Daân số huyện đông nam tỉnh thanh hóa năm 2024

Theo thông tin từ website Chính phủ điện tử (www.chinhphu.vn), xã Đông Anh có diện tích: 3,115 km2; dân số: 3427 người; mật độ dân số: 1100 người/km2.

Theo Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng xã Đông Anh (1930-2005), xã Đông Anh có diện tích: 3,115 km2 (năm 2005); dân số: 4878 người (năm 2005); mật độ dân số: 1566 người/km2.

Trong đó diện tích đất nông nghiệp: 230 ha, đất ao, hồ: 4,55 ha, đất ở: 34,57 ha, đất cồn, bãi: 4,86 ha, các loại đất khác: 37,54 ha.

Toạ độ trung tâm:

  • Kinh độ 105o 42' 11"
  • Vĩ độ 19o 49' 11"

Mã đơn vị hành chính ||16408

Địa giới hành chính:

  • Phía bắc và đông bắc giáp xã Đông Tiến;
  • Phía đông giáp xã Đông Xuân;
  • Phía đông nam giáp xã Đông Thịnh;
  • Phía nam và phía tây giáp xã Đông Minh;
  • Phía tây bắc giáp xã Đông Khê.

Xã Đông Anh có sông Nhà Lê (kênh Nhà Lê) chảy qua phía bắc của xã.

Hành chính[]

Hiện nay xã Đông Anh được chia thành 7 thôn như sau:

  1. Thôn Yên Hòa (các tên cũ là xóm Nhân, đội 1, thôn 1, thôn Tuyên Hoá 1). Mã bưu chính: 445281;
  2. Thôn Tuyên Hoá 2 (xóm Chính, đội 2, thôn 2). Mã bưu chính: 445282;
  3. Thôn Tuyên Hoá 3 (xóm Lợi, đội 3, thôn 3). Mã bưu chính: 445283;
  4. Thôn Thanh Oai (xóm Thanh, đội 4, thôn 4). Mã bưu chính: 445284;
  5. Thôn Viên Khê 1 (xóm Chùa, đội 5, thôn 5). Mã bưu chính: 445285;
  6. Thôn Viên Khê 2 (xóm Quý, đội 6, thôn 6). Mã bưu chính: 445286;
  7. Thôn Viên Khê 3 (xóm Thọ, đội 7, thôn 7). Mã bưu chính: 445287.

Lịch sử[]

Đông Anh là vùng đất có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Thời bắc thuộc, khi Thanh Hoá bấy giờ còn là quận Cửu Chân, Đông Anh nằm không xa lỵ sở Cửu Chân là Đông Phố (Đồng Pho), nay là xã Đông Hoà, huyện Đông Sơn..

Làng Viên Khê được hình thành từ rất sớm. Theo truyền thuyết về Cao Hoàng thì cư dân đầu tiên đến Viên Khê khoảng trước năm 600. Theo Hán tự, Viên là (gò đất) tròn, Khê là khe nước cạnh gò đất (ở vị trí sông Nhà Lê ngày nay). Làng thờ thành hoàng làng là Cao Hoàng (tức Lê Ngọc), thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lê Ngọc và Long thần (thần rắn cụt đuôi).

Làng Tuyên Hoá cũng ra đời từ khá sớm. Năm 981, ông Lê Đức Tú, tự là Lâm Khoan (họ Lê Văn) cùng một số người họ khác đến lập nghiệp tại đây. Làng Tuyên Hoá xưa có tên là Đông Giáp, có các xóm nhỏ là Yên Hoà (thôn Yên Hoà ngày nay), Hương Trung (thôn Tuyên Hoá 2 ngày nay), Ngõ Nông, Cự Nông (2 xóm này sau là thôn Tuyên Hoá 3) và xóm Nghĩa (tên cũ là xóm Phúc Long).

Làng Thanh Oai do ông Lưu Ngạn Quang (đỗ Tiến sĩ) và ông Phan Doãn Chí (được phong Phẩm lục tướng quân) đến khai cơ lập nghiệp từ cuối thế kỉ 16 (thời Hậu Lê). Làng có tên cũ là Thanh Đàm, sau này ông Lưu Ngạn Quang là người có học trong làng đã đề nghị đổi tên làng theo tên làng Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội), là một làng có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ tiến sĩ.

