Thành lập công ty cần bao nhiêu tiền

Chi phí đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp trọn gói bao gồm nhiều mức phí khác nhau. Cụ thể các loại phí như sau:

Các chi phí đăng ký thành lập công ty

1.1.1. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp trong chi phí thành lập công ty là 200.000 đồng. Người nộp có thể nộp lệ phí trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản thông qua dịch vụ thanh toán điện tử.

  • Nếu doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp qua tài khoản điện tử thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu doanh nghiệp không được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” thì số tiền nộp lệ phí sẽ không được hoàn trả lại.

1.1.2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Mức phí công bố nội đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng.

1.1.3. Chi phí khắc con dấu

Phí khắc Dấu mộc và công bố Mẫu dấu công ty trong chi phí thành lập công ty mới có mức phí là: 450.000 đồng. Tuy nhiên, chi phí khắc con dấu còn tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu và loại con dấu mà quý khách yêu cầu.

1.1.4. Phí mua chữ ký số

Chữ ký số hay con gọi là Token, là dạng USB đã được mã hóa dùng để thay chữ ký của con dấu và người đại diện.Mức phí này phụ thuộc vào nhà cung cấp như Viettel, FPT, New-CA,..và số năm sử dụng, nên có mức phí khác nhau. Chú ký số có 3 năm sử dụng có mức phí dao động từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

1.1.5. Phí mở Tài khoản Ngân hàng

Hầu hết các Ngân hàng sẽ không thu phí mở tài khoản, nhưng doanh nghiệp cần nộp tiền vào tài khoản để kích hoạt và duy trì tài khoản, dao động từ 500.000 – 1.000.000 đồng.

1.1.6. Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài phụ thuộc vào số vốn đăng ký thành lập công ty.

  • Vốn dưới 10 tỷ: lệ phí môn bài phải đóng 2.000.000 đồng/năm.
  • Vốn trên 10 tỷ: lệ phí môn bài phải đóng 3.000.000 đồng/năm.

1.1.7. Phí phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)

Chi phí này phụ thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp: tự đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc hoặc sử dụng dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử từ bên ngoài. Chi phí cho 100 số hóa đơn mà TIM SEN đang cung cấp là 1.150.000 đồng.

1.2. Phí dịch vụ

Phí dịch vụ tại Tim Sen bao gồm 4 gói: Gói cơ bản, gói A, gói B và gói VIP.

1.2.1. GÓI CƠ BẢN

  • Thời gian làm việc theo dự kiến nè: 3 NGÀY.

Chi phí thành lập công ty trọn gói với gói cơ bản tại Tim Sen chỉ với 1.200.000 đồng (cam kết không có phụ phí phát sinh). Chi phí của gói cơ bản bao gồm:

LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC (950.000 đồng)

Lệ phí nộp Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy phép kinh doanh

200.000 đồng

Lệ phí khắc Dấu mộc và công bố Mẫu dấu công ty

450.000 đồng

Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia

300.000 đồng

Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp

300.000 đồng

MIỄN PHÍ:

Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu

0 đồng

Mức phí này bao gồm nhiều loại phí khác nhau: phí tư vấn về ngành nghề, loại hình kinh doanh; phí soạn thảo toàn bộ hồ sơ thành lập công ty mới, phí cử nhân viên gặp trực tiếp khách hàng, phí trả Giấy phép và con dấu đến tận nhà khách hàng,…

1.2.2. GÓI A

  • Thời gian làm việc theo dự kiến: 9 NGÀY.

Mức phí thành lập công ty gói A chỉ với 1.700.000 đồng (cam kết không phát sinh phụ phí). Bao gồm:

LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC (950.000 đồng)

Lệ phí nộp Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy phép kinh doanh

200.000 đồng

Lệ phí khắc Dấu mộc

450.000 đồng

Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia

300.000 đồng

Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp

300.000 đồng

Phí dịch vụ:

+ Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu tại Cơ quan Thuế

+ Xác nhận phương pháp kê khai khấu trừ thuế

500.000 đồng

MIỄN PHÍ:

+ Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu

+ Thiết lập sổ thành viên/cổ đông, chứng nhận góp vốn,…

0 đồng

1.2.3. GÓI B

  • Thời gian làm việc dự kiến: 15 NGÀY.

