Đặc điểm sinh sản của giun đất là gì

Câu hỏi: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào

Lời giải:

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

– Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

– Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

– Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

– Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

– Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

Giun là sinh vật sống trong đất, chúng rất gần gũi trong đời sống của chúng ta, thức ăn của chúng là những vật chất hữu cơ hoại mục. Giun đất sống tại các vùng đất ẩm ướt có nhiều mùn hữu cơ và chúng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái, thậm chí được xem là yếu tố cốt lõi của nông nghiệp hữu cơ. Vậy các bạn hãy cùng Toploigiai đi tìm hiểu về giun đất nhé

I . Hình dạng ngoài

II. Di chuyển

Hình 15.3 vẽ quá trình di chuyển (bò) của giun đất. Sau là chú thích kèm theo nhưng sắp xếp không đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất.

III. Dinh dưỡng

Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hoá chia làm nhiều phần (hình 15.4), thức ăn lấy từ miệng (1), chứa ở diều (4), nghiền nhò ớ dạ dày cơ (5), được tiêu hoá nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt (6) và hấp thụ qua thành ruột (7).
Sự trao đổi khi (hô hấp) được thực hiện qua da.

IV. Sinh sản

Giun đất lưỡng tính. Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch (hình 15.6). Sau khi hai cơ thê ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thanh dai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nỡ thành giun non.

V. Khả năng của giun đất

1.Là tín hiệu của những vùng đất màu mỡ

Khi ta thấy sự hiện diện của giun trong đất, đó là dấu hiệu cho thấy đất canh tác sạch, khỏe và phì nhiêu. Đối với loại đất màu mỡ, số lượng giun dao động tầm 300-500 con/m2. Càng có nhiều giun nghĩa là chất lượng đất tại khu vực đó rất tốt.

Ngoài ra, mật độ giun trong đất lớn còn ngầm hiển thị các hoạt động sống tự nhiên của các sinh vật và vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm,… Hệ sinh vật đất giúp phân hủy chất hữu cơ làm đất giàu dinh dưỡng.

Giun còn làm đất tơi xốp, thoáng khí nên tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, cấu trúc đất và chu trình cacbon.

Lớp đất sẽ màu mỡ hơn nếu có sự hiện diện của giun

2. Kiến tạo lớp đất

Giun đất ăn những mảnh vụn hữu cơ mục nát như xác bã thực vật nên phân của chúng có hàm lượng dinh dưỡng rất lớn. Do đó, những vùng đất không có giun là những khu vực đất kém màu mỡ, chai cứng… Vì thế nên giun góp vai trò quan trọng trong việc làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất. Khi giun chết, xác chúng phân hủy và tỏa ra lượng Nitơ cho đất hấp thụ. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng cân bằng độ pH trong đất.

Trong các hang đất của giun thường chứa nhiều phân của chúng. Phân giun kiến tạo môi trường thuận lợi để cây sinh trưởng cũng như phát triển tốt.

3. Mang đến cho đất 1 hơi thở mới

Giun đất di chuyển và đào hang sống trong đất, do đó đất luôn được tác động tạo thành các khoảng trống, từ đó giúp cải thiện hệ thống thoát nước tự nhiên cho đất. Đất không được cày xới và có nhiều giun sinh sống thì khả năng thoát nước tốt hơn nhiều so với đất được canh tác.

Sự di chuyển linh hoạt của giun trong lòng đất đồng thời khiến các chất dinh dưỡng được tán đều và phân bổ rộng khắp khu vực.Thêm vào đó, việc giun thường xuyên di chuyển tạo thành những khe hở trong đất làm đất được tơi xốp, thoáng, không bị ứ nước, không khí trong đất được lưu thông hỗ trợ cây trồng hô hấp dễ dàng.

4. Thay hóa kết cấu của đất

Phân và xác giun khi kết hợp với hạt đất có thể làm tái tạo keo đất, tăng khả năng giữ nước, lưu giữ độ ẩm và đồng thời góp phần tái tạo lớp đất mặt.

Nếu gặp điều kiện sống thích hợp, trung bình giun sẽ thải ra khoảng 50 tấn phân/ ha, mỗi năm đủ để tạo thành một lớp đất sâu 5mm.

