Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

(ABO) Ngày 19-10, Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Tiền Giang tổ chức đoàn giám sát làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường. Đoàn giám sát do đồng chí Nguyễn Hữu Lợi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể có liên quan.

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
Đồng chí Nguyễn Hữu Lợi đóng góp ý kiến tại buổi giám sát.

Tại buổi giám sát, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo các nội dung thực hiện chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh trên địa bàn. Cụ thể, báo cáo các vấn đề về công tác tham mưu UBND tỉnh, thu hồi đất và bàn giao mặt bằng thực hiện dự án, thẩm định hồ sơ về thu hồi đất để thực hiện các dự án sử dụng nguồn ngân sách, khung chính sách, phương án bồi thường và hỗ trợ tái định cư…

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31-12-2022 công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh hết sức quan tâm, thường xuyên đôn đốc, giải quyết và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Việc áp dụng giá đất bồi thường theo giá đất thị trường được người dân đồng tình ủng hộ. Bên cạnh đó, các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật khá cụ thể; UBND tỉnh cũng đã cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại nhất định trong công tác giải phóng mặt bằng, nhất là những kiến nghị của hộ dân bị thu hồi đất về nâng giá đất bồi thường, vật kiến trúc, cây trái (chủ yếu là các loại cây đặc sản); kiến nghị hỗ trợ về chính sách tái định cư, chính sách hỗ trợ...

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Hữu Lợi yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cụ thể hơn các đề xuất, kiến nghị và các hướng giải pháp để HĐND tỉnh xem xét và tháo gỡ những vấn đề khó khăn liên quan giải tỏa, đền bù,... Đồng thời, đoàn giám sát yêu cầu đơn vị sớm tổng hợp các đề nghị, kiến nghị của các huyện, thị, thành để Ban Kinh tế - Ngân sách tổng hợp tháo gỡ sớm khó khăn của người dân.

Sáng 8-8, đồng chí Phạm Gia Túc, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2022-2025 (Ban Chỉ đạo) chủ trì hội nghị đánh giá công tác GPMB 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và đại diện Văn phòng Tỉnh ủy.

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, 7 tháng đầu năm, công tác GPMB đã được Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo, UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành quyết liệt, các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ cùng với sự nỗ lực của các huyện, thành phố, cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở, đặc biệt là sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân trong vùng dự án là điều kiện thuận lợi cho công tác GPMB được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về đất đai, xây dựng và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình GPMB được thực hiện tốt. Đã ban hành kịp thời các văn bản cụ thể hoá chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành công khai, minh bạch, tuân thủ chính sách pháp luật trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. An ninh trật tự, an toàn xã hội trong GPMB được đảm bảo.

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
Đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2022-2025 phát biểu tại hội nghị.

7 tháng đầu năm, đã hoàn thành GPMB trên 250ha thuộc các dự án trọng điểm của tỉnh với số chủ sử dụng trên 4.400 hộ, số tiền chi trả trên 900 tỷ đồng. Trong đó, nhóm dự án đầu tư công đã GPMB xong Dự án cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; Dự án tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường ven biển đã GPMB thêm 155,91ha của 3.067 hộ với tổng kinh phí chi trả là 360,5 tỷ đồng; Dự án đường bộ ven biển đã GPMB thêm 5,04ha của 292 hộ với tổng kinh phí chi trả là 247,6 tỷ đồng; Dự án đường trục phát triển giai đoạn 2 đã GPMB thêm 2,04ha của 150 hộ với tổng kinh phí chi trả là 152,86 tỷ đồng; Dự án xây dựng đường trục phía nam thành phố Nam Định đã GPMB thêm 15,41ha của 397 hộ với tổng kinh phí chi trả là 35,01 tỷ đồng; Dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (thành phố Nam Định) đã GPMB thêm 0,44ha của 43 hộ với tổng kinh phí chi trả 33,39 tỷ đồng.

