Danh sách đen của nhà tuyển dụng

Để có thể tìm kiếm một công việc phù hợp là điều không hề dễ dàng. Bạn phải trải qua các quá trình như viết một sơ yếu lý lịch ấn tượng với các nhà tuyển dụng, tự tin tỏa sáng so với các ứng viên xuất sắc cùng lọt vào danh sách vòng phỏng vấn. Có rất nhiều bạn tự tin ở khả năng, kinh nghiệm của mình nhưng mãi vẫn không tìm được việc, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng quan trọng mà bạn chưa biết trong suốt quá trình săn việc này.

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khiến bạn khó có thể lọt được vào mắt xanh của nhà tuyển dụng:

1. Rải CV cho các vị trí khác nhau trong công ty

Thay vì đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng, tìm hiểu rõ về công ty, công việc mà mình ứng tuyển, có rất nhiều ứng viên lại “rải thông tin” đến hàng chục công ty và chỉ dùng một mẫu CV, thậm chí còn áp dụng cho nhiều vị trí trong công ty. Đây là một trong những sai lầm khi tìm việc trực tuyến. Bởi lẽ các nhà tuyển dụng thường không có cảm tình với những hồ sơ CV chuẩn bị theo dạng “sản xuất hàng loạt” như vậy. Chưa kể đến việc khi bạn gửi hàng loạt hồ sơ đồng nghĩa với việc bạn không có sự chuẩn bị đầy đủ nhất về thông tin công ty, công việc ứng tuyển, sản phẩm, dịch vụ và thị trường, các điểm mạnh - yếu của công ty, lý do tại sao công ty lại tuyển dụng bạn, mang theo những thứ cần thiết khi đi phỏng vấn… 

Vì vậy, hãy chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng, tập trung vào vị trí phù hợp tại những công ty khác nhau, bạn mới có thể gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho chính mình. 

2. Không yêu cầu đặt bất kỳ câu hỏi nào trong khi phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn, có nhiều ứng viên cho rằng nhiệm vụ của mình chỉ là lắng nghe câu hỏi của nhà tuyển dụng và cố gắng trả lời chúng một cách ấn tượng nhất. Vậy nên khi được đề nghị đặt câu hỏi ngược lại, họ cảm thấy lúng túng và không có cách trả lời phù hợp. Đây cũng được coi là một trong những phần chuẩn bị trước khi bạn bước vào vòng phỏng vấn. Người phỏng vấn luôn hy vọng rằng bạn sẽ có những câu hỏi để hỏi ngược lại họ và nếu bạn ấp úng chẳng biết hỏi gì, thì họ cho rằng bạn không chuẩn bị cho cơ hội làm việc một cách nghiêm túc.

Vậy nên đừng tỏ ra lúng túng, cũng đừng lắc đầu từ chối đặt câu hỏi cho người phỏng vấn. Hãy xem đây là một cơ hội vàng để biết thêm thông tin và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí mà bạn phỏng vấn.

3. Thể hiện cảm xúc cá nhân

Cho dù bạn cảm thấy như thế nào, vui mừng hay chán nản thì cũng đừng thể hiện cảm xúc đó ra ngoài, giữ thái độ chăm chú, bình tĩnh và cố gắng tỏ ra quan tâm đến cuộc nói chuyện. Thái độ trong suốt buổi phỏng vấn có thể tiết lộ tính cách và khả năng của bạn khi làm việc.

Việc xen cảm xúc cá nhân vào công việc có thể cho thấy một người thiếu chuyên nghiệp và thiếu đi sự chín chắn. Vậy nên điều bạn cần phải làm là kiểm soát cảm xúc cá nhân, cư xử lịch sự và công bằng. Có như vậy, bạn mới không bị nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng.

4. Che giấu thông tin cần thiết

Che giấu những thông tin tiêu cực về bạn không phải là cách hay trong buổi phỏng vấn. Hãy chuyên nghiệp, nhưng chân thật. Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể biết được những điều đó dù sớm hay muộn thông qua mạng xã hội, mạng lưới quan hệ hay qua công ty cũ của bạn. Nếu nhà tuyển dụng bóc mẽ bạn ngay trong buổi phỏng vấn, cơ hội có việc làm của bạn gần như là con số 0 tròn trĩnh. Chẳng có ai muốn thuê người mà họ không tin tưởng cả.