Nhờ khả năng di chuyển được trong đất nên đất được thoáng khí. Từ đó, những vi sinh trong đất sẽ phát triển mạnh và tạo cho đất một môi trường tương tác sinh học cao qua đó tiết chế được tác động xấu từ sâu bệnh hại sinh sống trong đất gây nên.

5. Điều tiết sự phát triển của sâu hại, nấm mốc

Giun đất còn có khả năng hỗ trợ tiêu diệt những vi sinh có hại gây bệnh trên cây trồng hiệu quả vì khi chúng ăn lá cây sẽ đồng thời tiêu hóa luôn những nấm mốc, khuẩn hại.

Đặc biệt là phân của chúng, đó là môi trường tốt nhất cho nhiều loại vi sinh vật hữu ích phát triển. Phân của giun thật sự rất giá trị.

6. Bảo tồn và phát triển giun đất

Khi bạn hiểu thêm về giun đất thì bạn cũng sẽ hiểu vì sao giun đất được xem là chìa khóa trong nông nghiệp hữu cơ. Vậy thì ta hãy cùng tìm hiểu thêm phương cách để bảo vệ và phát triển chúng.

Điều mà loài giun cần là cung cấp đủ cho chúng lượng sinh khối, nhiệt độ vừa phải và đủ ẩm. Do đó cần có 1 lớp thảm che phủ đất bằng các vật liệu che phủ hữu cơ hoặc trồng cây che phủ để tạo một lớp thảm thực vật, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho giun đất.

Cần nên hạn chế tối đa cày xới đất thường xuyên vì điều đó sẽ làm động đến môi trường sống của chúng, làm rối loạn sinh hoạt của các loài sinh sống trong đất cũng như làm giảm số lượng giun.

Giun rất sợ thuốc BVTV, khi các hóa chất này ngấm vào đất sẽ đồng thời làm giun nhiễm độc mà chết. Do đó cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, có thể thay thế bằng các loại thuốc sinh học, không gây hại đến giun, hệ sinh vật đất và bảo đảm luôn cả sức khỏe con người.

Câu hỏi: Tìm hiểu về giun đất

Lời giải:

Giun đất hay trùn đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida. Chúng có cấu trúc cơ thể ống trong ống, được phân đoạn bên ngoài với phân đoạn bên trong tương ứng và thường có các lông cứng trên tất cả các phân đoạn.

Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,...nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ. Các chất hữu cơ này bao gồm chất thực vật, động vật nguyên sinh sống, luân trùng, tuyến trùng, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Hệ tiêu hóa của giun đất chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.

Chúng là loài động vật không xương sống, thuộc Ngành Giun đốt. Giun đất là các loài lưỡng tính và có một bộ phận đặc trưng gọi là bào sinh dục. Chúng sử dụng bộ phận này trong quá trình giao phối. Sau khi giao phối thành công, bao này sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh và sẽ được giun "tháo" ra, từ đó nở ra thế hệ giun tiếp theo. Giun đất có khả năng phục hồi lại toàn bộ cơ thể đã mất nếu như phần đầu còn nguyên vẹn, nhưng không như mọi người vẫn lầm tưởng, chúng không có khả năng tạo ra các cá thể mới khi bị chia nhỏ thành nhiều đoạn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về những khía cạnh của giun đất nhé:

Đặc điểm giun đất

-Thông thường, loài này chỉ dài khoảng từ 7 đến 8 cm, tuy nhiên kích thước của một số cá thể có thể đạt tới 35 cm. Cơ thể của giun đất chia thành nhiều đoạn nhỏ với phần đầu tiên là miệng. Xung quanh thân hình được bao phủ bởi một lớp lông ngắn, cứng, nhờ đó, chúng di chuyển và đào hang dễ dàng hơn. Nơi sống của loài này là đất và lá ẩm. Cơ thể của chúng gồm 2 lớp, lớp ngoài là cơ bắp bao bọc một đường tiêu hóa dài bên trong.

-Trong quá trình đào hang, chúng ăn đất và các chất dinh dưỡng được chiết xuất ra từ những chiếc lá và rễ cây bị héo. Giun đất cũng góp phần rất quan trọng tới sự phì nhiêu của đất vì chúng vận chuyển chất dinh dưỡng và khoáng chất từ dưới lên trên mặt đất qua chất thải của mình. Đồng thời, cái hang dài giống như đường hầm của loài này cũng giúp đất được thoáng khí nữa. Mỗi ngày, một cá thể giun đất có thể ăn phần thức ăn nhiều bằng 1/3 trọng lượng cơ thể của nó

-Giun đất thường đi kiếm ăn vào buổi đêm. Còn ban ngày, chúng thích ẩn mình để thực hiện công việc đào đất – hang của loài này có thể sâu tới gần 2 mét.

Khả năng tái tạo

Giun đất có khả năng tái tạo phân đoạn bị mất, tuy nhiên khả năng này phụ thuộc vào từng loài riêng biệt. Bên cạnh đó, nếu bị thương quá nghiêm trọng thì chúng cũng không thể nào sống sót được. Khác với những gì nhiều người lầm tưởng, nếu một con giun đất bị cắt đôi, chúng sẽ không mọc lại thành hai con giun mới. Lúc này, nửa thân trước chứa đầu giun có thể vẫn tiếp tục sống và tái tạo ra phần đuôi của nó. Thay vào đó, phân nửa còn lại chứa đuôi giun lại không thể tự mọc đầu và sẽ chết.

Sự phân đoạn và sự nạo vét lòng đất

Loài vật có chiều dài trung bình chỉ khoảng vài cm, cá biệt có một số cá thể Giun đất phát triển tới 35 cm. Cơ thể Giun đất được tạo thành từ các phân đoạn giống như vòng gọi là Annuli. Những đoạn này được bao phủ bởi các lông nhỏ, giúp Giun đất di chuyển và đào hố. Nhờ khả năng đặc biệt này, loài Giun đất có thể sống ở độ sâu 2 mét dưới lòng đất.

Phần đầu Giun đất chứa miệng. Khi đào hang, chúng nuốt đất vòng trong, hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất, rễ cây… và phân hủy các chất hữu cơ. Vì vậy Giun đất có vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp, chúng giúp cải thiện độ tơi xốp, thoáng khí, thoáng nước, cải tạo độ dinh dưỡng, cấu trúc trong đất và tăng năng xuất cây trồng. Một ngày Giun đất có thể ăn số lượng thức ăn bằng 1/3 trọng lượng cơ thể mình.

Sinh sản

Giun đất thuộc loài động vật không xương sống, giống như các loài động vật thuộc Ngành Giun đốt, Giun đất sở hữu khả năng đặc biệt trong việc sinh sản. Mỗi cá thể Giun đất mang trong mình cả hai giới tính đực và cái, thực hiện giao phối thông qua “Bao sinh dục“. Tính lưỡng tính của Giun đất đặc biệt ở chỗ, khi giao phối thành công, Bao sinh dục sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh, tế bào này tích tụ trong kén. Sau giai đoạn mang thai từ hai tới bốn tuần, kén này sẽ nở ra các con Giun đất con.

Vai trò của giun đất đối với động vật

Giun đất là một nguồn thức ăn vô cùng bổ dưỡng đối với một số loại gia cầm, gia súc. Những loại gia cầm, gia súc có thể sử dụng giun đất làm nguồn thức ăn là gà, vịt, chim, lợn, ếch, trâu,… Trong giun đất có 70% là protein thô, không chứa tạp chất và chất độc hại. Lượng protein này có thể sánh ngang với protein có chứa trong thịt, cá. Thậm chí, trong thịt cá cũng không thể cung cấp đủ các chất cho vật nuôi như giun đất.

Ngoài ra, trong giun đất chứa khá nhiều axit amin giúp bổ sung các dinh dưỡng cần thiết để vật nuôi phát triển. Điều này giúp gia cầm, gia súc có được một nguồn thực phẩm sạch. Đồng thời, chủ đầu tư có thể tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Nguyên nhân là vì giun đất có thể tự hóa thành trong đất và phát triển rất mạnh mẽ. Bạn sẽ không phải bỏ phân, tưới nước,… mà giun đất vẫn sinh sôi rất nhiều.

