Đại lý có nghĩa là gì

Trả lời:

Đại lý độc quyền là gì?

Theo quy định tại Điều 169 Luật Thương mại 2005, đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

Điều đó có nghĩa trong một khu vực địa lý nhất định thì có duy nhất một đại lý được quyền mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

Làm cách nào để trở thành đơn vị kinh doanh độc quyền sản phẩm?

Công ty bạn và nhà sản xuất nước ngoài phải ký Hợp đồng đại lý độc quyền. Nếu công ty bạn độc quyền phân phối bán hàng cho nhà sản xuất nước ngoài thì hợp đồng phải ghi rõ việc này, họ chỉ có thể cung cấp hàng cho 01 Công ty bạn trên lãnh thổ Việt Nam thôi và quy định chế tài xử phạt nếu họ vi phạm. Giá cả tự bên bạn ấn định. Doanh số hằng tháng 02 bên thương lượng.

Hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó hai bên thỏa thuận về việc bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng; hoặc không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý.

Ngoài ra công ty bạn có thể thỏa thuận có thể làm đại lý cho các nhà sản xuất khác cùng mặt hàng với họ, nếu được chấp thuận trong Hợp đồng thì Công ty bạn có quyền làm đại lý cho các nhà sản xuất khác.

Về thủ tục: chỉ là thỏa thuận giữa 02 bên mà không cần phải đăng ký hoặc thông báo cho cơ quan nào cả.

Về Hợp đồng mẫu: tùy thuộc vào nội dung thỏa thuận giữa các bên mà Hợp đồng có những điều khoản cụ thể, tương ứng.Tuy nhiên cần thể hiện: mặt hàng giao; phạm vi độc quyền; giá bán do bên đại lý ấn định; việc thanh toán, giao hàng giữa 02 bên;...

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Đại lý là một chủ thể quan trọng trong quá trình phân phối hàng hóa, là bên trung gian đem hàng hóa đến với khách hàng, người tiêu dùng nhanh chóng hơn. Vì có vị trí quan trọng như vậy nên ngày càng nhiều đại lý được mở ra ở nông thôn và thành thị; góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hóa sôi động, kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc thành lập và vận hành đại lý có thể tiềm ẩn các tranh chấp xảy ra nếu như các bên không có thỏa thuận rõ ràng, không nắm rõ các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Do đó, để nâng cao nhận thức về đại lý và hợp đồng đại lý, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi mở đại lý, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật Minh Gia:

1. Đại lý là gì?

Về mặt thuật ngữ, có thể hiểu đơn giản đại lý là chủ thể được doanh nghiệp ủy quyền để đại diện bán hàng cho doanh nghiệp, nhân danh doanh nghiệp, được doanh nghiệp trả thù lao bán hàng theo thỏa thuận.

Về mặt pháp lý, Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 quy định về Đại lý thương mại như sau: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Trong quan hệ đại lý luôn luôn tồn tại hai bên là bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Còn bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.

2. Các hình thức đại lý

Các hình thức đại lý hiện nay theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 bao gồm:

Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Ở hình thức đại lý này, doanh nghiệp sẽ ấn định mức giá bán hàng cho đại lý và đại lý có quyền quyết định mức giá bán hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Theo đó, khoản tiền chênh lệch giữa giá đại lý nhập hàng từ doanh nghiệp và giá bán hàng ra thị trường sẽ là lợi nhuận của đại lý.

Hình thức đại lý bao tiêu thường gặp với các mặt hàng tiêu dùng, bánh kẹo, nước ngọt,…

Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Ở hình thức này, đại lý sẽ bị giới hạn về mặt phạm vi kinh doanh khi chỉ được doanh nghiệp giao một hoặc một số mặt hàng nhất định để tiêu thụ ra thị trường.

Hình thức đại lý độc quyền có thể kể đến đại lý của bán điện thoại của Apple, đại lý bán riêng xe Honda, đại lý bán riêng nước giải khát Cocacola,…

Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Hình thức tổng đại lý được tổ chức và hoạt động theo chiều dọc, tức nghĩa doanh nghiệp giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho tổng đại lý và tổng đại lý sẽ giao cho các đại lý trực thuộc để tiêu thụ.

Hình thức tổng đại lý thường gặp nhất đó chính là đại lý kinh doanh xăng dầu.

Ngoài ra, còn có các hình thức đại lý khác theo thỏa thuận của các bên.

3. Hợp đồng đại lý

Thông thường doanh nghiệp sẽ yêu cầu đại lý tiêu thụ hoặc thu mua khối lượng lớn hàng hóa. Vì vậy, để nhằm đảm bảo quá trình đại lý không phát sinh tranh chấp, pháp luật thương mại quy định hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Hợp đồng đại lý thỏa thuận đầy đủ các nội dung thì khi phát sinh tranh chấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có cơ sở để giải quyết tranh chấp triệt để hơn, bảo vệ được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đại lý.

