Đánh giá về gười hàn quốc

Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2022 được công bố gần đây, Hàn Quốc xếp hạng 59 trên 146 quốc gia trong bảng xếp hạng hạnh phúc.

Lý do gì mà quốc gia phát triển thuộc hàng top thế giới lại được xếp hạng thấp đến vậy? Hàn Quốc có thực sự không hạnh phúc?

Hàn Quốc xếp 59/146 về mức độ hạnh phúc và đứng đầu về số vụ tự tử

Đánh giá về gười hàn quốc

Báo cáo SDSN

Vào ngày 18 tháng 3, Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững (SDSN) đã công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2022, trong đó tiết lộ rằng Hàn Quốc xếp thứ 59 trong số 146 quốc gia về mức độ hạnh phúc. Mặc dù có GDP và tuổi thọ trung bình cao, các mặt khác như hỗ trợ xã hội, tự do và lòng khoan dung lại giảm sút.

Đánh giá về gười hàn quốc

Con số này phản ánh chất lượng cuộc sống hiện tại của người dân Hàn Quốc. Năm 2020, Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy Hàn Quốc đứng đầu về số vụ tự tử trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Ngoài thống kê này, Hàn Quốc cũng đứng đầu về số người bị trầm cảm với 36,8% dân số. Điều này cho thấy rất nhiều người Hàn đang không hài lòng và cảm thấy tuyệt vọng với cuộc sống hiện tại.

Đánh giá về gười hàn quốc

Tính đến năm 2020, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng gấp 200 lần so với năm 1960. Con số này cao hơn 24 lần so với mức trung bình toàn cầu trong khoảng thời gian này, do đó có thể thấy tốc độ tăng trưởng của của đất nước này là rất lớn. Mặc dù đã trở thành quốc gia có thu nhập cao trong một thời gian ngắn nhưng mức độ hạnh phúc của người Hàn lại liên tục giảm. Tại sao lại vậy?

Tại sao người Hàn không hạnh phúc?

1. Thiếu sự tin tưởng trong xã hội

Đánh giá về gười hàn quốc

Sự tương trợ xã hội không chỉ liên tục giảm ở Hàn Quốc mà khoảng cách giữa các thế hệ cũng ngày càng gia tăng. Khi được hỏi liệu người Hàn có thể nhận được sự giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp hay không, câu trả lời "không" có tỷ lệ cao hơn các nước khác.

Nói cách khác, 25% người Hàn Quốc cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội đến nỗi nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào phát sinh hoặc bất kỳ tình huống khẩn cấp nào xảy ra, họ cho rằng không có ai để gọi trợ giúp. Mức tương trợ xã hội trung bình của OECD là 88,6% còn Hàn Quốc hiện là 75,9%.

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng người Hàn lớn tuổi ngày càng cảm thấy bị cô lập khi họ tiếp tục già đi. Xu hướng mất kết nối xã hội này khiến các cá nhân càng khó thoát ra khỏi tình trạng chán nản khi thời gian trôi qua và ngày càng có suy nghĩ tiêu cực.

2. Một nền văn hóa hòa trộn

Đánh giá về gười hàn quốc

Mỗi nền văn hóa đều có những sắc thái riêng thể hiện cách các thành viên trong xã hội tương tác với nhau. Một nét văn hóa Hàn Quốc ảnh hưởng sâu sắc đến cách suy nghĩ và hành động của người Hàn là Nunchi (눈치).

Nunchi là khả năng lắng nghe và đánh giá tâm trạng và ý kiến của người khác. Về cơ bản, người Hàn thường rất hay để ý ánh mắt của người khác, hành động dựa trên giả định về việc số đông sẽ nhìn nhận nó như thế nào. Kết quả của quan niệm này, nhiều người Hàn sống với suy nghĩ rằng làm việc khác với số đông hoặc làm bất cứ điều gì khiến mình nổi bật là một điều xấu.

Chính điều này đã khiến cho nhiều người Hàn không thể tự do hiện bản sắc cá nhân, họ sợ bị người khác nói này nói kia nếu làm điều gì đó khác biệt.

3. Bệnh thành tích và chủ nghĩa cá nhân

Đánh giá về gười hàn quốc

Trong phần lớn cuộc đời, người Hàn luôn tập trung vào thành tích. Học sinh cấp 3 học tập không ngừng để có thể vào được các trường đại học hàng đầu. Sau khi tốt nghiệp đại học, họ lại cạnh tranh khốc liệt để được vào các công ty lớn.

Từ khi còn trẻ và trong phần lớn cuộc đời trưởng thành, họ luôn phải cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất trong một môi trường cạnh tranh cao. Nếu họ không đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong số này, họ sẽ cảm thấy thất vọng và mất mát vô cùng. Ngoài ra, việc thất bại trong học tập, thi cử, tìm việc cũng làm họ lo sợ rằng những người xung quanh sẽ chê cười, khinh thường.

