đã được quán triệt và là một trong những nội dung trọng tâm được tập huấn từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình coi thi, cá biệt còn một số thí sinh cố tình vi phạm quy chế sử dụng điện thoại trong phòng thi và một số giáo viên chưa thực hiện đúng, đủ quy trình quy định khi coi thi. Trong đó, có việc 2 thí sinh tại Cao Bằng và Yên Bái sử dụng điện thoại di động chụp ảnh đề thi gửi cho người thân nhờ giải đề thi. Cục An ninh chính trị nội bộ đang tiếp tục làm rõ những vấn đề khác có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. Hai sự việc trên không ảnh hưởng đến kết quả tổ chức kỳ thi.

Tại họp báo, báo chí chất vấn về đề thi Ngữ văn có một số ngữ liệu trùng lắp với thi của địa phương. Cấu trúc đề thi được cho là theo lối cũ, không khuyến khích sự sáng tạo của thí sinh.

Theo GS Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng ban đề thi, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, tinh thần chung là đề thi vẫn giữ ổn định như các năm, không ra ngoài chương trình, bảo đảm tính phân hóa để đạt mục tiêu của kỳ thi. Năm nay, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đưa vào quy trình kiểm soát các nội dung để tránh trùng lắp, có sử dụng phần mềm rà soát, cùng Bộ Công an quét số lượng rất lớn các đề thi, câu hỏi mà đã sử dụng, tương tự tránh “‘đạo văn”. Quy trình được sử dụng cho tất cả các môn, vì thế hạn chế được nhiều phần trùng lặp. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào dữ liệu của chúng ta có.

Về phản ánh cho rằng đề thi Ngữ văn vẫn cũ, chưa thoát khỏi văn mẫu, ông Hà cho rằng, về nghị luận văn học, ban đề thi sử dụng các ngữ liệu ngoài chương trình, gần gũi với đời sống, có tính thời sự, có tính giáo dục cao. Còn về phần làm văn, ở thời điểm hiện tại do quy định của chương trình nên chưa thể bảo đảm tính mở cao, khi triển khai chương trình mới thì sẽ làm tốt vấn đề này hơn.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Hà, mọi kỳ thi đều đặt tính công bằng của thí sinh lên cao nhất, muốn thế về đề thi phải bảo đảm được tính phân hóa của đề thi. Nguyên tắc ra đề thi là phải bảo đảm cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Nếu đạt được nguyên tắc đó thì bảo đảm phân hóa tốt. Đề thi năm nay bảo đảm lần lượt 50% cho mức độ nhận biết, 25% cho thông hiểu và 25% cho vận dụng và vận dụng cao. Trả lời câu hỏi về quy trình làm đề thi để tránh “thao túng” đề thi, ông Nguyễn Ngọc Hà nhấn mạnh, đầu tiên phải là tính bảo mật, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh so với quy trình trước đó, bảo đảm người được lựa chọn giới thiệu câu hỏi và người được lựa chọn câu hỏi là khác nhau.

Về xử lý đối với 2 thí sinh làm lọt đề thi ra ngoài, ông Huỳnh Văn Chương nhấn mạnh, đó vi phạm quy chế thi, đã bị xử lý, bị đình chỉ thi, Bộ Công an và Bộ GD-ĐT đang tiếp tục phối hợp xác minh các bên liên quan để xử lý theo pháp luật tùy mức độ. Trả lời tại họp báo, Thiếu tướng Trần Đình Chung, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03), Bộ Công an cho biết, về vụ lọt đề thi ra ngoài, thí sinh truyền ra thì phải có người nhận bên ngoài. Sau khi sự việc xảy ra Bộ Công an đã ngay lập tức xác minh được người nhận, điều tra, đến nay chưa nhận thấy việc lời giải đã chuyển vào phòng thi.

Cũng theo Thiếu tướng Trần Đình Chung, chúng ta có Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, không còn khái niệm lọt, chỉ là lộ bí mật Nhà nước. Bộ Công an sẽ xem xét kỹ về trường hợp 2 thí sinh, điều tra rõ ràng về mức độ, cả tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, sau đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, nếu phải áp dụng xử lý hình sự thì xử hình sự, không thì xử lý hành chính. Nhưng quan điểm của Bộ Công an là trước khi xử lý cũng phải tính toán tính nhân văn với các em. Bộ sẽ tiếp tục thẩm tra, xác minh, kết quả điều tra sẽ được công khai…