Vì vậy, nếu được hỏi, bạn không nên từ chối trả lời hoặc phủ nhận vì điều này có thể khiến bạn ngay lập tức bị loại khỏi vòng phỏng vấn. Hãy lựa chọn từ ngữ phù hợp và thừa nhận sai lầm của mình. Đừng quên rút ra bài học và cách bạn vượt qua sau những thất bại đó. Điều này thậm chí còn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn cả những lời hoa mĩ khác.  

5. Quên thông tin liên lạc của bạn

Có thể bạn cho rằng điều nhà tuyển dụng quan tâm là kỹ năng làm việc, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm bản thân,…

Tuy nhiên, một trong những điều cơ bản mà các ứng viên hay bỏ quên chính là thông tin liên lạc. Thực tế, nhà tuyển dụng có cách để liên hệ với bạn, nhưng họ chỉ làm vậy nếu bạn thực sự xuất sắc. Còn nếu không, họ dễ dàng loại bỏ bạn bởi điều này cho thấy bạn là người thiếu cẩn thận và chuyên nghiệp.

Phương Thảo

Có 2 cách thêm ứng cử viên vào Danh sách đen: – Cách 1: Thông qua email ứng dụng từ VietnamWorks 1. Mở email thông báo ứng tuyển của ứng viên cần đưa vào Danh Sách Đen 2. Chọn “Báo hồ sơ ứng tuyển này là Spam” (ở phần cuối của email)

– Cách 2: Thông qua trang web VietnamWorks: 1. Nhấp chọn ‘Ứng viên’ 2. Chọn việc làm 3. Đánh dấu vào tên của các ứng viên sẽ được thêm vào Danh sách đen 4. Chọn ‘Vào danh sách đen’

● Để xóa ứng viên khỏi Danh Sách Đen: 1. Chọn mục “Ứng Viên” 2. Chọn “Danh Sách Đen”

3. Đánh dấu chọn trước tên ứng viên cần xóa khỏi Danh Sách Đen

4. Chọn “Xóa khỏi danh sách từ chối”

Khi bạn xem một tin đăng tuyển của một nhà tuyển dụng bất kỳ, nếu xuất hiện dòng thông báo “Bạn không thể nộp đơn ứng tuyển vào vị trí này theo yêu cầu Nhà Tuyển Dụng. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn hiểu thêm về vấn đề này, vui lòng nhấp vào đây”, điều đó có nghĩa là bạn đã bị nhà tuyển dụng thêm vào “Danh sách đen”. Bạn sẽ không thể ứng tuyển cho vị trí nào được đăng từ nhà tuyển dụng này.

Việc thêm ứng viên vào “danh sách đen”là một chức năng dành cho Nhà tuyển dụng nhằm ngừng nhận hồ sơ từ ứng viên không mong muốn. Vì vậy, việc này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Nhà tuyển dụng.

Là nguồn nhân lực tiềm năng trên thị trường lao động hiện nay, Gen Z (những người sinh sau năm 1997) ngày càng thể hiện sự tự tin, khả năng chủ động tiếp cận với công việc và tinh thần sẵn sàng theo đuổi đam mê của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào những cố gắng của chúng ta cũng được nhà tuyển dụng ghi nhận, thậm chí còn bị từ chối đầy thờ ơ và lạnh nhạt.

Mới đây, một tâm thư của gen Z trải lòng về chuyện ứng tuyển đã được cư dân mạng nhanh chóng truyền tay nhau. Câu chuyện được chia sẻ trong group Hội Review công ty có tâm và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Theo đó, một bạn trẻ gen Z đã ứng tuyển vào một công ty có tiếng - nơi bạn luôn mơ ước được làm việc, với một một CV được chăm chút cẩn thận và đầy tự hào bởi những kinh nghiệm có được trong quá trình làm cộng tác viên cho chính công ty này. Song, mọi sự cố gắng đều đổ sông đổ bể khi bạn nhận được lá thư phản hồi đầy phũ phàng từ phía nhà tuyển dụng.

