Hội chứng trypophobia là gì

Việc thấy các lỗ tròn trên các đồvật hay các con vật hàng ngày khiến cho bạn cảm thấy sợ hãi…Bạn có thể đã mắc hội chứng Trypophobia hay nó còn được gọi là hội chứng sợ lỗ.

Trong tiếng Hy Lạp thì “trypta” có nghĩa là lỗ hổng còn “phobos” có nghĩa là sợ hãi. Tuy nhiên thì không phải thuật ngữ này xuất hiện vào thời Hy Lạp. Nó được xuất hiện lần đầu trên 1 diễn đàn web vào năm 2005.

Hội chứng này có thể làm bạn ám ảnh với ngay cả những vật dụng mà chúng ta mà chúng ta thường dùng. Ví dụ như sợ những vật nhỏ như sợi tóc hay các đồ vật có họa tiết lỗ đốm,…Các nhóm vòng tròn càng nhiều và dày thì càng khiến cho họ càng cảm thấy khó chịu.

Theo một thống kê cho thấy khoảng 15% người trên thếgiới bao gồm cả nam và nữ mắc bệnh này. Hội chứng Trypophobia này thì đã xuất hiện trên một diễn đàn vào năm 2005. Tuy nhiên thì các nhà khoa học vẫn chưa công nhận nó là một chứng bệnh về rối loạn tâm thần. Thay vào đó, họ coi đây là một sự ghê tởm mà con người phản ứng thái quá trước nguy hiểm.

2. Biểu hiện của hội chứng sợ lỗ

Những người bị hội chứng sợ lỗ cho hay rằng họ cảm thấy ghê rợn, buồn nôn, chóng mặt khi thấy nhiều các lỗ tròn được xếp cạnh nhau ví dụ dép tổ ong hay các tổ mật ong nguyên chất.

Nhiều trường hợp sẽ biểu hiện:

  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Run rẩy
  • Nổi da gà
  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Tăng huyết áp
  • Có thể xuất hiện ảo giác

Ngoài ra còn các biển hiện khác vẫn chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện ngoài các biểu hiện nêu trên thì nên đến tìm bác sĩ để được giải đáp.

Những người mắc hội chứng này có thể xuất hiện các biểu hiện như vậy vài lần trong ngày, tuần. Trong một số trường hợp nỗi sợ không bao giờ biến mất.

Xem thêm: Erotomania là gì? hội chứng hoang tưởng người khác cũng yêu mình

3. Nguyên nhân của hội chứng sợ lỗ

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của hội chứng sợ lỗ là do não bộ bị quá tải. Cụ thể, theo giáo sư tâm lý theo Paul Hibbard tại ĐH Essex (Anh), những lỗ tròn trên bề mặt làm cho mắt cảm thấy khó chịu làm cho khu vực phân tích không thể làm việc hiệu quả.

Vì thế để có thể xử lý được thông tin thì não bộ cần nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, với một số người việc này khiến não sẽ bị quá tải và làm cơ thể phản ứng lại như buồn nôn, chóng mặt,…Việc cơ thể có những phản ứng như vậy để ngăn mắt nhìn những hình ảnh như vậy.

Tuy nhiên thì một nghiên cứu khác của các nhà khoa học lại cho rằng, hội chứng sợ lỗ là do não bộ phản ứng lại để bảo vệ cơ thể. Bởi vì những loài độc vật nguy hiểm trên hành tinh đều có hoa văn có lỗ trên da như rắn hổ mang, cá lóc.

Ngoài ra các bệnh như là thủy đậu hay sởi, hắc lào đều có những vòng tròn trên da. Vì vậy ,não bộ đẩy chúng ta tránh tiếp xúc với chúng.

Theo như các nhà nghiên cứu cho rằng những người mắc hội chứng này thường là gặp nhiều lo âu, trầm cảm, bất an. Nếu kéo dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng và có khả năng xuất hiện ám ảnh cưỡng chế.

Một số các nguyên nhân của Trypophobia

  • Dép tổ ong
  • Đài sen
  • Quả lựu
  • San hô
  • Bọt biển
  • Quả dưa hấu
  • Bong bóng

Các động vật lưỡng cư, động vật có vú hay côn trùng hoặc các sinh vật có đốm da thì đều có thể gây ra hội chứng Trypophobia.