Chi phí thành lập công ty mới trọn gói – gói B chỉ với 2.500.000 đồng (cam kết không phát sinh phụ phí). Bao gồm:

LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC (950.000 đồng)

Lệ phí nộp Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy phép kinh doanh

200.000 đồng

Lệ phí khắc Dấu mộc

450.000 đồng

Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia

300.000 đồng

Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp

300.000 đồng

Phí dịch vụ:

+ Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu tại Cơ quan Thuế

+ Xác nhận phương pháp kê khai khấu trừ thuế

500.000 đồng

Đăng ký thủ tục in hóa đơn. Phát hành hóa đơn

500.000 đồng

Làm bảng hiệu công ty

200.000 đồng

Khắc dấu tên giám đốc

100.000 đồng

MIỄN PHÍ:

+ Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu

+ Thiết lập sổ thành viên/cổ đông, chứng nhận góp vốn,…

+ Khai thuế GTGT lần đầu tiên

0 đồng

1.2.4. GÓI VIP

  • Thời gian làm việc dự kiến: 15 NGÀY.

Mức phí thành lập công ty trọn gói – gói Vip chỉ với 3.000.000 đồng (cam kết không phát sinh phụ phí). Bao gồm:

LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC (950.000 đồng)

Lệ phí nộp Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy phép kinh doanh

200.000 đồng

Lệ phí khắc Dấu mộc

450.000 đồng

Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia

300.000 đồng

Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp

300.000 đồng

Phí dịch vụ:

+ Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu tại Cơ quan Thuế

+ Xác nhận phương pháp kê khai khấu trừ thuế

500.000 đồng

Đăng ký thủ tục in hóa đơn. Phát hành hóa đơn

500.000 đồng

Làm bảng hiệu công ty

200.000 đồng

Khắc dấu tên giám đốc

100.000 đồng

Phí dịch vụ:

+ Đăng ký mở Tài khoản Ngân hàng và thông báo lên Sở KH&ĐT

+ Đăng ký nộp thuế điện tử

+ Tư vấn xây dựng cơ cấu chi phí để nộp thuế tối ưu

500.000 đồng

MIỄN PHÍ:

+ Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu

+ Thiết lập sổ thành viên/cổ đông, chứng nhận góp vốn,…

+ Khai thuế GTGT lần đầu tiên

+ MIỄN PHÍ TOÀN BỘ phí dịch vụ nếu khách hàng sử dụng dịch vụ thuế, kế toán từ 3 tháng trở lên

0 đồng

2. Quy trình thành lập công ty

Thành lập công ty là bước đầu tiên cần thực hiện để tạo nền móng vững chắc cho công việc kinh doanh. Quy trình thành lập công ty được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin

  • Xác định loại hình doanh nghiệp
  • Chọn Tên công ty
  • Xác định Địa chỉ thành lập công ty
  • Liệt kê Ngành nghề kinh doanh
  • Xác đinh Vốn điều lệ
  • Xác định Người đại diện pháp luật
  • Photo công chứng CMND hoặc căn cước hoặc hộ chiếu

Bước 2: Tra cứu, xác minh thông tin

Mỗi thông tin thành lập đều có quy định riêng, bạn cần đảm bảo các thông tin đã đáp ứng quy định trước khi soạn hồ sơ thành lập, có thể được tóm tắt như sau:

  • Tên công ty: Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đã đăng ký kinh doanh trước đó.
  • Địa chỉ thành lập: Không được là nhà chung cư, nhà tập thể, trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.
  • Ngành nghề kinh doanh: Không giới hạn, có thể đăng ký dự phòng (không bắt buộc phải có hoạt động).
  • Vốn điều lệ: Đăng ký phù hợp với vốn thực góp, phù hợp với ngành nghề kinh doanh và phù hợp với quy mô, trị giá giao dịch có thể phát sinh.

Bước 3: Soạn hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH)/Danh sách cổ đông (đối với công ty CP)
  • CMND hoặc căn cước hoặc hộ chiếu của Người góp vốn và Người đại diện pháp luật sao y, công chứng thời hạn không quá 3 tháng
  • Giấy ủy quyền nếu có cá nhân đi nộp thay

Bước 4: Kiểm tra thông tin và ký hồ sơ

Bước 5: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua mạng tại Sở KHĐT tỉnh, thành phố

Bước 6: Nhận phản hồi chấp thuận/không chấp thuận hồ sơ từ Sở KHĐT trong vòng 03 ngày làm việc

Bước 7: Nhận kết quả trong thời hạn 03 ngày làm việc tiếp theo, bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Thông báo từ chối đề nghị (có nêu rõ lý do)

Bước 8: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận bằng cách nộp phí công bố cho Sở KHĐT theo quy định.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 9: Khắc dấu pháp nhân

Lưu ý: Theo quy định, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin bắt buộc sau đây:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp”.