Kết quả của một xã hội Hàn Quốc luôn cạnh tranh và coi trọng thành tích đã khiến nhiều người trẻ bị tước đoạt hạnh phúc khi còn trẻ và họ không thể tìm thấy hạnh phúc, mục tiêu sống thực sự của cuộc đời.

4. An toàn nhưng không ổn định

Đánh giá về gười hàn quốc

Vào năm 2016, Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc đã so sánh tỷ lệ tội phạm và tỷ lệ lo lắng của các nước châu Âu và Hàn Quốc. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tội phạm của Phần Lan là cao nhất với 26,7% nhưng tỷ lệ lo lắng lại khá thấp với kết quả là 6,8%. Mặt khác, Hàn Quốc có tỷ lệ tội phạm cực kỳ thấp là 1,5%, nhưng tỷ lệ lo lắng lại khá cao, đạt mức 23,1%. Tại sao người Hàn Quốc lại luôn cảm thấy căng thẳng trong khi đất nước rất an toàn?

Điều này có thể do người Hàn Quốc vốn dĩ rất nhạy cảm với cách họ được nhìn nhận và cách họ tương tác với xã hội xung quanh. Ngoài ra, việc các phương tiện truyền thông đưa tin về tội phạm cũng kích thích sự lo lắng của người Hàn. Vì thế, sự lo lắng chiếm một khoảng lớn trong tâm lý của nhiều người Hàn Quốc.

5. Không chú trọng kiểm tra sức khỏe tâm thần

Đánh giá về gười hàn quốc

Trong khi người Hàn rất cảnh giác và chủ động khi nói về sức khỏe thể chất thì đối với sức khoẻ tâm thần, họ gần như hoàn toàn không muốn đề cập đến. Dù chỉ bị cảm lạnh, người Hàn cũng đến bệnh viện nhưng khi có dấu hiệu của trầm cảm họ lại cảm thấy khó khăn và trốn tránh việc thăm khám.

Người Hàn bị trầm cảm có thể là hệ quả của một xã hội luôn phải kìm chế bản thân, để ý người khác nói gì, nghĩ gì về mình.

6. Xã hội của Ppalli Ppalli

Đánh giá về gười hàn quốc

Ppalli ppalli (빨리 빨리) có nghĩa đen là "nhanh lên". Văn hóa ppalli ppalli là ví dụ điển hình về cách xã hội vận hành ở Hàn.

Khi sống ở Hàn Quốc, mọi thứ đều phải được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Có thể trong 1 khía cạnh nào đó, văn hóa này tạo ra những điều tích cực, tăng hiệu suất công việc nhưng mặt khác nó cũng có thể tạo ra áp lực lớn trong làm việc và sinh hoạt. Chính văn hoá này khiến người Hàn lúc nào cũng bận rộn và cảm thấy thiếu thời gian.

7. Bất bình đẳng kinh tế và chênh lệch thu nhập

Đánh giá về gười hàn quốc

Trong bảng xếp hạng về chênh lệch lương giữa nam và nữ do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Hàn Quốc xếp cuối cùng trong số 28 quốc gia được khảo sát. Mức độ bất bình đẳng xã hội ở Hàn Quốc của nhóm 20% dưới cùng cao hơn khoảng 7 lần so với nhóm 20% trên cùng. Chỉ số này cao hơn 5,4 lần so với mức trung bình của OECD.

Sự bất bình đẳng kinh tế ngày càng lớn cũng 1 phần là do khoảng cách thu nhập ngày càng tăng giữa các công ty nhỏ và lớn, giữa nhân viên chính thức và không chính thức. Theo Báo cáo Bất bình đẳng Thế giới năm 2022, thu nhập trung bình của một người trưởng thành Hàn Quốc tương đương với thu nhập của một người ở Tây Âu. Tuy nhiên, mặc dù có thu nhập như nhau, nhưng mức độ bất bình đẳng ở Tây Âu thấp hơn. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng là một vấn đề mà xã hội Hàn Quốc đang phải đối mặt, gây ra nhiều sự xung đột giữa các nhóm.

8. Thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Đánh giá về gười hàn quốc

Một lý do khác khiến người dân Hàn Quốc ngày càng không cảm thấy hạnh phúc là do thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hàn Quốc xếp thứ 37 trên 40 trong bảng xếp hạng mức độ cân bằng công việc và cuộc sống.

Điều này là do số lượng giờ làm việc cao của hầu hết người dân Hàn Quốc. Mặc dù thời gian làm việc hợp pháp của một nhân viên bình thường là 8 giờ/ ngày nhưng rất nhiều người phải làm thêm giờ, dành nhiều thời gian để làm việc hơn là để tận hưởng cuộc sống.