4. Phương pháp điều trị hội chứng Trypophobia

Liệu pháp tâm lý

Hãy tìm đến với bác sĩ tâm lý để giải quyết để được tư vấn về phương pháp điều trị bằng liệu pháp tâm lý hiệu quả nhất. Việc tiến hành liệu pháp tâm lý sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn khi nhìn thấy những hình ảnh như vậy. Đặc biệt là nếu xuất phát từ sợ hãi và ám ảnh thì sẽ cảm thấy bệnh được cải thiện.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc cần có toa của bác sĩ tâm lý. Không được tùy ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Thông thường thì thuốc ít được sử dụng để điều trị Trypophobia chỉ trừ trường hợp phản ứng quá mạnh. Đây cũng không phải giải pháp lâu dài để điều trị.

Đối với hội chứng Trypophobia thì việc điều trị bằng liệu pháp tâm lý được ưu tiên hơn là dùng thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể tự kiểm soát tại nhà bằng cách thư giãn hay liệu pháp tâm lý. Nên thực hiện lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, tránh xa các chất gây kích thích.

Điều trị bằng việc tiếp xúc

Việc điều trị bằng tiếp xúc là để cho người bệnh từ từ thích nghi với các hình ảnh như vậy. Người bệnh nên tiếp xúc từ ít đến nhiều, từ bé đến vừa. Sau thời gian tiếp xúc lặp đi lặp lại thì cơ thể sẽ không còn những phản ứng mãnh liệt như lần đầu. Và có thể làm chủ trước những hình ảnh nhỏ hơn.

Xem thêm: ADELE – Hội chứng ám ảnh tình yêu khiến giới trẻ “sợ yêu”

Hội chứng sợ lỗ đề cập đến tình trạng sợ hãi, ghê tởm dai dẳng khi nhìn thấy những vật thể có các lỗ tròn nhỏ như san hô, đài sen, dâu tây,… Mặc dù chưa được công nhận là rối loạn tâm lý chính thức nhưng hội chứng này cần được thăm khám và điều trị để tránh những ảnh hưởng lâu dài.

Hội chứng sợ lỗ là hội chứng tâm lý phổ biến với tỷ lệ mắc dao động từ 10 – 16% dân số thế giới

Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) là tình trạng sợ hãi thái quá và dai dẳng khi nhìn thấy có lỗ tròn (thường có kích thước nhỏ). Thuật ngữ này bắt đầu được nhắc đến vào năm 2005 và nhanh chóng được biết đến nhiều hơn khi nhiều người nhận thấy bản thân cũng gặp phải cảm giác sợ hãi và ám ảnh đối với các lỗ tròn.

Thông thường, chúng ta thường sợ hãi với những con vật, hiện tượng thiên nhiên hoặc tình huống có thể đe dọa đến sự sống như con rắn, động vật hoang dã, bão, lũ,… Tuy nhiên, một số người có nỗi sợ vô lý và dai dẳng đối với những đối tượng không thực sự nguy hiểm như côn trùng, độ cao, lỗ tròn, máu hoặc các thủ thuật y tế.

Về cơ bản, hội chứng sợ lỗ có cơ chế tương tự như các ám ảnh đặc hiệu (rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi). Tuy nhiên, hội chứng này vẫn chưa được công nhận và không được đề cập trong Sổ tay thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5). Dù vậy, thuật ngữ Trypophobia bắt đầu phổ biến từ những năm 2009 và vẫn được sử dụng để chẩn đoán ở nhiều quốc gia khác nhau.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tâm lý vào năm 2013 cho thấy, khoảng 16% người tham gia nghiên cứu có cảm giác khó chịu, ghê tởm và sợ hãi khi nhìn vào các lỗ tròn trên đài sen. Mặc dù phạm vi nghiên cứu tương đối hạn chế nhưng điều này phần nào cho thấy sự phổ biến của hội chứng sợ lỗ.

Hội chứng sợ lỗ đặc trưng bởi nỗi sợ, cảm giác ghê tởm và khó chịu dai dẳng khi nhìn thấy bề mặt có nhiều cụm lỗ nhỏ như san hô, đài sen, miếng bọt biển, tổ ong,… Thực tế, những người mắc hội chứng này biết rõ các lỗ tròn nhỏ hoàn toàn vô hại nhưng không thể nào kiểm soát sự khó chịu và sợ hãi của bản thân.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người bị hội chứng sợ lỗ ít có cảm giác sợ hãi hơn so với các ám ảnh cụ thể khác. Thay vào đó, họ thường có cảm giác ghê tởm và ám ảnh khi nhìn vào những vật có nhiều lỗ nhỏ. Đây cũng là lý do Trypophobia chưa thực sự được công nhận là rối loạn tâm lý trong DSM-5.

Người mắc hội chứng sợ lỗ thường gặp ảo ảnh, bị choáng váng, nổi da gà và tim đập nhanh khi nhìn thấy các lỗ tròn

Bên cạnh sự ghê tởm, ám ảnh và sợ hãi, khi nhìn thấy các cụm lỗ, người bị hội chứng sợ lỗ cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng thể chất như:

  • Nổi da gà
  • Có cảm giác ớn lạnh và ghê rợn
  • Một số người có cảm giác kiến bò
  • Đổ mồ hôi
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thị giác như ảo ảnh, khó chịu, mỏi mắt và hình ảnh trong mắt trở nên méo mó, dị thường
  • Có cảm giác vô cùng khó chịu, bứt rứt và thậm chí là đau khổ
  • Muốn rời mắt khỏi vật thể có các cụm lỗ nhỏ trong thời gian nhanh nhất
  • Đôi khi có cảm giác hoảng loạn, sợ hãi tột độ và run rẩy
  • Buồn nôn

Một số người có thể bùng phát cơn hoảng loạn khi nhìn thấy những vật thể có các cụm lỗ tròn. Những người bị hội chứng Trypophobia hầu như không cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy lỗ tròn có kích thước lớn. Thay vào đó, họ chỉ sợ hãi và ghê tởm khi nhìn thấy các cụm lỗ tròn có kích thước nhỏ nằm sát nhau.

Mặc dù không được công nhận là ám ảnh cụ thể nhưng người mắc hội chứng sợ lỗ cũng có xu hướng né tránh những thứ gây ra nỗi sợ. Chẳng hạn họ sẽ hạn chế dùng các loại thực phẩm có lỗ tròn như dâu tây, hạt sen, các loại đậu,…

Trypophobia chỉ mới được đề cập từ năm 2005 nên chưa có nhiều nghiên cứu về hội chứng này. Các nghiên cứu đã được thực hiện đa phần đều diễn ra ở phạm vi nhỏ. Dù vậy, đã có một số giả thuyết giải thích sự hình thành của hội chứng sợ lỗ.

Một số yếu tố được xác định có liên quan đến hội chứng sợ lỗ (Trypophobia):

  • Do sự tiến hóa của con người: Theo một số chuyên gia, cảm giác sợ hãi và ghê tởm khi nhìn thấy các lỗ tròn có kích thước nhỏ có thể là kết quả của quá trình tiến hóa. Sự tiến hóa này giúp con người nhận biết các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiễm trùng và kích ứng da như viêm nang lông, mề đay, rôm sảy,… Giả thuyết này được ủng hộ vì người mắc hội chứng sợ lỗ cảm thấy ghê tởm và khó chịu nhiều hơn là sợ hãi.
  • Sự nhạy cảm quá mức của thị giác: Trypophobia không chỉ gây ra sự ghê tởm khi nhìn thấy các lỗ tròn mà còn đi kèm với ảo ảnh, mỏi mắt và cảm giác khó chịu ở mắt. Do đó, các chuyên gia cho rằng, sự nhạy cảm quá mức của thị giác là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc hội chứng này. Trong khi đó, những người có thị lực bình thường ít khi cảm thấy ghê tởm và sợ hãi khi nhìn thấy các cụm lỗ tròn.
  • Ám ảnh về các động vật nguy hiểm: Các nhà khoa học cho rằng, hình ảnh các cụm lỗ tròn có thể gợi nhắc đến ong, các loại ruồi, rắn, côn trùng có hại. Điều này vô thức tạo nên cảm giác sợ hãi và ghê tởm khi nhìn thấy các vật thể có lỗ tròn. Giả thuyết trên càng được củng cố khi nhiều người mắc hội chứng sợ lỗ từng bị ong đốt trong quá khứ.
  • Có các vấn đề tâm lý khác: Trypophobia thường gặp ở người có các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ,… Các vấn đề tâm lý này khiến cho não bộ trở nên nhạy cảm hơn khi nhìn thấy các lỗ tròn và theo một cơ chế nào đó, người bệnh xuất hiện cảm giác ghê tởm, sợ hãi không thể lý giải.
  • Tiền sử gia đình: Tương tự như các vấn đề tâm lý khác, nguy cơ mắc hội chứng sợ lỗ có thể tăng lên nếu gia đình từng có người mắc bệnh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả thuyết và các chuyên gia cần phải nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận chính thức.