Theo đó, một bản hợp đồng đại lý cần phải có các điều khoản cơ bản như sau:

- Thông tin của bên giao đại lý, bên đại lý: Thông tin của người đại diện, trụ sở chính, địa chỉ, số điện thoại liên lạc;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Hình thức đại lý;

- Thù lao đại lý;

- Thời hạn đại lý;

- Hành vi vi phạm hợp đồng;

- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng;

- Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh,…

Đại lý là gì? Đại lý thương mại là gì? Đặc điểm của đại lý thương mại? Quy định chung về đại lý thương mại? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại? Quyền và nghĩa vụ của đại lý thương mại?

1. Đại lý thương mại là gì?

Khái niệm đại lí thương mại và chủ thể trong quan hệ đại lí thương mại

Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005, Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý.

Hoạt động đại lí thương mại

Trong hoạt động đại lí thương mại, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hoặc hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách hàng. Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lý bán hàng) hoặc nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho người bán (đại lý mua hàng). Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lý.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Hợp đồng đại lí

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Theo điều 169 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý gồm các loại:

– Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

– Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

– Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

2. Đặc điểm của đại lý thương mại

Điều 166  Luật thương mại 2005  quy định: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên địa lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Theo quy định của Luật thương mại Việt Nam hiện hành, đại lý thương mại có những đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, trong quan hệ đại lý có sự tham gia của ba bên chủ thể: bên giao đại lý, bên đại lý và bên thứ ba.

 Trong quan hệ đại lý, song song tồn tại hai nhóm quan hệ: thứ nhất là quan hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lý; thứ hai đó là quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng. Hai nhóm quan hệ này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ giữa bên đại lý và bên giao đại lý là tiền đề cho những giao dịch của bên đại lý với bên thứ ba. Bên giao đại lý có ủy quyền cho bên đại lý thực hiện việc mua bàn hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho mình thì bên đại lý mới được nhân danh chính mình tiến hành giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên giao đại lý.

Thứ hai, bên đại lý nhân danh chính mình tiến hành giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên giao đại lý để hưởng thù lao.

Trong hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý phải là thương nhân, là các tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên và có đăng kí kinh doanh theo Điều 6 Luật Thương mại 2005. Các thương nhân này có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên giao đại lý và bên thứ ba. Họ không phải là người làm công ăn lương như giám đốc (tổng giám đốc) doanh nghiệp, không phải là chi nhánh hay văn phòng đại diện của bên thuê dịch vụ. Những người này chỉ được thực hiện hoạt động trong phạm vi, quyền hạn theo quy định trong nội bộ thương nhân đó. Còn bên đại lý thương mại có trụ sở riêng, có tư cách pháp lý độc lập, tự định đoạt thời gian làm việc, thực hiện mọi quyền hạn có được của mình và tự chịu trách nhiệm về những hoạt động đó.

Mặc dù có tư cách pháp lý độc lập, bên đại lý thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không vì lợi ích của bản thân mà vì  lợi ích của bên giao đại lý. Lợi ích mà họ nhận được trong hoạt động kinh doanh này không phải lợi nhuận từ việc mua bán hàng hóa mà là thù lao họ nhận được từ bên thuê dịch vụ khi họ hoàn thành công việc của mình. Khác với hoạt động đại lý, việc trả thù lao cho bên thực hiện dịch vụ không phải nghĩa vụ bắt buộc với bên thuê dịch vụ trong giao dịch dân sự.

Thứ ba, phạm vi hoạt động của đại lý thương mại

Phạm vi hoạt động là giới hạn hay những lĩnh vực thương mại mà ben đại lý được thực hiện theo sự ủy quyền của bên giao đại lý để giao kết hợp đồng với bên thứ ba.   Luật thương mại 2005  đã  mở rộng phạm vi hoạt động của đại lý thương mại so với Luật thương mại 1997 và các văn bản khác về đại lý. Luật thương mại 2005 quy định đại lý thương mại không chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa nà còn cả cung ứng dịch vụ.

Luật thương mại 2005 không quy định các loại dịch vụ thương mại. Đối với các loại hành hóa, dịch vụ kinh doanh cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì đại lý phải tuân thủ những quy định của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 13/06/2006 Quy định chi tiết  Luật thương mại 2005 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Thứ tư, cơ sở phát sinh đại lý thương mại

Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng, được gọi là hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng chính là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thế. Theo Điều 168  Luật thương mại, “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Quy định này thể hiện sự rõ ràng, mạch lạc trong việc ghi nhận những thỏa thuận. Với quy định này, một mặt các bên có thể dễ dàng thực hiện những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, mặt khác đó cũng là cơ sở để giải quyết những tranh chấp sau này.

3. Quy định chung về đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

– Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

– Các hình thức đại lý

+ Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

+ Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

+ Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

+ Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

+ Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận: Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý, thù lao đại lý.

– Thù lao đại lý

+ Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

+ Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.

+ Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

+Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:

a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

c) Trường hợp không áp dụng quy định trên thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

4. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại

Chủ thể và điều kiện thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại .

*Về chủ thể:

Chủ thể có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại là bên đại lý và bên giao đại lý. Điều kiện của chủ thể là bên đại lý và bên giao đại lý đều phải đáp ứng Điều 167 Luật thương mại năm 2005:

“ 1.Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

2.Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.”

* Về điều kiện:

Điều 177 Luật thương mại năm 2005 quy định: Nếu không có thỏa thuận khác, các bên có quyền chấm dứt hợp đồng đại lý bất cứ khi nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết và chỉ được chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày thông báo. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.

Từ những điều đó có thể rút ra, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý được xem xét khi đáp ứng đủ hai điều kiện:

Thứ nhất, theo thỏa thuận giữa các bên: Nếu như các bên có thỏa thuận hợp đồng đại lý chấm dứt vào thời điểm thông báo hay hợp đồng đại lý chấm dứt khi một trong hao bên hoặc cả hai bên vi phạm nghĩa vụ … thì khi đó việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý sẽ được xem xét theo thỏa thuận giữa các bên.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật: Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với điều kiện là thông báo cho bên kia bằng văn bản trong thời hạn hợp lý nhưng ít nhất là 60 ngày.

Các trường hợp các bên tham gia quan hệ đại lí có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí thương mại 

* Về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lí thương mại:

Pháp luật thương mại Việt Nam hiện hành không quy định một cách tổng quát về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại, song căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, thì hợp đồng đại lý thương mại chấm dứt trong các trường hợp do các bên thỏa thuận và trong những trường hợp sau:

– Hợp đồng đại lý đã được hoàn thành, có thể là hợp đồng đã được thực hiện xong hoặc thời hạn của hợp đồng chấm dứt.

– Một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tư cách thương nhân.

– Hợp đồng đại lý bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

* Về quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí thương mại:

Áp dụng  quy định tại Điều 525 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“ 1. Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo trước cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý, bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Cùng với đó, Điều 177 Luật thương mại 2005 quy định:

“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó; Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

 3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý”.

Như phân tích đặc điểm của hợp đồng đại lí thương mại, đây là loại hợp đồng dịch vụ, do vậy, theo quy định Bộ luật dân sự 2015, các bên tham gia hợp đồng đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý trong những trường hợp sau:

Trường hợp 1:Việc tiếp tục hợp đồng không có lợi cho bên giao đại lý thì bên giao đại lý có quyền đơn phương chấm đứt hợp đồng.

Trường hợp 2:  Bên giao đại lý không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận thì bên đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Tuy nhiên, căn cứ quy định của Luật thương mại, các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại và chỉ cần báo thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý trong thời hạn quy định là sáu mươi ngày. Điều này chứng tỏ quy định của Luật thương mại đã mở rộng phạm vi quyền của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lí.

Về hậu quả pháp lý 

Nếu không có thỏa thuận khác, trong trường hợp bên giao đại lý yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý. Giá trị khoản bồi thường được tính như sau:

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý. Trong trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.

Như vậy, trong trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng và các bên không có thỏa thuận khác thì bên giao đại lý cũng không có quyền yêu cầu bồi thường. Hợp đồng đại lý có thời hạn được thực hiện dài, bên đại lý thường phải đầu tư một nguồn lực nhất định như; nhân lực, tài chính. Cơ sở hạ tầng…để có thể ký kết, thực hiện được hợp đồng đại lý với bên giao đại lý. Do đó trong trường hợp hợp đồng đại lý bị chấm dứt không theo mong muốn của bên đại lý thì các chi phí mà bên đại lý đã đầu tư về thời hạn đại lý và việc bồi thường thiệt hại cho bên đại lý trong trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý theo yêu cầu của bên giao đại lý.

Tuy nhiên trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý không phải giao hàng hoặc tiền cho bên đại lý, đồng thời phải hướng dẫn  bên đại lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa như: bảo quản chất lượng…Do vậy, khi bên đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên giao đại lý cũng chịu không ít ảnh hưởng. hàng hóa giao cho bên đại lý trong thời hạn dài không đảm bảo chất lượng hoặc bên đại lý có ý đồ xấu nếu cố tình không tiêu thụ, bị lộ bí quyết kinh doanh…

5. Quyền và nghĩa vụ của đại lý thương mại

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư tư vấn: Trong giao dịch qua trung gian, đại lý có đại diện cho quyền lợi bên nào và có chịu trách nhiệm về việc hợp đồng không thực hiện không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định Luật Thương mại 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Về quyền và nghĩa vụ của đại lý thương mại được quy định tại Điều 174 và Điều 175 Luật thương mại 2005 như sau:

– Quyền của bên đại lý: Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:

+ Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật thương mại 2005;

+ Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

+ Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;

+ Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;

+ Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.

– Nghĩa vụ của bên đại lý: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

+ Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;

+ Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;

+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

+ Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;

+ Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;

+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;

+ Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

Như vậy có thể thấy, trong giao dịch trung gian bên đại lý nhân danh chính mình để thực hiện các hoạt động thương mại, đại điện cho quyền và lợi ích của chính mình.

Tuy nhiên nếu hợp đồng không thực hiện được là do lỗi của chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ mà cũng có lỗi của bên đại lý thì bên đại lí phải liên đới chịu trách nhiệm về việc không thực hiện được hợp đồng.

Video liên quan

Chủ đề