Cpu chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Bạn có lo lắng về nhiệt độ máy tính? Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thiết bị và tuổi thọ ổ cứng . Nhưng làm thế nào để biết khi nào quá nóng hay chỉ là nóng? Nhiệt độ bao nhiêu thì được cho là tốt cho bộ xử lý trung tâm (CPU)? Và dấu hiệu nào bạn nên chú ý khi CPU quá nóng? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.

Mặc dù nhiệt ảnh hưởng đến hiệu suất, nhưng nhiệt độ máy tính hiếm khi cao đến mức gây cản trở việc sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên nếu máy tính có biểu hiện chậm chạp hoặc thường xuyên bị đóng băng, đây là một dấu hiệu chính cho thấy đã vượt quá nhiệt độ hoạt động tối đa của CPU được đề xuất.

Quạt bên trong cũng có thể gây ồn hơn bình thường, điều này có nghĩa là chúng hoạt động nhanh hơn với nỗ lực hạ thấp nhiệt độ bo mạch chủ và bộ xử lý. Nó thực hiện điều này bằng cách thổi khí nóng ra khỏi các bộ phận quan trọng thông qua tản nhiệt (một thành phần dẫn nhiệt tự nhiên được làm bằng nhôm) và ra khỏi vỏ máy tính.

Máy tính có bộ phận fail-safe, giúp tắt các bộ phận quá nóng để ngăn thiệt hại vĩnh viễn do quá nhiệt. Trong một số trường hợp, toàn bộ hệ thống sẽ tắt và từ chối khởi động lại hoàn toàn cho đến khi được làm mát. Thậm chí sau đó nếu có sự cố phần cứng, nó có thể cho phép bạn truy cập vào file nhanh chóng trước khi tắt một lần nữa.

Nếu có thể mở bên trong máy tính, rút phích cắm khỏi nguồn điện chính, sau đó chạm nhẹ vào các bộ phận. Hy vọng những bộ phận này chỉ ở mức khá ấm nhưng đừng quá nóng đến mức không thể chạm vào. Hãy cẩn thận khi thực hiện điều này vì bạn có thể làm thương chính mình hoặc làm hỏng bất cứ thứ gì bên trong máy tính.

Máy tính được thiết kế để hoạt động với công suất tối đa ở nhiệt độ phòng, là căn phòng thoải mái, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nói thì đơn giản, nhưng mỗi người đều thích nhiệt độ phòng khác nhau.

Vậy nhiệt độ máy tính bình thường là bao nhiêu? Về khoa học mà nói, nhiệt độ phòng xung quanh là từ 20°C/68°F đến 26°C/79°F, trung bình ở khoảng 23°C/73°F. Khi nhiệt độ vượt quá 27°C/80°F đều có khả năng gây hại cho máy tính.

Nhiệt độ lạnh chắc chắn không gây nguy hiểm như nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ ở dưới mức 20°C/68°F không cần phải lo lắng.

Sẽ rất tốt nếu thường xuyên chú ý đến CPU. Bạn có thể truy cập thông qua Basic Input/Output System (BIOS) hoặc Unified Extensible Firmware Interface (UEFI). Đây là hệ thống cơ bản hướng dẫn phần cứng tải hệ điều hành, ngay sau khi bật nguồn máy tính.

CPU sẽ chạy ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng, vì vậy đừng lo lắng khi thấy con số này cao hơn. Bạn có thể tham khảo tài liệu hệ thống để biết khi nào CPU quá nóng vì nó thuộc vào điều kiện phần cứng dự định hoạt động bình thường.

Vậy CPU có thể nóng đến mức nào? Nói chung, bộ xử lý không nên chạy ở nhiệt độ cao hơn 75°C/167°F.

Giữ cho môi trường máy tính mát mẻ là điều quan trọng. Bạn có thể thực hiện các việc đơn giản như mở cửa sổ gần đó hoặc đặt một chiếc quạt ở gần máy tính.

Các giải pháp đơn giản khác như thay đổi môi trường xung quanh. Ví dụ, di chuyển máy tính đến phòng mát hơn vào màu hè. Bạn có thể sử dụng bình khí nén để thông lỗ thông hơi.

Laptop dễ làm mát hơn máy tính để bàn nhưng chúng cũng dễ tạo nhiệt hơn do tản nhiệt nhỏ hơn và lỗ thông hơi hẹp hơn.

Nếu lo ngại CPU quá nóng, bạn có thể lắp quạt riêng. Thay thế quạt bên trong tương đối đơn giản nhưng đối với một số model việc tháo vỏ máy có thể làm mất hiệu lực bảo hành. Quạt laptop và máy tính bảng Windows không dễ dàng thay thế. Và nếu bạn không đủ kinh nghiệm, hãy mang nó ra cửa hàng chuyên nghiệp.

CPU duy trì nhiệt độ ở trạng thái bình thường khi chúng ta sử dụng máy tính, laptop với các hoạt động như: xem phim, nghe nhạc, đọc sách báo, lướt web…

Nhiệt độ CPU ở trạng thái nhàn rỗi

  • Nhiệt độ CPU Intel tốt khi nhàn rỗi dao động từ 28 độ C đến 43 độ C.
  • Nhiệt độ CPU AMD tốt khi nhàn rỗi dao động từ 30 độ C đến 45 độ C.

Trạng thái nhàn rỗi (Idle Temperature) của CPU xảy ra khi bạn không sử dụng máy tính, laptop hoặc chỉ bật sáng màn hình.

Nhiệt độ CPU ở trạng thái tối đa

  • Nhiệt độ CPU Intel tốt ở trạng thái tối đa dao động trong khoảng 66 độ C đến 90 độ C.
  • Nhiệt độ CPU AMD tốt ở trạng thái tối đa dao động khoảng 68 độ C đến 92 độ C.

Trạng thái tối đa (Max Temp) diễn ra khi máy tính bạn sử dụng liên tục trong thời gian dài, điều đó cũng đồng nghĩa với việc CPU phải làm việc với công suất tối đa nên bạn cần duy trì nhiệt độ CPU trong phạm vi khuyến nghị hoặc sử dụng kết hợp các thiết bị giải nhiệt làm giảm nhiệt độ. Thông thường nhiệt độ CPU ở trạng thái tối đa khi bạn chơi game có dung lượng lớn trong thời gian dài, hoặc làm việc, render video…

Nguyên nhân làm nhiệt độ CPU tăng cao

Để tránh tình trạng làm máy tính, laptop bị nóng làm giảm tuổi thọ và hiệu suất do CPU bị nóng khi trong thời gian sử dụng bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân làm tăng nhiệt độ từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp nhất. Một số nguyên nhân làm nhiệt độ CPU tăng cao phổ biến như sau:

  • Hệ thống tản nhiệt bị hư hỏng, không được bảo dưỡng thường xuyên, lớp bụi bẩn tích tụ trên vỏ máy làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của linh kiện.
  • Phần cứng máy tính có dung lượng lớn, thông số kỹ thuật không tương thích với máy tính.
  • Người dùng thường xuyên đặt máy tính ở vị trí thoát nhiệt kém như: chăn, ga, đệm…
  • Sạc và pin laptop bị chai sau thời gian dài sử dụng.
  • Sử dụng máy tính trong thời gian dài, CPU phải hoạt động hết công suất 100% nên lượng nhiệt tỏa ra nhiều.

Các phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU

Kiểm tra nhiệt độ CPU góp phần đảm bảo hiệu năng và độ bền của máy tính nên bạn cần kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện vấn đề kịp thời và đưa ra những phương án xử lý kịp thời và phù hợp nhất. 3D Computer sẽ gợi ý đến bạn các cách kiểm tra nhiệt độ CPU phổ biến hiện nay:

Kiểm tra bằng cảm quan

Đây là phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất, bạn chỉ cần đặt tay lên máy tính và cảm nhận xem khu vực đó có nóng hay không hoặc khi sử dụng thấy các chương trình hoạt động chậm cũng có thể do CPU đang bị quá tải.

Kiểm tra bằng phần mềm HWMonitor

Để kiểm tra nhiệt độ của CPU cho máy tính của bạn có thể sử dụng phần mềm HWMonitor. Hiện nay HWMonitor có 2 phiên bản: setup hoặc portable mà tùy vào nhu cầu người dùng để lựa chọn phiên bản phù hợp nhất.