Thực tế, những nghiên cứu về căn nguyên của hội chứng sợ lỗ vẫn còn trong giai đoạn đầu và chưa có điều gì là chắc chắn. Tuy nhiên, một số thống kê được thực hiện phần nào cho thấy nguy cơ mắc hội chứng này tăng lên ở những đối tượng bị trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ và rối loạn ám ảnh sợ xã hội.

Hội chứng sợ lỗ sẽ được kích hoạt khi bệnh nhân nhìn thấy những vật thể có các cụm lỗ nhỏ. Trong đó thường gặp nhất là những vật thể sau:

Những vật thể có bề mặt chứa nhiều lỗ tròn như đài sen, san hô,… đều gây ra sự sợ hãi và ghê tởm với bệnh nhân mắc chứng Trypophobia
  • Bọt xà phòng
  • Đài sen
  • Dâu tây
  • Ruột của quả lựu
  • San hô
  • Tổ ong
  • Hơi nước ngưng tụ trên bề mặt kính
  • Bong bóng
  • Mề đay
  • Rôm sảy
  • Bề mặt của phô mai
  • Cụm mắt của côn trùng

Thực tế, xung quanh chúng ta có rất nhiều vật thể có dạng lỗ tròn. Điều này gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ lỗ. Đây cũng là lý do hội chứng Trypophobia cần phải được điều trị để giảm thiểu những phiền toái và ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống.

Hội chứng sợ lỗ không đe dọa đến sức khỏe như các vấn đề sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, cảm giác ghê tởm, sợ hãi và các triệu chứng thể chất xuất hiện khi nhìn thấy vật thể có cụm lỗ tròn có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều vấn đề. Ảnh hưởng đầu tiên là người bệnh khó có thể duy trì hiệu suất lao động và học tập do hành vi né tránh các đồ vật, không gian và thực phẩm có lỗ tròn nhỏ.

Ngoài ra, cảm giác ghê tởm và sợ hãi dai dẳng có thể là điều kiện để phát triển các rối loạn tâm lý như stress, trầm cảm và rối loạn lo âu. Chính vì vậy, nếu nhận thấy bản thân sợ hãi và khó chịu quá mức khi nhìn thấy các lỗ tròn, nên thăm khám sớm để được tư vấn điều trị.

Như đã đề cập, Trypophobia chưa được công nhận là rối loạn tâm lý. Vì vậy, không có tiêu chuẩn chính thức để chẩn đoán hội chứng này. Thông thường, các bác sĩ sẽ không chẩn đoán cụ thể hội chứng sợ lỗ mà sẽ đưa ra chẩn đoán tổng quát hơn là chứng ám ảnh cụ thể.

Tương tự như các rối loạn ám ảnh cụ thể khác, Trypophobia được chẩn đoán khi nỗi sợ, cảm giác ghê tởm và  khó chịu khi nhìn thấy các cụm lỗ tròn kéo dài kéo dài từ 6 tháng trở lên. Đồng thời phải gây ra sự căng thẳng, đau khổ nhất định và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá sức khỏe tâm thần để phát hiện các rối loạn đi kèm như trầm cảm và rối loạn lo âu.

Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) chưa được công nhận là rối loạn tâm lý, tâm thần trong DSM-5. Do đó, bệnh nhân mắc hội chứng này sẽ được điều trị tương tự như rối loạn ám ảnh cụ thể. Mục tiêu của điều trị là giúp giảm cảm giác sợ hãi, ghê tởm khi nhìn thấy các vật có cụm lỗ tròn. Đồng thời giúp bệnh nhân giải tỏa cảm xúc và cải thiện chất lượng cuộc sống lâu dài.