Đầu thế kỉ 19, vào đời vua Gia Long, Đông Anh thuộc tổng Lê Nguyễn, sau thuộc tổng Thạch Khê.

Năm 1928, huyện Đông Sơn được đổi thành phủ, bao gồm 7 tổng, Đông Anh thuộc tổng Tuyên Hoá.

Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền cách mạng chia 7 tổng cũ của Đông Sơn thành 22 xã, tổng Tuyên Hoá được đổi thành xã Tuyên Hoá, bao gồm các làng của xã Đông Anh ngày nay và xóm Phúc Long của xã Đông Tiến. Năm 1948, do chủ trương sáp nhập các xã, số đơn vị hành chính của cấp xã thuộc huyện Đông Sơn lại được thay đổi từ 22 xã xuống còn 13 xã, xã Tuyên Hoá lúc này đổi thành xã Đông Anh, bao gồm địa giới của các xã Đông Anh (xóm Nhân, xóm Chính, xóm Lợi, xóm Nghĩa, xóm Thanh, xóm Quý và xóm Thọ), Đông Xuân, Đông Thịnh ngày nay và xóm Phúc Long của xã Đông Tiến.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân xã Đông Anh đã lập được nhiều thành tích xuất sắc. Ngày 15/6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng khen cho đồng bào xã Đông Anh vì đã có thành tích giúp đỡ bộ đội địa phương nhiều nhất.

Năm 1953, huyện Đông Sơn chia 13 xã thành 22 xã, xã Đông Anh tách thành 3 xã là Đông Anh (mới), Đông Xuân, Đông Thịnh. Xã Đông Anh lúc này gồm 3 làng: Tuyên Hoá (gồm thôn Yên Hoà, thôn Tuyên Hoá 2, 3 hiện nay và xóm Nghĩa), Thanh Oai (thôn Thanh Oai hiện nay), Viên Khê (gồm các thôn Viên Khê 1, 2 và 3 hiện nay).

Năm 1966, xóm Nghĩa (còn gọi là xóm Phúc Long) được chuyển về xã Đông Tiến, nay thuộc thôn Đại Đồng (thôn Hàm Hạ), xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn.

Ngày 5-7-1977, theo Quyết định số 177/CP của Hội đồng Chính phủ, 16 xã hữu ngạn sông Chu của huyện Thiệu Hóa sáp nhập vào huyện Đông Sơn để thành lập huyện Đông Thiệu, xã Đông Anh thuộc huyện Đông Thiệu.

Năm 1982, theo Quyết định số 149/QĐ-HĐBT ngày 30/8/1982, huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn (vẫn gồm cả 16 xã của huyện Thiệu Hoá cũ), xã Đông Anh trở lại thuộc huyện Đông Sơn.

Từ năm 1997, hình thành thôn tương ứng với các đội sản xuất trước đây, được gọi từ thôn 1 đến thôn 7. Hiện nay tên các thôn là: Thôn Yên Hòa; thôn Tuyên Hoá 2; thôn Tuyên Hoá 3; thôn Thanh Oai; thôn Viên Khê 1; thôn Viên Khê 2; thôn Viên Khê 3 .

Di tích lịch sử[]

Tất cả các làng trước đây đều có nghè và chùa, tuy nhiên hiện nay đều đã không còn nữa. Làng Tuyên Hoá thờ Quận công thời Lê; làng Viên Khê và Thanh Oai thờ thần Rắn cụt đuôi, Hoàng đế Lê Ngọc thời nhà Tuỳ (608-618); nghè Đông Giáp thờ ông Chế Nghiệp, là quan thái thú, con nuôi Lê Ngọc. Đền thờ Nguyễn Mộng Tuân ở làng Viên Khê.

Trước đây làng Tuyên Hoá còn có đình Phúc, hàng năm hai làng Tuyên Hoá và Tuân Hoá (làng Tuân Hoá nay thuộc xã Đông Minh, huyện Đông Sơn) tổ chức lễ cầu phúc rất lớn ở đình Phúc.

Dân ca dân vũ Đông Anh[]

Xã Đông Anh được biết đến với một kho tàng đồ sộ với 12 trò diễn chính, gồm: Múa Đèn (bài Đi cấy là một trong 13 bài trong tổ khúc Múa đèn); Xiêm Thành; Tô Vũ; Tiên Cuội; Trống Mõ; Hà Lan; Trò Thiếp; Trò Thủy; Vân Vương; Trò Ngô; Trò Hùm; Tú Huần. Làng Tuyên Hóa với Ngũ Trò, Trò Thủy, trò Bắt cọp..., Viên Khê với các trò Múa Đèn, Tiên cuội, Trống Mõ, Xiêm Thành, Trò Thiếp, Trò Ngô... .

