Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024

Trong Xây dựng, thuật ngữ “dầm nhà” được sử dụng rất phổ biến nhưng ít ai biết được chính xác dầm là gì?

Và những điều lưu ý khi đặt dầm mà bạn cần biết.

Sau đây, hãy cùng Xây Dựng Kiến Xanh tìm hiểu nhé.

Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
Những lưu ý cần biết về dầm nhà

Phần 1: Dầm là gì?

Dầm được hiểu là cấu kiện cơ bản bao gồm cốt thép, bê tông và thanh chịu lực.

Dầm được tạo ra để chịu sức ép của toàn khối lượng căn nhà, chúng giúp chuyển trọng tải, chịu lực, phân tán đều lên những bộ phận khác của ngôi nhà như vách, sàn, cột.

Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
Dầm nhà

Phần 2: Hình dáng và cấu tạo dầm nhà

Cấu tạo dầm thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông, chúng ta có thể lên cột trong nhà hoặc ở công trình xây dựng.

Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
Hình dáng và cấu tạo dầm nhà

Phần 3: Tác dụng của dầm ngang

Dầm thường để đỡ các tấm sàn, mái và tường ngăn vách phía trên.

Vật liệu cấu tạo dầm có thể là thép hình, gỗ, bê tông cốt thép.

Có 2 loại dầm: dầm chính, dầm phụ.

Dầm phụ thường gối lên dầm chính để chia nhỏ kích thước tấm sàn hoặc dầm phụ vuông góc với hai đầu dầm chính để là giằng. (dầm cấu tạo)

Phần 4: Phân loại các loại dầm

Để hiểu rõ hơn “dầm là gì” thì Kiến Xanh hãy tìm hiểu các phân loại của chúng.Dựa trên chức năng, chúng ta có dầm chính và dầm phụ.Dựa trên vật liệu cấu tạo, chúng ta có dầm thép và dầm bê tông cốt thép.

Dầm chính và dầm phụ

Dầm chính là gì?

Dầm chính là loại dầm có tác dụng truyền lực trực tiếp xuống cột, sau đó các dầm này sẽ đi qua đầu cột.

Dầm chính có vai trò chịu lực chính cho ô bản sàn, chức năng của dầm này là đỡ sàn và dầm phụ.

Vì vậy dầm chính thường có kích thước lớn hơn so với các loại dầm khác.

Dầm phụ là gì?

Dầm phụ được tạo bởi bê tông cốt thép và thép định hình có kích thước nhỏ hơn với dầm chính.

Dầm phụ có chức năng phân chia tải trọng với dầm chính phải chịu để giảm nhỏ kích thước tấm sàn, chia nhỏ lực và được tính toàn chi tiết để đảm bảo không hoang phí.

Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
Dầm chính và dầm phụ

Dầm bê tông và dầm thép

Dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép là loại dầm được cấu tạo từ cát, đá, xi măng, nước và cốt thép dựa trên một tỉ lệ nhất định để tạo một cường độ nhất định theo yêu cầu của thiết kế.

Dầm bê tông có hai loại chủ yếu là loại hình chữ nhật và hình vuông.

Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
Dầm bê tông

Dầm thép

Dầm thép được tạo ra hoàn toàn bằng vật liệu thép. Chúng được liên kết với nhau bằng mối hàn hoặc các bu lông.

Dầm thép được sử dụng nhiều trong các kết cấu của nhà tiền chế, kho bãi, nhà xưởng,..

Các loại dầm thép phổ biến hiện nay: dầm thép có tiết diện chữ I, chữ Z hoặc chữ [.

Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
Dầm thép

Dầm dọc và dầm ngang

Dầm dọc

Dầm dọc là dầm được tính theo chiều dọc của ngôi nhà, dầm này thường ít được sử dụng hơn.

Dầm ngang

Dầm ngang là dầm được tính theo chiều rộng của ngôi nhà cũng được sử dụng rất rộng rãi, dùng cho ngôi nhà thường có chiều dài lớn hơn gấp nhiều lần so với chiều rộng.

Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
Dầm dọc và dầm ngang

Phần 5: Hệ dầm

Hệ dầm là gì? Đây là kết cấu không gian của dầm chính, dầm phụ được bố trí thằng góc với nhau.

Hệ dầm gồm: hệ dầm phổ thông, hệ dầm đơn giản và hệ dầm phức tạp.

Hệ dầm đơn giản là hệ thống dầm mà các dầm được bố trí song song với cạnh ngắn từ ô sàn, trong đó bản sàn làm nhiệm vụ như bản kê hai cạnh.

Hệ dầm phổ thông là hệ dầm có gồm hai hệ thống dầm đặt vuông góc với nhau và đặt song song với hai cạnh ô bản.

Trong đó bản sản sẽ làm nhiệm vụ như bản kê bốn cạnh.Hệ dầm phức tạp được dùng khi sàn nhà phải chịu khối lượng q>3000 daN/m2.

Các dầm trong hệ dầm được liên kết với nhau theo 3 cách sau:

  • Liên kết chồng: thường được sử dụng để tăng chiều cao kiến trúc của hệ sàn, các bản sàn được kê lên hai cạnh nên khả năng chịu lực sẽ không cao.
  • Liên kết bề mặt: tùy vào mục đích sử dụng liên kết này.

Có thể dùng để tăng hay giảm chiều cao. Các bản sàn được kê lên bốn cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực của sàn sẽ cao hơn.

  • Liên kết thấp: các bản sàn chỉ được kê lên hai cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực sẽ thấp.
    Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
    Hệ dầm

Phần 6: Khoảng cách và kích thước của dầm nhà

Khoảng cách của dầm nhà được hiểu và tính toán trên khoảng cách của các cột trong nhà.

Tùy thuộc vào khoảng cách các cột để tính toán khoảng cách của dầm nhà là bao nhiêu, ngoài việc tính toán cột cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tải trọng, công năng và số tầng của căn nhà.

Vì vậy, việc tính toán dầm nhà cần phải có một kiến trúc sư có chuyên gia. Hệ thống dầm nhà được coi là phần khung xương chính, chịu lực cho ngôi nhà, có kiên cố hay không là phụ thuộc rất nhiều vào cột và dầm nhà.

Việc xác định kích thước dầm rất quan trọng. Bởi hiện nay không chỉ xây dựng nhiều nhà ở các thành phố, mà loại hình này cũng được xây dựng phổ biến ở vùng ven biển và các làng quê.

Dầm 2 tầng, 3 tầng hay 4 tầng đều có chiều cao(chiều dày của dầm) khác nhau. Cơ bản thì các kích thước dầm nhà dân thường không chênh nhau quá nhiều, thường sẽ phụ thuộc vào số tầng mà gia chủ muốn.

Không chỉ riêng nhà phố mà tất cả nhà dân dụng khác đều tương tự như vậy.

  1. Dầm nhà 2 tầng thường có chiều cao ~ 30cm.
  2. Dầm nhà 3 tầng thường có chiều cao ~ 35cm.
  3. Dầm nhà 4 tầng thường có chiều cao ~ 35-40cm.

Để có được chiều dài mong muốn thì gia chủ cần nhờ đến sự tư vấn của các chuyên viên có kỹ thuật về thiết kế.

Phần 7: Bố trí dầm như thế nào?

Bố trí dầm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của công trình.

Không chỉ vậy, điều đó quyết định đến sự an toàn, độ bền vững của công trình và những người thi công.

Sau đây sẽ là cách bố trí dầm chuẩn nhất.

Chọn kích thước phù hợp

Đường kính cốt thép chịu lực là kích thước chúng ta cần quan tâm. Nó thường là 12 tới 25mm.

Tuy nhiên, dầm chính có thể lựa chọn kích thước lên tới 32mm.

Lưu ý không chọn những đường kính có kích thước lớn hơn 1/10 bề rộng dầm.

Để tránh nhầm lẫn thì không nên chọn quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực khác nhau.

Cần thống nhất các đường kính chỉ chênh lệch nhau tối thiểu 2mm.

Lớp bảo vệ dầm

Chú ý bố trí lớp bảo vệ không nhỏ hơn so với đường kính cốt thép. Cụ thể như sau:Trong bản và tường có chiều dày từ 100m trở xuống:

  • Lớp bảo vệ dầm Co=10mm (15mm).
  • Chiều dày từ 100mm trở lên Co=15mm (20mm).

Trong dầm và sườn có chiều cao nhỏ hơn 250mm:

  • Lớp bảo vệ dầm Co=15mm ( 20mm), từ 250mm trở lên thì Co= 20mm( 25mm).
  • Chiều cao tiết diện nhỏ hơn 250 mm thì Có=10mm (15mm), lớn trên 250mm thì Co= 15mm (20mm).

Khoảng hở của dầm

Khoảng hở của dầm không nhỏ hơn so với đường kính cốt thép lớn và không nhỏ hơn trị số to.

Nên sử dụng nhiều cốt thép để có thể bố trí theo cặp, không có khe hở giữa chúng trong trường hợp diện tích nhỏ hẹp.

Dầm chính và dầm phụ là gì năm 2024
Khoảng cách và kích thước của dầm nhà

Phần 8: Những lưu ý khi đặt dầm nhà mà bạn cần biết

  • Điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất: phải đảm bảo được sự an toàn và chắc chắn cho bất kì các công trình nào.
  • Điều tiếp theo, cần phải chú ý đến vấn đề phong thủy.
  • Theo quan niệm xưa trong Xây dựng, chúng ta nên tránh đặt dầm lên hai vị trí sau: Tránh đặt dầm nhà lên trên bếp và bàn ăn. Người ta cho rằng nếu đặt dầm lên vị trí này sẽ mất đi sự may mắn, tiền tài. Ngoài ra, việc đặt phía trên bàn ăn sẽ gây cho người nấu ăn và cả người thưởng thức cảm thấy không thoải mái.
  • Tránh đặt dầm nhà ở phía trên giường ngủ: nhiều người cho rằng đặt vị trí này sẽ khiến sức khỏe của gia chủ không tốt. Làm cho người ngủ có cảm giác đè nén, uể oải.
  • Không nên đặt trên vị trí bàn học, bàn làm việc vì điều này dễ gây ra mệt mỏi, mất tập trung và trì trệ trong công việc và học tập.

Phần 9: Lời kết

Trên đây là những thông tin về dầm là gì.

Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích dành cho bạn.

Để xác định được kích thước dầm bạn cần có đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện.

Liên hệ đội ngũ Kiến Xanh để được tư vấn các dịch vụ.

Bài viết liên quan:

  • Sàn Không Dầm là gì? Hướng dẫn thi công Sàn Phẳng Không Dầm [CHI TIẾT]
  • Đài móng là gì? Hướng dẫn Bố trí kết cấu Thép đài Móng Cọc [CHI TIẾT]
  • Ép cừ vây là gì? Quy trình thi công Ép cừ vây đúng tiêu chuẩn [DỄ HIỂU]

Mời bạn đánh giá bài viết

Lê Thái Dương, một trong những Kỹ Sư dày dặn kinh nghiệm của Kiến Xanh, là chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc. Có thể đảm nhận tư vấn, thiết kế và quản lý xây dựng các dự án: tòa nhà, cầu đường và các công trình khác.