Các phương pháp có thể được cân nhắc trong điều trị hội chứng sợ lỗ:

Liệu pháp tâm lý được xem là lựa chọn ưu tiên khi điều trị hội chứng sợ lỗ và các ám ảnh cụ thể khác. Phương pháp này tác động vào tâm lý của bệnh nhân nhằm giảm bớt sự sợ hãi thái quá. Bên cạnh đó, liệu pháp tâm lý còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và giải tỏa cảm xúc căng thẳng, đau khổ.

Tâm lý trị liệu có khá nhiều cách tiếp cận. Tùy theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi và các đặc điểm cá nhân của từng trường hợp, chuyên gia sẽ lựa chọn phương pháp can thiệp thích hợp. Đối với hội chứng sợ lỗ, các phương pháp được cân nhắc bao gồm:

– Liệu pháp tiếp xúc (liệu pháp phơi nhiễm):

Liệu pháp tiếp xúc là phương pháp được áp dụng phổ biến trong trị liệu rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả đối với hội chứng sợ lỗ. Trong liệu pháp phơi nhiễm, chuyên gia sẽ cho bệnh nhân tiếp xúc với nguồn gốc gây ra nỗi sợ với cường độ tăng dần theo thời gian.

Ban đầu, chuyên gia có thể cho bạn xem hình ảnh các lỗ tròn của bong bóng xà phòng, sau đó tăng lên bằng các hình ảnh ghê rợn hơn như lỗ tròn trên đài sen, bề mặt san hô,… Trong quá trình tiếp xúc, chuyên gia sẽ đồng hành và hướng dẫn bệnh nhân cách đối phó với nỗi sợ cùng các triệu chứng thể chất đi kèm.

Liệu pháp phơi nhiễm được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất với chứng Trypophobia

Sau đó, chuyên gia sẽ tăng mức độ phơi nhiễm bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với vật thể có các cụm lỗ. Nếu có đáp ứng tốt, chuyên gia có thể giúp bạn ăn uống những loại thực phẩm có bề mặt lỗ chỗ như dâu tây.

Mục tiêu lâu dài của liệu pháp phơi nhiễm là loại bỏ nỗi sợ, sự ghê tởm vô lý và giúp bệnh nhân hạn chế các hành vi né tránh. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các vấn đề tâm lý có liên quan như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,… Hiện tại, liệu pháp phơi nhiễm được đánh giá là phương pháp có hiệu quả nhất khi điều trị hội chứng sợ lỗ.

– Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT):

Bên cạnh liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp nhận thức hành vi cũng được cân nhắc cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ lỗ. CBT tập trung vào việc thay đổi những suy nghĩ không phù hợp. Thông thường, cảm xúc ghê rợn và sợ hãi khi nhìn thấy các cụm lỗ tròn thường có liên quan đến trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ.

Chuyên gia sẽ giúp bạn tháo gỡ những suy nghĩ tiêu cực, qua đó giúp điều chỉnh hành vi một cách tích cực và lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, liệu pháp nhận thức hành vi cũng giúp bệnh nhân điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, đau khổ, sợ hãi, buồn bã do hội chứng Trypophobia gây ra.

CBT đặc biệt có hiệu quả trong việc giải tỏa cảm xúc và phòng ngừa căng thẳng, lo âu ở bệnh nhân bị hội chứng sợ lỗ. Ngoài ra, liệu pháp này cũng có vai trò quan trọng đối với các rối loạn tâm lý, tâm thần đi kèm như rối loạn lo âu và trầm cảm.

– Các liệu pháp thư giãn:

Hành vi né tránh những loại thực phẩm, vật thể và không gian có các cụm lỗ tròn khiến bệnh nhân luôn ở trong trạng thái lo lắng và căng thẳng. Vì vậy ngoài những cách can thiệp trên, chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số kỹ thuật thư giãn.

Kỹ thuật thư giãn giúp bệnh nhân giải tỏa những cảm xúc tiêu cực do hội chứng sợ lỗ gây ra. Bên cạnh đó, trong kỹ thuật này, chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách đối phó khi đối diện với nỗi sợ. Khi nhìn thấy các vật thể có các cụm lỗ nhỏ, bệnh nhân có thể chế ngự nỗi sợ bằng cách hình dung những khung cảnh lãng mạn, tươi đẹp. Điều này có thể giảm bớt cảm giác ghê rợn và sợ hãi bằng cách phân tâm suy nghĩ.