Theo các cụ cao niên ở làng Viên Khê, xã Đông Anh, cho biết: Nguồn gốc hát múa dân ca, dân vũ Đông Anh (trước đây gọi là dân ca Đông Anh) đã có từ rất lâu đời. Trước đây được gọi là “ngũ trò”, sau này các nghệ nhân sáng tác, du nhập thêm nhiều trò nữa nên hệ thống trò diễn Đông Anh rất phong phú, gồm có: trò Múa Đèn, trò Tiên Cuội, trò Tô Vũ, trò Trống Mỏ, trò Thiếp, trò Vằn Vương, trò Thủy, trò Leo Dây, trò Xiêm Thành, trò Hà Lan, trò Tú Huần, trò Ngô Quốc, trò Đại Thánh, trò Nữ Quan... Trong số các trò diễn này thì trò Xiêm Thành, trò Tô Vũ không có lời ca, còn lại đều có lời ca, điệu múa được lồng ghép, đan xen, hỗ trợ nhau tạo thành những làn điệu dân ca đặc sắc.

Các dòng họ[]

Họ Lê (Lê Văn, Lê Thọ, Lê Quang, Lê Niên, Lê Thế, Lê Mậu...) tập trung ở làng Tuyên Hoá, họ Nguyễn tập trung ở làng Viên Khê, họ Phan Doãn và họ Lưu Huy ở làng Thanh Oai...

Từ đường các dòng họ: họ Nguyễn thờ Quận công Nguyễn Đăng Tuyển (thời Lê); họ Lê (Lê Văn) thờ bà Mai Hoa công chúa; họ Lê Thọ thờ Tổng binh xứ tứ Kim Sơn Lê Cương Đoán (thời Lê); họ Lưu Huy thờ Lưu Huy Quang (thế kỉ 17) .

Danh nhân[]

  • Nguyễn Mộng Trang, ở làng Viên Khê, thi sĩ thời Trần.
  • Nguyễn Mộng Tuân, ở làng Viên Khê, đỗ tiến sĩ đời nhà Hồ, khai quốc công thần trong Khởi nghĩa Lam Sơn, .
  • Lưu Ngạn Quang (Lưu Huy Quang), đỗ hoàng giáp thời Hậu Lê.
  • Nguyễn Đắc Xuân (quê nội ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, quê mẹ ở làng Thanh Oai), nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà Huế học. Bút danh: Nguyễn Đắc Xuân, Tâm Hằng, Xuân Huy, Nguyễn Được. Ngày tháng năm sinh: 15-7-1937.
  • Lưu Huy Chao, sinh năm 1936, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang.
  • Lê Quang Vinh, tiến sĩ vật lí.
  • Hoàng Nam, ở làng Viên Khê, tiến sĩ toán học.
  • Lê Ngọc Khánh, kĩ sư, chuyên gia hàng đầu trong ngành hoá dầu.

Giáo dục, y tế[]

Xã Đông Anh có 01 trạm y tế cấp xã. Hệ thống giáo dục gồm 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở.

Kinh tế[]

Trước đây, Đông Anh là một trong những xã nghèo của huyện Đông Sơn, do người dân thuần nông, không có nghề phụ. Hiện nay, với ưu thế nằm cạnh quốc lộ 47, kinh tế của xã đã có bước phát triển. Một số ngành nghề mới đã đem lại nguồn thu đáng kể như nghề trồng hoa, trồng rau màu. Theo quy hoạch của huyện Đông Sơn, tại Đông Anh sẽ phát triển cụm nghề tiểu thủ công nghiệp.

Tài liệu tham khảo[]

  • ↑ Ban chấp hành Đảng bộ xã Đông Anh. Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng xã Đông Anh (1930-2005). Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2006.
  • ↑ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
  • ↑ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ. Công báo số 163+164, ngày 01/3/2007.
  • Website. chinhphu.vn.
  • ↑ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001. ↑ QH. Khôi phục hai trò diễn dân ca Đông Anh -Thanh Hóa. Báo Thanh Hoá, 2006. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “NDThinh04” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác