Đánh giá rủi ro và tuân thủ theo năm 2024

Bên cạnh hoạt động Kiểm soát nội bộ là hoạt động cốt lõi trong toàn bộ hệ thống Kiểm soát nội bộ, Quản Trị Rủi Ro (QTRR)

Bên cạnh hoạt động Kiểm soát nội bộ là hoạt động cốt lõi trong toàn bộ hệ thống Kiểm soát nội bộ, Quản Trị Rủi Ro (QTRR) chính là nền tảng bảo đảm an toàn trong hệ thống kiểm soát nội bộ với chức năng chính là nhận dạng, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro, xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về QTRR, đo lường và theo dõi rủi ro, kiểm tra, đánh giá độc lập và đưa ra khuyến nghị QTRR hoạt động.

VPBank thực hiện QLRR đảm bảo các yêu cầu: (i) QLRR trọng yếu, (ii) Nhận dạng đầy đủ, đo lường chính xác, theo dõi thường xuyên để kịp thời phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trọng yếu, (iii) Kiểm soát trạng thái rủi ro đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro, (iv) Các quyết định có rủi ro phải được minh bạch, rõ ràng và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro, hạn mức rủi ro, (v) QLRR công ty con thông qua người đại diện phần vốn.

CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH NỘI BỘ VỀ QLRR TẠI VPBANK

VPBank có chính sách QLRR, quy định nội bộ về QLRR do Hội đồng Quản trị (“HĐQT”) ban hành. Chính sách QLRR, Quy định nội bộ về QLRR tại VPBank được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

  • Được xây dựng phù hợp với chiến lược kinh doanh, văn hóa kiểm soát, nguồn nhân lực, điều kiện công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý;
  • Các trạng thái rủi ro, vi phạm về rủi ro phải được báo cáo kịp thời và có cơ chế xử lý;
  • Xác định được các hoạt động trọng yếu và rủi ro trọng yếu và rủi ro trọng yếu được quản lý trên cơ sở xác định được chiến lược QLRR và các hạn mức, cách thức nhận dạng, đo lường, kiểm soát.

Chính sách QLRR, Quy định nội bộ về QLRR tại VPBank có những nội dung sau đây:

  • Chính sách QLRR bao gồm Chính sách khung QLRR và Chính sách quản lý đối với các rủi ro trọng yếu;
  • Hạn mức rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu;
  • Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu;
  • Kiểm tra sức chịu đựng;
  • Cơ chế báo cáo nội bộ về QLRR;
  • QLRR đối với sản phẩm mới, hoạt động trên thị trường mới;

TRIỂN KHAI QTRR VÀ VAI TRÒ CỦA KHỐI QTRR

QTRR được triển khai trên 03 tuyến bảo vệ tại VPBank, cụ thể:

  • Tại Tuyến bảo vệ thứ nhất (“Tuyến 1”) gồm các Đơn Vị Kinh Doanh và các Đơn Vị Vận Hành – Hỗ Trợ: Đây là các đơn vị sở hữu rủi ro và chịu trách nhiệm đầu tiên trong công tác quản trị mọi rủi ro hoạt động với chức năng nhận dạng, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và báo cáo đầy đủ cho Tuyến 2.
  • Tại Tuyến bảo vệ thứ hai (“Tuyến 2”) gồm Khối Quản trị rủi ro và Khối Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ, có trách nhiệm xây dựng chính sách, quy định nội bộ QTRR, giám sát, kiểm tra độc lập để đảm bảo tuân thủ hoạt động của các Đơn vị thuộc Tuyến 1 và đưa ra yêu cầu bổ sung biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro hoạt động đối với Tuyến 1.
  • Tại Tuyến bảo vệ thứ 3 (“Tuyến 3”): Khối Kiểm toán Nội bộ thực hiện hỗ trợ Ban Kiểm soát đánh giá công tác QTRR, kiểm tra, đánh giá độc lập công tác QTRR của Tuyến 1 và Tuyến 2, đưa ra khuyến nghị QTRR.

Khối QTRR thuộc tuyến thứ 2 là bộ phận chuyên trách thực hiện QLRR tại VPBank với các chức năng sau đây:

Doanh nghiệp hoạt động nếu không nghĩ đến những rủi ro, sẽ khó mà phát triển vững bền. Bởi, không hẳn mọi rủi ro đều mang ý nghĩa tiêu cực, nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị, dự phòng trước thì việc biến rủi ro thành cơ hội kinh doanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra một số lý do mà các doanh nghiệp phải thực hiện quản trị rủi ro.

Hãy luôn nhớ rằng, thành công sẽ đến nếu bạn là người làm chủ cuộc chơi!

1. Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là một quy trình được thực hiện bởi những vị trí cấp cao của doanh nghiệp. Đó có thể là giám đốc điều hành, chuyên gia tài chính, cố vấn nhân sự,…, họ sẽ nhìn nhận để xác định những tình huống, vấn đề, sự kiện có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời quản lý, ngăn chặn và hạn chế các mức độ rủi ro để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình.