Liệu pháp tâm lý thực sự có hiệu quả đối với hội chứng sợ lỗ. Tuy nhiên, quá trình trị liệu sẽ mất khá nhiều thời gian. Ngoài ra, nếu có các vấn đề tâm lý đi kèm, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc để nâng đỡ tinh thần trong quá trình trị liệu.

Thuốc không phải là phương pháp chính thức trong điều trị hội chứng sợ lỗ. Tuy nhiên, hội chứng này có thể khiến bệnh nhân bị lo âu, căng thẳng và trầm cảm. Vì vậy, bệnh nhân sẽ được xem xét sử dụng một số loại thuốc để cải thiện cảm xúc.

Sử dụng thuốc chỉ là liệu pháp tạm thời nên bệnh nhân bắt buộc phải kết hợp với liệu pháp tâm lý. Trong trường hợp đi kèm với trầm cảm và rối loạn lo âu, bệnh nhân phải sử dụng thuốc dài hạn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số bệnh nhân bị hội chứng sợ lỗ có thể phải dùng thuốc để giảm tâm trạng căng thẳng, lo âu

Các nhóm thuốc được cân nhắc dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ lỗ (Trypophobia):

  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc được sử dụng thông dụng. Nhóm thuốc này có tác dụng nâng cao tâm trạng, giảm tình trạng đau khổ, bi quan và tuyệt vọng. Hiện tại, hai loại thuốc chống trầm cảm được dùng phổ biến nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Thuốc an thần benzodiazepine: Benzodiazepin là thuốc an thần gây nghiện nên chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Nhóm thuốc này có thể cải thiện cảm giác lo lắng, sợ hãi và giảm các rối loạn giấc ngủ. Benzodiazepin cho hiệu quả nhanh nên thường được dùng ngắn hạn trong vài tuần cho đến khi thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta thường được sử dụng để giảm các triệu chứng thể chất có liên quan đến hội chứng sợ lỗ như tim đập nhanh, choáng váng, đau đầu, đổ mồ hôi,… Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi bệnh nhân tiếp xúc với các vật thể có lỗ tròn gây ra nỗi sợ.

Ngoài sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý, bệnh nhân bị hội chứng sợ lỗ có thể thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ. Các biện pháp sau có thể giúp ích phần nào trong quá trình điều trị:

  • Tham gia vào các hội nhóm của những người mắc hội chứng sợ lỗ để được chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, khi tham gia vào các hội nhóm này, bệnh cũng sẽ có cơ hội chia sẻ những khó khăn và phiền toái do Trypophobia gây ra.
  • Chia sẻ vấn đề sức khỏe bản thân gặp phải với những người xung quanh. Điều này sẽ giúp bệnh nhân thoải mái hơn khi học tập, làm việc và nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ bạn bè, đồng nghiệp.
  • Hội chứng sợ lỗ sẽ gây ra sự căng thẳng đáng kể. Vì vậy, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp giải tỏa cảm xúc như ngồi thiền, tập yoga, hít thở sâu, massage, liệu pháp mùi hương,…
  • Dành thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động lành mạnh và sở thích của bản thân.
  • Cố gắng ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức và hạn chế rượu bia, thuốc lá. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần xây dựng chế độ ăn cân bằng để cải thiện sức khỏe thể chất và hỗ trợ nâng đỡ tinh thần.
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm bớt sự căng thẳng, lo âu, bi quan,… do hội chứng sợ lỗ gây ra.

Chăm sóc sức khỏe thể chất không thể giải quyết nỗi sợ và cảm giác ghê tởm khi nhìn thấy các vật thể có cụm lỗ tròn. Tuy nhiên, thể trạng khỏe mạnh sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt hơn cảm xúc và các triệu chứng thể chất có liên quan.

Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) là một hội chứng tâm lý khá phổ biến nhưng chưa được công nhận là rối loạn tâm lý chính thức. Dù vậy, hội chứng này gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc chứng Trypophobia, nên thăm khám sớm để được hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ đề