Gen Z này cũng chia sẻ thêm, trước khi đăng ký ứng tuyển vào công ty, cậu bạn cũng từng có thời gian làm cộng tác viên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong quá trình làm cộng tác viên, cậu có cơ hội được tiếp xúc với một dự án mà cậu cực kỳ tâm huyết. Trong một năm đầu tiên triển khai, dự án gặp phải khó khăn, tất cả thành viên hầu như đã rời bỏ, cậu bạn này vẫn chăm chỉ gánh vác thay công việc của cả đội, dù không nhận được đồng trợ cấp hay lương thưởng nào. Khi dự án thành công, đem lại doanh thu lớn cho công ty, đội quản lý dự án trở mặt, không cho cậu tiếp tục làm việc. Sau một thời gian, chính đội quản lý dự án đã bị công ty đuổi việc do bị người dùng tố cáo lạm dụng quyền hạn để tham nhũng.

Về phần bạn trẻ gen Z, từ khi tách ra khỏi dự án, cậu luôn nung nấu mong ước quay lại làm việc cho công ty, tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Cậu tự hào đem những kinh nghiệm tích lũy được từ dự án năm xưa để ứng tuyển vào công ty với vị trí mới, nhưng bị công ty từ chối - thậm chí còn đưa vào danh sách đen. Tất cả vì một lý do - bởi vì cậu đã từng làm việc với đội quản lý gây ra bê bối trong công ty.

Người bạn trẻ không khỏi ấm ức khi công ty không quan tâm tới lời giải thích của người trong cuộc mà vội vàng quy chụp cậu là đồng phạm của vụ bê bối. Cuối tâm thư, cậu cay đắng chia sẻ: "Hóa ra, em không là gì đối với họ. Em cảm thấy phí 4 năm theo đuổi công ty để thực hiện ước mơ. Nếu có người của công ty đó trong này, em xin hứa sẽ đánh bật công ty này ra khỏi Big 3 của ngành để họ biết đã bỏ qua một ứng viên cực kỳ tâm huyết".

Ảnh minh họa

Phía dưới bài viết, nhiều người bày tỏ sự đồng cảm cũng như động viên cậu bạn tiếp tục phát triển, vì còn nhiều cơ hội phía trước đang đón chờ những người trẻ giỏi giang, được việc. Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng cậu bạn này quá đề cao giá trị của bản thân dẫn đến việc ấm ức khi gặp khó khăn và quay sang vùi dập công ty cũ.

"Xem các mốc có lẽ mình ngang tuổi bạn, nhưng khâm phục bạn vì sự kiên trì, cố gắng cũng như tài năng. Mình hiểu bạn bị từ chối công việc mong muốn một cách đầy oan ức, nhưng thiết nghĩ bạn có tài năng và đam mê thì trước sau cũng sẽ trở thành người dẫn đầu, nên đừng lấy việc thách thức công ty làm mục tiêu sự nghiệp. Hy vọng bạn sẽ nghĩ thoáng hơn, và chúc bạn tìm được công việc như ý muốn".

"Thế hệ già cỗi như mình thực sự rất nể thế hệ gen Z các bạn, thông minh, nhiều ý tưởng sáng tạo và quan trọng nhất là có rất nhiều đam mê, đôi khi lấn át cả những lợi ích khác như công danh, tiền bạc. Đó là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của gen Z, vì vậy, dù ham muốn cống hiến đến mấy, cũng nên giữ lại một chút cho riêng mình, để tìm vị thế của mình trong mắt các sếp. Nếu cảm thấy mọi thứ không rõ ràng, hay nhanh chóng rời bỏ, đừng để bị lợi dụng bòn rút năng lực".

"Có lẽ bạn cần thay đổi về cách suy nghĩ của mình với câu chốt. Dù chưa biết tài năng của bạn thế nào, nhưng hãy luôn khiêm tốn để có thể học hỏi nhiều hơn".

"Còn trẻ còn nhiệt huyết thì cứ làm gì mình cho là đúng. Nhưng cũng không nên tự tin quá, vì tự tin quá cũng là nhược điểm đó em à".

"Nếu bạn thực sự có năng lực và chứng minh được giá trị của mình đối với công ty thì chắc chắn không thiếu công ty tuyển dụng bạn. Mình thấy không cần thiết phải thách thức công ty cũ. Chúc bạn thành công và thành công hơn sau này để họ thấy được thực lực của chính mình".

Video liên quan

Chủ đề