Đánh giá chất lượng sản phẩm bia

Theo đó, từ ngày 15/2/2011, Bộ Công Thương sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng VSATTP các sản phẩm bia – rượu – nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột trước khi đưa ra thị trường của các cơ sở sản xuất thực phẩm.

Cụ thể, Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm sau:

STT

Sản phẩm

Quy mô

1

Rượu

Công suất thiết kế 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên

2

Bia

Công suất thiết kế từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên

3

Nước giải khát

Công suất thiết kế từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên

4

Sữa chế biến

Công suất thiết kế từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên

5

Dầu thực vật

Công suất thiết kế từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

6

Bánh kẹo

Công suất thiết kế từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

7

Mì ăn liền

Công suất thiết kế từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất tại địa phương không thuộc danh mục trên.

Bộ Công Thương cho biết, cơ quan kiểm tra sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, yêu cầu kiểm tra chất lượng, VSATTP đối với từng cơ sở để xây dựng Kế hoạch kiểm tra định kỳ trước ngày 1/11 hàng năm.

Cơ quan này sẽ thông báo Kế hoạch kiểm tra cho cơ sở sản xuất 15 ngày trước khi tiến hành kiểm tra. Trong đó, sẽ xác định cụ thể sản phẩm của cơ sở sản xuất và nội dung kiểm tra.

Ngoài ra, cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất khi có sản phẩm vi phạm các quy định về chất lượng, VSATTP; khi có cảnh báo của các tổ chức về chất lượng, VSATTP hoặc theo yêu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng, VSATTP.

Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, VSATTP, Đoàn kiểm tra lập biên bản yêu cầu cơ sở sản xuất khắc phục phần sai sót của sản phẩm để đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường; yêu cầu cơ sở sản xuất phải thu hồi những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, VSATTP đã đưa ra lưu thông trên thị trường.

Trường hợp có đầy đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng, VSATTP nhưng cơ sở sản xuất không thực hiện các yêu cầu trong thông báo của Đoàn kiểm tra hoặc tái phạm nhiều lần, Đoàn kiểm tra sẽ kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cũng như rượu, đồ uống có cồn,… bia được coi là thức uống ưa thích được người dân trên thế giới ưa chuộng… Tuy nhiên ở mức độ nào đó đây cũng là chất kích thích dễ gây nghiện. Việc lạm dụng bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng và trật tự an toàn xã hội. Nhưng không thể phủ nhận việc sử dụng bia với mức độ hợp lý mang lại cho con người cảm giác kích thích, lưu thông dễ dàng,…

Việc kinh doanh bia theo quy định cần phải được công bố trước khi đưa ra thị trường. Việc xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm là điều không thể thiếu. Hãy cùng AIRSEAGLOBAL Hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm bia các loại cho các bạn.

Bia là sản phẩm được ưa thích trên thế giới và cả ở Việt Nam

Tại sao phải kiểm nghiệm bia các loại?

Lượng bia tiêu thu theo thống kê vào năm 2020 đối với 1 người ở Việt Nam là tương đương 43 lít. Con số này thật sự rất lớn và việc chất lượng sản phẩm được kiểm duyệt và kiểm tra là quan trọng bậc nhất. Với việc kiểm nghiệm bia, sẽ kiểm soát phần nào chất lượng và thị trường bia tại Việt Nam. Do đó việc kiểm nghiệm bia có những tác dụng:

  • Kết quả kiểm nghiệm là bằng chứng xác minh về hệ thống quản lý chất lượng của sản phẩm;
  • Dựa vào kết quả kiểm để đánh giá chất lượng sản phẩm. Các chỉ số của các chỉ tiêu có nằm trong mức cho phép để bán sản phẩm ra thị trường hay không?
  • Là hồ sơ pháp lý bắt buộc phải có khi tiến hành công bố chất lượng sản phẩm.

Căn cứ pháp lý quy định kiểm nghiệm bia các loại

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu theo:

  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm),
  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm,
  • QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đồ uống có cồn.

Hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm bia các loại

STTCHỈ TIÊUPHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆMCHỈ TIÊU CẢM QUAN 1. Trạng tháiCảm quan2. MùiCảm quan3. VịCảm quan4. Tạp chấtCảm quanCHỈ TIÊU HOÁ HỌC CỦA ĐỒ UỐNG CÓ CỒN5.I. Các sản phẩm bia Hàm lượng diacetylTK. AOAC 972.10 (GC/FID)KIM LOẠI NẶNG6.Chì, mg/lTCVN 7929:2008 (EN 14083:2003);TCVN 8126:20097. Thiếc, mg/lTCVN 7788:2007VI SINH – ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BIA HƠI8. 1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/mlTCVN 4884:2005 (ISO 4833:2003)9. 2. E.coli, CFU/mlTCVN 6846:2007 (ISO 7251:2005)10. 3. Cl.perfringens, CFU/mlTCVN 4991:2005 (ISO 7937:2004)11. 4. Coliforms, CFU/mlTCVN 6848:2007(ISO 4832:2006)12. 5. Strep.feacal, CFU/mlTCVN 6189-2:1996 (ISO 7899-2: 1984)13. 6. Tổng số nấm men và nấm mốc, CFU/ml sản phẩmTCVN 8275-1:2009 (ISO 21527-1:2008)

Mặc dù chỉ tiêu xét nghiệm được xây dựng dựa trên QCVN. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại sản phẩm BIA khác nhau mà doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho sản phẩm của riêng mình. Đối với một vài trường hợp hoàn toàn có thể cho phép cắt giảm chỉ tiêu để rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí cho việc xét nghiệm.

Mọi chi tiết về các loại thực phẩm cần kiểm nghiệm vui lòng liên hệ Ms THÚY 0979785886 AIRSEA để được tư vấn và kiểm nghiệm nhanh – chuẩn – phù hợp nhất