Đánh giá rủi ro và tuân thủ theo năm 2024

Quản trị rủi ro luôn là điều cần thiết mà các doanh nghiệp phải thực hiện

Nếu phân loại rủi ro theo yếu tố từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể chia rủi ro thành 4 loại dưới đây.

  • Rủi ro tài chính

    Nhắc đến tài chính, là nhắc đến tiền – đây là mục tiêu hoạt động lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Nếu tài chính gặp rủi ro, thì nguy cơ có hại cho doanh nghiệp sẽ rất lớn. Thông thường những rủi ro, sẽ bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác.

    Ví dụ rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng…

    • Rủi ro hoạt động

      Rủi ro hoạt động là các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động hàng ngày hay ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài như: quy trình, con người, quản lý thông tin, an toàn – sức khỏe – môi trường…

      Đánh giá rủi ro và tuân thủ theo năm 2024

      Rủi ro hoạt động thường hay xảy ra ở các doanh nghiệp

      • Rủi ro chiến lược

        Đây là các rủi ro xuất phát từ vấn đề quản trị, môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư…. Ví dụ: kế hoạch và phân bổ nguồn lực, sáp nhập, mua lại, thoái vốn, môi trường kinh doanh, truyền thông và quan hệ với các bên liên quan…

        Rủi ro chiến lược bao gồm đưa ra chiến lược sai lầm, thực hiện không đúng ý đồ chiến lược, không điều chỉnh chiến lược kịp thời khi môi trường kinh doanh thay đổi.

        • Rủi ro tuân thủ

          Rủi ro tuân thủ là những rủi ro liên quan tới việc chấp hành các quy định hay nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng và sự cam kết.

          Ngoài 4 loại rủi ro nêu trên, thì trong các doanh nghiệp còn có sự phân loại rủi ro khác nhau như rủi ro chủ quan, khách quan, rủi ro tài chính, nhân lực, năng suất,…hay rủi ro bên trong và bên ngoài doanh nghiệp….

          Dù đơn vị phân chia rủi ro theo tiêu chí nào, thì các loại rủi ro trên đều có khả năng làm doanh nghiệp bị thiệt hại về mặt lợi ích, cũng như doanh thu. Do đó, cần có sự tính toán, dự phòng trước để tránh hoặc giảm thiểu tối đa những thiệt hại do các rủi ro này mang đến.

          2. Quản trị rủi ro mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

          Ngoài những mặt tiêu cực, thì quản trị rủi ro cũng mang lại cho doanh nghiệp khá nhiều những lợi ích hấp dẫn như:

          • Hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền trong đầu tư

            Quản trị rủi ro có thể chỉ ra những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư, kinh doanh và loại bỏ sự thừa thãi hay những hạn chế bất lợi.

            • Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra

              Doanh nghiệp cần xác định rõ quản trị rủi ro không tập trung vào rủi ro cụ thể mà chủ yếu là tìm ra nguyên nhân gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ bộ phận quản lý cải thiện hiệu quả hoạt động để giảm thiểu các nguyên nhân dẫn tới giảm doanh thu, lợi nhuận, tránh các tình huống bị động.

              Khi lập kế hoạch ứng phó với các rủi ro, doanh nghiệp như tự làm sẵn phao cứu sinh cho mình. Vì việc này giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với môi trường kinh doanh, cùng với đó là những thay đổi khách quan mà doanh nghiệp có thể lường trước được.

              Đánh giá rủi ro và tuân thủ theo năm 2024

              Quy trình quản lý rủi ro để doanh nghiệp áp dụng hiệu quả

              • Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp

                Quản trị rủi ro hỗ trợ tích cực cho quản trị doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo/Hội đồng thành viên các rủi ro chủ yếu và các biện pháp cần thực hiện.

                Một trong những mục tiêu chủ chốt trong hoạt động quản trị doanh nghiệp đó là đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bền vững và liên tục tăng cường các giá trị như tài chính, thị phần, thương hiệu…

                • Công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh

                  Khi triển khai thành công hệ thống quản trị rủi ro, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sở hữu một công cụ hữu ích có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới, đem về các nguồn doanh thu mới. Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro cũng giúp tăng tỷ lệ thành công của các dự án và bảo toàn các giá trị cho các doanh nghiệp.

                  • Đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư

                    Phần lớn các doanh nghiệp có thể phải công bố khả năng quản lý rủi ro để các nhà đầu tư, các tổ chức đánh giá tín dụng có cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận có thể thu được và rủi ro có thể gặp phải. Nếu có kế hoạch quản lý rủi ro tốt, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khác về doanh nghiệp hơn.

                    Nếu bạn nhận thấy quản trị rủi ro là điều cần thiết cho doanh nghiệp mình. Thì còn chần chờ gì nữa mà không truy cập ngay vào trang web: giaiphaptinhhoa.com của Công ty giải pháp Tinh Hoa để được tư vấn cách thức quản trị rủi ro doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất!