Đánh giá mua ban cong cu che tao sung

(ANTV) - Tự chế tạo vũ khí, vật liệu nổ là hành vi gây nguy hiểm cho người khác và chính bản thân người sử dụng. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn tồn tại trong một bộ phận người dân. Từ hướng dẫn cách chế tạo vũ khí, vật liệu nổ trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người đã làm theo và gây ra không ít hệ lụy. Do đó, công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ được Cơ quan công an chú trọng và đẩy mạnh.

Một bộ linh kiện tháo rời của một khẩu súng hơi được vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam qua đường bưu chính. Chỉ cần quét mã QR Code và làm theo video hướng dẫn, sau 02 phút là có thể hoàn thành một khẩu súng hơi. Tìm hiểu một số trang web, loại súng này có giá thành lên đến 10 triệu đồng và được bán tràn lan trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

Trung tá Lữ Tấn Minh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi phát hiện trong kiện hàng đó là linh kiện súng tự chế thì chúng tôi đã tiến hành phối hợp kiểm tra, lập biên bản và thu ngay từ khi linh kiện hàng về tới kho hàng chứ không để đến tay người sử dụng.

Chỉ cần 70 đến 80 nghìn đồng, một người có thể tự mua linh kiện như ống nhựa, thanh inox, dây điện, keo dán...và mất khoảng vài giờ đồng hồ là có thể chế tạo thành công khẩu súng bắn chim bằng cồn, có tính sát thương cao. Nguyên liệu dễ tìm, chi phí lại thấp, hiệu quả cao, một bộ phận người dân tại các xã miền núi huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên tự chế tạo súng săn.

Anh Phạm Văn Năng, Xã Ba Bích, huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, mình mua chỗ tiệm điện nước, rồi về mình mua từng cái từng cái rồi về lắp lại. Do tâm lý thấy họ có nên mình cũng muốn có một cái, người này biết làm rồi chỉ cho người khác làm, chủ yếu là học trên mạng.

Theo xu thế “học đòi”, nhiều người dân đã truyền miệng hoặc xem các video hướng dẫn trên mạng để tự chế súng săn. Và dường như, họ không lường trước được những hiểm họa sát thương từ việc sử dụng súng.

Thực tế trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, vào năm 2017, đã từng xảy ra vụ chết người do súng cướp cò, nạn nhân tự bắn vào đầu mình khi săn thú rừng. Thế nhưng, bất chấp tất cả, một bộ phận người dân vẫn lén lút sử dụng và cất giấu ở nương, rẫy, gây khó khăn trong quá trình truy quét của lực lượng chức năng.

Trung tá Lữ Tấn Minh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tâm lý của bà con dân tộc thiểu số khi người ta sử dụng thì họ rất ngại tiếp xúc với công an. Chúng tôi có những phương pháp nghiệp vụ, tiếp cận trực tiếp, hết sức nhẹ nhàng, tuyên truyền, vận động cá biệt là chính để người dân giao nộp.

Theo Thiếu tá Bùi Ngọc Vương, Trưởng Công an xã Ba Bích, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, người dân sử dụng súng tự chế có sẵn trong gia đình để giải quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau. Ví dụ như người đồng bào hay uống rượu, nếu xảy ra mâu thuẫn thì sẽ sử dụng súng tự chế giải quyết mâu thuẫn. Tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT, ảnh hưởng đến tính mạng của người khác rất lớn.

Cơ quan Công an khuyến cáo, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, không học theo các video, clip hướng dẫn chế tạo vũ khí; tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ; khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cần báo ngay cho Cơ quan Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Sau một tuần nghị án, chiều 18/8, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Dương Minh Tuấn (31 tuổi), ngụ thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 9 năm tù giam; tổng hợp 1 năm 6 tháng tù mà trước đó Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá tuyên phạt Tuấn về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, buộc Tuấn phải chấp hành bản án 10 năm 6 tháng tù giam.

Tòa tuyên phạt bị cáo Vũ Thị Diệp (33 tuổi), ngụ huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh 9 năm tù về tội mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng; tổng hợp hình phạt 3 năm tù mà trước đó Tòa án nhân dân huyện Củ Chi tuyên phạt Diệp về tội tàng trữ hàng cấm, buộc Diệp phải chấp hành bản án 12 năm tù.

15 bị cáo là đồng phạm trong vụ án chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng bị tuyên phạt các mức án từ 2 năm đến 7 năm 6 tháng tù giam.

Quang cảnh phiên tòa xét xử ngày 10/8.

Theo cáo trạng, khoảng 3 giờ ngày 22/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Rạch Giá bắt quả tang Tuấn có hành vi tàng trữ ma túy tại một nhà nghỉ trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Khám xét chỗ ở của Tuấn, cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ nhiều dụng cụ, thiết bị để chế tạo súng.

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, từ tháng 5/2022, Tuấn lên mạng xã hội để học, nghiên cứu cách thức chế tạo súng bắn đạn thể thao, đạn cao-su và đặt mua các loại súng ZP-5, súng Sky và các linh kiện khác để chế tạo súng.

Sau khi chế tạo hoàn chỉnh súng và có đạn, Tuấn đã trực tiếp rao bán trên mạng xã hội, tìm đến các mối quan hệ quen biết trước đây ở ngoài xã hội để bán lại cho nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng với giá từ 1 đến 7 triệu đồng/khẩu súng.

Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra xác định Diệp cùng nhiều bị cáo khác mua bán các loại súng trên mạng xã hội, trong đó có bán cho Tuấn. Từ đầu năm 2022 đến ngày bị bắt 24/8/2022, thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh của các nhà xe, Diệp đã bán khoảng 400 khẩu súng các loại; khoảng 1.300 viên đạn cao su, đạn thể thao, khoảng 1.300 bình khí CO2.

Theo cơ quan điều tra, năm 2019, Diệp và chồng là Phạm Thành Long bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi khởi tố về hành vi tàng trữ hàng cấm. Sau đó, Tòa án nhân dân huyện Củ Chi tuyên phạt Long 3 năm 6 tháng tù; Diệp 3 năm tù. Tuy nhiên, do nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên Diệp được tạm hoãn thi hành án.

Chủ đề