![Đồng chí Nguyễn Phùng Hoan, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.ĐT 3

        ](https://https://i0.wp.com/baonamdinh.vn/file/e7837c02816d130b0181a995d7ad7e96/082023/3_20230808115143.png) Đồng chí Nguyễn Phùng Hoan, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị. 
Trong tổng khối lượng công việc phải GPMB cho cả nhiệm kỳ 2020-2025, hiện còn một số dự án chưa đạt tiến độ như kế hoạch đề ra, cần đẩy nhanh. Tại các huyện, còn khó khăn trong việc tìm vị trí có điều kiện tương đồng để bố trí tái định cư phân tán; thời gian làm thủ tục để xây dựng hạ tầng khu tái định cư tập trung kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. Một số địa phương chưa quản lý chặt chẽ quỹ đất công ích dẫn đến việc khó thanh lý hợp đồng cho thuê đất công ích làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. Một số địa phương còn lúng túng trong thực hiện trình tự thủ tục và xử lý các tình huống trong công tác GPMB. Đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác GPMB ở một số địa phương vẫn còn diễn biến phức tạp.

![Đồng chí Trần Anh Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

        ](https://https://i0.wp.com/baonamdinh.vn/file/e7837c02816d130b0181a995d7ad7e96/082023/4_20230808115233.png) Đồng chí Trần Anh Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. 
Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo đã kiểm điểm rõ trách nhiệm, chất lượng chỉ đạo, điều hành công tác GPMB của các đồng chí thành viên, người đứng đầu các sở, ngành, địa phương.

![Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban TVTU, Bí thư Thành ủy Nam Định phát biểu tại hội nghị.

        ](https://https://i0.wp.com/baonamdinh.vn/file/e7837c02816d130b0181a995d7ad7e96/082023/5_20230808115310.png) Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban TVTU, Bí thư Thành ủy Nam Định phát biểu tại hội nghị. 
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, do quy mô kinh tế của tỉnh còn thấp, vì vậy nhiệm kỳ này, tỉnh phải bứt tốc huy động đầu tư phát triển giao thông để khơi thông điểm nghẽn về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng các khu dân cư tập trung, dẫn đến khối lượng phải GPMB lớn. Công tác GPMB các dự án trọng điểm của tỉnh đã được thực hiện quyết liệt nhưng vẫn còn những vướng mắc, bất cập. Do đó Ban Chỉ đạo phải quyết tâm hơn nữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả để các cấp chính quyền, ngành chức năng thực hiện đạt chất lượng cao nhất công tác GPMB cho các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các dự án trọng điểm.

![Đồng chí Phạm Gia Túc, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban chỉ đạo GPMB phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2022-2025 phát biểu kết luận hội nghị.

        ](https://https://i0.wp.com/baonamdinh.vn/file/e7837c02816d130b0181a995d7ad7e96/082023/kl_20230808115342.png) Đồng chí Phạm Gia Túc, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban chỉ đạo GPMB phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2022-2025 phát biểu kết luận hội nghị. 
Thời gian tới, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo cần đoàn kết, quyết liệt và trách nhiệm hơn. Các đồng chí Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sẽ trực tiếp làm việc, cùng các địa phương trọng điểm trong công tác GPMB hiện nay (gồm Nghĩa Hưng, Xuân Trường và thành phố Nam Định) tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn; không để các địa phương phải đơn phương trong thực hiện nhiệm vụ GPMB. Các đồng chí Bí thư Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện phải cam kết trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ GPMB các dự án trọng điểm của tỉnh.

Yêu cầu các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải thực hiện đúng trách nhiệm đã được giao; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể cần sát dân, gần dân hơn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tăng cường vận động để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ GPMB là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của cả hệ thống chính trị, hiểu rõ các giá trị lợi ích người dân được hưởng và các giá trị lợi ích lớn, bao trùm mà toàn tỉnh được hưởng lợi khi đầu tư mặt bằng cho phát triển sản xuất công nghiệp, kinh doanh, từ đó đồng thuận cùng tỉnh thực hiện hiệu quả công tác GPMB./.