Mặt khác, việc bảo quản giun đất để dùng dần cũng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần để giun trong đất, chúng sẽ tự sinh sôi, phát triển và gia tăng số lượng. Chủ nuôi gia súc, gia cầm sẽ không bao giờ gặp tình trạng giun bị hư mốc, hết hạn như các loại thức ăn chế biến sẵn.

Tác dụng đối với đất và thực vật

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, giun đất có rất nhiều lợi ích cho thực vật và môi trường đất. Cụ thể như sau:

- Giun đất có thể làm tơi xốp cho đất, giúp độ giữ nước trong đất tốt hơn.

-Giun đất tạo cách khoảng không trong đất giúp rễ cây có thể tiếp xúc được với nhiều Oxi.

-Chất thải từ giun đất là một loại phân bón tự nhiên rất tốt cho cây trồng.

-Giun đất giúp cải tạo môi trường đất rất tốt. Các vùng đất bị tha hóa, ít dưỡng chất có thể được cải tạo nhờ giun đất.

-Phân của giun đất có thể giúp cây trồng tránh được một số loại sâu bọ có hại.

-Vai trò của giun đất đối với cây trồng rất quan trọng, giun đất giúp cải tạo đất, tăng độ dinh dưỡng cho đất

Nhờ các vai trò của giun đất như trên, rất nhiều người đã sử dụng loài động vật này trong việc nuôi trồng thực vật. Đặc biệt, nhiều người dân đã nuôi giun đất lấy phân để trồng cây nảy mầm. Điều này giúp khả năng nhân giống cây đạt được hiệu suất cao. Ngoài ra, những vùng đất bị khai thác nhiều năm không còn màu mỡ sẽ được nuôi giun đất để cải thiện.

Vai trò của giun đất đối với con người

Ít ai biết rằng, giun đất có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Việc dùng trùn quế để làm thuốc không chỉ được áp dụng tại Việt Nam mà còn được sử dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới. Các vị thuốc từ giun đất có thể điều trị những bệnh liên quan đến tim mạch, khớp, huyết áp,… Cụ thể, thuốc được chiết xuất từ giun đất giúp tăng cường tuần hoàn máu, ổn định huyết áp, điều hoà nhiệt độ cơ thể,…

Đối với trẻ nhỏ, thuốc từ giun đất sẽ giúp bé giảm tình trạng chán ăn, còi xương, lười ăn, suy nhược cơ thể, kén ngủ,… Từ đó, các bé sẽ nhanh chóng tăng cân, thèm ăn và ngủ ngon giấc. Đối với phụ nữ, thuốc từ giun đất sẽ giúp giảm sự co bóp tử cung và tình trạng giãn nở khí quản. Ngoài ra, bệnh hen suyễn, bệnh xơ vữa động mạch có thể sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ giun đất.

Vai trò của giun đất đối với thực phẩm

Một vai trò rất ít người biết đến của giun đất là làm thực phẩm. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng giun đất để làm các món ăn hàng ngày. Đặc biệt ở Đài Loan, số lượng các món ăn sử dụng giun đất làm nguyên liệu đã lên đến 200 món. Ngoài ra, ở một số nước Châu Âu, giun đất được dùng chung với trứng ốp la để ăn sáng hàng ngày.

Khi sử dụng giun đất làm thức ăn, món ăn sẽ cung cấp một nguồn protein vô cùng dồi dào. Lượng vitamin là giun đất cung cấp gồm có A, B1, B2, C, E với nồng độ cao gấp 15 lần vitamin trong thịt cá. Chính vì có thể làm nên nhiều món thức ăn khác nhau, một quốc gia đã tạo thành đồ ăn đóng hộp từ giun đất.

Vai trò của giun đất đối với môi trường

Càng ngày, con người càng xả ra ngoài môi trường nhiều rác rải. Đồng thời, môi trường càng ngày càng tha hóa, thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Điều này làm năng suất nuôi trồng của người dân giảm sút. Để giải quyết tình trạng trên, bạn có thể nuôi giun để cải thiện đất. Tại Nhật Bản, người dân đã dùng giun đất để xử lý hàng tấn rác thải mỗi năm.

Video liên quan

Chủ đề