Đầu tiên bạn cần tải phần mềm HWMonitor xuống máy tính của bạn và đợi nó khởi chạy để có thể hoạt động bình thường. Lưu ý khi tải cần lựa chọn phiên bản phù hợp với Windows máy tính 32 bit hay 64 bit.

Sau khi hoàn tất quá trình khởi chạy bạn có thể kiểm tra được nhiệt độ CPU hiện tại là bao nhiêu và có nằm trong ngưỡng an toàn không.

Giải thích các thông số kỹ thuật:

  • Voltages là điện áp
  • Nhiệt độ là mức nhiệt
  • Công suất mỗi lõi có giá trị là độ C và độ F
  • Đồng hồ hiển thị mức xung trong mỗi lõi thể hiện phần trăm sử dụng.

Sử dụng phần mềm HWMonitor được sử dụng chủ yếu bởi nó có dung lượng nhẹ, dễ dàng sử dụng, giao diện đơn giản và hiển thị chi tiết các thông số kỹ thuật trên màn hình.

Xem thêm: Chọn CPU Intel Hay CPU AMD Khi Build PC

Kiểm tra trong BIOS

BIOS là một hệ thống giúp người dùng kiểm soát tính năng của máy tính cơ bản như: kết nối, khởi chạy chương trình điều khiển, khởi động hệ điều hành…

Để có thể sử dụng phần mềm BIOS bạn cần restart lại máy tính của mình tới khi xuất hiện logo nhà sản xuất, sau đó chọn chức năng tương ứng để truy cập vào BIOS.

Sau đó nhập vào mục Temperature là có thể xem nhiệt độ hiện tại của CPU trên máy tính của bạn. Ngoài ra với mỗi dòng máy tính phần mềm này còn cho bạn biết rõ những thông số khác liên quan đến CPU.

Ngoài ra có rất nhiều phần mềm khác để kiểm tra nhiệt độ CPU cho máy tính của bạn như: Core Temp, SpeedFan, Real Temp…

Cách giảm nhiệt độ CPU hiệu quả, an toàn

Trong quá trình sử dụng máy tính nếu thấ nhiệt độ tăng cao bạn có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm nhiệt như sau:

  • Lắp đặt hệ thống tản nhiệt CPU phù hợp với hệ thống máy tính.

Tăng tốc độ quạt hệ thống tương xứng với nhiệt độ CPU bằng phần mềm điều chỉnh quạt hoặc hệ thống BIOS.

Nhiệt độ CPU bảo nhiêu là nguy hiểm?

- Từ 80 - 90 độ C: Quá nóng, nên xem xét thay tản nhiệt hoặc vệ sinh gấp bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ và hiệu năng của linh kiện. - Trên 90 độ C: Nguy hiểm, chắc chắn là chip đã bị hệ thống 'bóp' hiệu năng để đảm bảo an toàn, cần phải xử lý vấn đề tản nhiệt ngay lập tức!

Nhiệt độ GPU bảo nhiêu là tốt?

Nhiệt độ GPU bao nhiêu là nóng? Theo như thông thường thì người dùng cần duy trì mức nhiệt độ của GPU trong khoảng 60 - 70 độ C. Khi mức nhiệt độ tăng lên 70 - 80 độ C, vẫn sẽ gọi là tạm ổn đối với GPU. Nhưng nếu đạt đến mức 80 - 100 độ C thì hãy nhanh chóng hạ nhiệt cho GPU của bạn đi nhá!

Nhiệt độ CPU điện thoại bảo nhiêu là bình thường?

Nhiệt độ điện thoại thường không vượt quá 45℃ Nhiệt độ điện thoại tăng lên trong quá trình sử dụng. Ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ điện thoại không vượt quá 45°C.

CPU hoạt động bảo nhiêu là đủ?

Mức sử dụng CPU bao nhiêu là bình thường? Mức sử dụng CPU bình thường thường dao động trong khoảng từ 10% đến 50% tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của máy tính và các ứng dụng đang chạy trên nó. Khi các ứng dụng nặng hoặc các tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên chạy trên máy tính, mức sử dụng CPU có thể tăng lên đáng kể.

Chủ đề