Đánh giá quy chế thi đua khen thưởng năm 2024

Trong Hồ sơ dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, sau khi đánh giá tác động của chính sách Hoàn thiện chế định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, cơ quan soạn thảo đã đề xuất lựa chọn giải pháp phù hợp.

Đánh giá quy chế thi đua khen thưởng năm 2024

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình tại phiên họp

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, từ thực tiễn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng 2003, sửa đổi, bổ sung 2013 cho thấy Luật hiện hành xây dựng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng chưa phù hợp ở các cấp, nhất là ở cấp cơ sở; đặc biệt là sự thiếu vắng những quy định ràng buộc để xây dựng một mô hình quản lý thi đua khen thưởng theo hình chóp, hay nói cách khác là Luật chưa có những nội dung phân cấp về thẩm quyền quy định tiêu chuẩn cụ thể các danh hiệu thi đua, và hình thức khen thưởng thuộc các bộ, ngành, địa phương. Chưa phân cấp về thẩm quyền quy định tiêu chuẩn cụ thể các danh hiệu thi đua, và hình thức khen thưởng thuộc các bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh đó, hiện nay thẩm quyền khen thưởng của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý là khen thưởng toàn diện, khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề và khen thưởng theo quy định tại Điều 4 Luật Thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, thẩm quyền khen thưởng theo chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành đối với các đơn vị ở địa phương là khen thưởng theo ngành dọc. Như vậy, với những trường hợp có khả năng thuộc phạm vi khen thưởng của cả cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và cơ quan quản lý ngành dọc, thì việc xác định thẩm quyền khen thưởng còn nhiều lúng túng, dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lặp. Chưa phân định cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trình khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng các cấp.

Để giải quyết những tồn tại trên, cơ quan soạn thảo xác định rõ cần hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền khen thưởng theo hướng trách trùng lặp, đẩy mạnh phân cấp cho bộ, ngành, địa phương. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan cấp bộ, ngành, địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Cơ quan soạn thảo đã đưa ra 03 giải pháp để xây dựng chính sách. Cụ thể, giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng. Phần lớn tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng hiện nay do các cơ quan có thẩm quyền ở cấp trung ương quy định, trừ Kỷ niệm chương và Huy hiệu (Luật cho phép bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tự quy định tên, đối tượng và tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương, Huy hiệu với điều kiện phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở Trung ương).

Giải pháp 2: Phân cấp về thẩm quyền quy định đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo hướng: Luật chỉ chi tiết hóa về thẩm quyền quy định đối với đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước; còn lại xây dựng nguyên tắc chung về việc xác định thẩm quyền quy định đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng để các bộ, ngành, địa phương tự thực hiện.

Giải pháp 3: Tương tự Giải pháp chính sách 2, nhưng bổ sung quy định về việc phân định rõ về thẩm quyền khen thưởng theo chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành và chức năng quản lý nhà nước theo địa phương để tránh tình trạng khen thưởng chồng chéo, trùng lặp giữa quản lý ngành dọc và địa phương.

Qua đánh giá tác động giải pháp 3, cơ quan soạn thảo cho biết, đối với tác động về kinh tế, sẽ có chi phí phát sinh cho việc soạn thảo văn bản hướng dẫn cho các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên số kinh phí này đã được chi vào việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, những bất cập liên quan đến khen thưởng chồng chéo và trùng lặp giữa các cơ quan quản lý ngành dọc và cơ quan quản lý địa phương đã được gỡ bỏ. Theo đó, chi phí tuân thủ đối với các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cũng như chi phí tuân thủ đối với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính có khả năng sẽ giảm đi. Cũng cần lưu ý, một trong những cách thức hiệu quả trong phân cấp quản lý là áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động lưu trữ hồ sơ và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, ban, ngành. Trong trường hợp áp dụng công nghệ thông tin và liên thông điện tử vào quản lý thi đua khen thưởng thì cần lưu tâm đến chi phí Nhà nước phải bỏ ra để đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý này.

Đối với tác động về xã hội, sẽ giải quyết được những bất cập liên quan đến khen thưởng chồng chéo và trùng lặp giữa các cơ quan quản lý ngành dọc và cơ quan quản lý địa phương. Do vậy sẽ tăng sự chịu trách nhiệm trước mỗi quyết định, đảm bảo sự minh bạch hơn trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính tạo niềm tin của nhân dân vào phong trào thi đua, thúc đẩy hoạt động thi đua ở các tầng lớp nhân nhân.

Đối với tác động về thủ tục hành chính, do có phân cấp thẩm quyền trong việc quy định đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nên các đối tượng và tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng dự kiến sẽ phù hợp với đặc thù của từng địa phương hơn. Việc quy định hợp lý về đối tượng và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đồng nghĩa với việc các cấu phần của thủ tục hành chính là đối tượng thực hiện và điều kiện thực hiện cũng sẽ phù hợp và khả thi hơn, từ đó đảm bảo việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính minh bạch và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, tính khả thi của Giải pháp chính sách này cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ soạn thảo các văn bản pháp luật của hệ thống cơ quan bộ, ngành và địa phương.

Giải pháp này có khả năng đảm bảo sự minh bạch hơn trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính về thi đua, khen thưởng; đồng thời tiết kiệm chi phí tuân thủ cho cả đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính như đã đề cập ở phần tác động kinh tế.

Đối với tác động với hệ thống pháp luật, đề xuất chính sách không có nội dung liên quan đến thay đổi tổ chức bộ máy nhà nước hiện hành. Hơn thế, việc phân cấp thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng sẽ góp phần đảm bảo tinh thần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, tránh chồng chéo, trùng lặp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước theo cả chiều dọc và chiều ngang. Nội dung chính sách đề xuất trong Luật Thi đua – Khen thưởng là luật chuyên ngành, không mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác về thi đua, khen thưởng.

Đối với tác động về giới, Giải pháp chính sách này cũng không có tác động tích cực hay tiêu cực về vấn đề tiếp cận phong trào thi đua cũng như khả năng đạt danh hiệu thi đua ở mỗi giới.

Trên cơ sở phân tích trên, cơ quan soạn thảo kiến nghị giải pháp phù hợp để lựa chọn là giải pháp 3 và thẩm quyền ban hành chính sách là Quốc hội./.

Theo Luật Thi đua khen thưởng có bao nhiêu nguyên tác thi đua?

Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khoản 1 Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định nguyên tắc thi đua gồm: - Tự nguyện, tự giác, công khai; - Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là gì?

Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Danh hiệu vinh dự nhà nước là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2024), danh hiệu vinh dự nhà nước là một trong những hình thức khen thưởng để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu của thi đua khen thưởng là gì?

Mục tiêu của thi đua, khen thưởng: - Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.