Như vậy, những hồ sơ cần lưu trữ sau khi thành lập doanh nghiệp:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế)
  • Dấu tròn công ty;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH)/Danh sách cổ đông (đối với công ty CP)
  • Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của công ty;
  • Giấy biên nhận công bố và biên lai công bố thông tin doanh nghiệp (300.000 đồng)

Bước 10: Các công tác khác

Quy trình thành lập công ty cần thực hiện thêm các thủ tục khác như: mua hóa đơn và phát hành hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, làm biển và treo biển tại trụ sở chính,… để doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động hợp pháp.

Chi phí thành lập công ty không phải quá cao tuy nhiên thủ tục thực hiện sẽ khá phức tạp đối với những người không nắm rõ. Chính vì thế, các khách hàng nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty từ các đơn vị chuyên môn cao để tránh sai sót, rủi ro và tiết kiệm thời gian, chi phí.

3. Sau khi thành lập công ty quý khách cần làm gì?

Điều mà quý khách cần làm sau khi công ty được thành lập bao gồm:

  • Khắc dấu công ty, công bố thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia.
  • Lập hồ sơ góp vốn.
  • Mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Và đăng ký nộp thuế điện tử thông qua tài khoản ngân hàng này
  • Lập hồ sơ đăng ký thuế ban đầu, kê khai và nộp tờ khai lệ phí môn bài.
  • Treo bảng hiệu công ty.
    \>> Tham khảo bài viết liên quan: Thành lập công ty cần những gì?

4. Thành lập công ty mới giá rẻ tại Tim Sen

Tim Sen là đơn vị dịch vụ tư vấn thành lập công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và luôn nhiệt thành với quý khách.

Dịch vụ thành lập công ty mới giá rẻ tại Tim Sen

4.1. Quý khách cần chuẩn bị gì khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói?

Khi quý khách sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Tim Sen, quý khách hãy cung cấp cho chúng tôi những thông tin sau:

  • Xác định loại hình doanh nghiệp
  • Cung cấp Tên công ty
  • Cung cấp Địa chỉ thành lập công ty
  • Cung cấp lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
  • Cung cấp vốn điều lệ đăng ký kinh doanh (nếu công ty có nhiều thành viên góp vốn thì cung cấp thêm % góp vốn của từng cổ đông).
  • Xác định Người đại diện pháp luật
  • Cung cấp các giấy tờ cần thiết: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu passport của từng thành viên góp vốn, photo và sao y chứng thực không quá 5 tháng.

4.2. Chi phí thành lập công ty mới tại Tim Sen

Mức phí đăng ký thành lập công ty, công ty TNHH 1 thành viên, hay phí thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên và chi phí thành lập công ty trọn gói nói chung bao gồm nhiều gói lựa chọn. Quý khách có thể chọn gói để phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và tiết kiệm được chi phí thành lập.

Quy trình làm hồ sơ, đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp luôn tuân theo trình tự rõ ràng, chi tiết, nhưng đảm bảo thực hiện nhanh chóng chỉ trong thời gian 3 ngày. Ngoài ra, dịch vụ Tim Sen còn có thêm chính sách hậu mãi, ưu đãi cho quý khách trong tháng 6 này với mức chi phí chỉ từ 300.000 đồng dành cho khách hàng tại TPHCM để thành lập doanh nghiệp mới.Đến với dịch vụ Tim Sen, chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng cho quý khách về chất lượng dịch vụ thành lập Công ty cũng như về chi phí thành lập doanh nghiệp, công ty trọn gói giá mềm hơn so với các đơn vị khác cùng khu vực.Mọi thông tin cần tư vấn và báo giá về phí đăng ký thành lập công ty, chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên, chi phí thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng như chi phí thành lập doanh nghiệp mới nói chung, quý khách vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:

Tòa Nhà Văn Phòng Hoàng Anh Safomec

  • Địa Chỉ: Tòa Nhà Văn Phòng Hoàng Anh Safomec, 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM
  • Điện thoại:(028) 71 069 069
  • Hotline: 0903 016 246
  • Email: info@timsen.vn

5. Những câu hỏi và câu trả lời liên quan đến chi phí thành lập doanh nghiệp:

1. Thành lập công ty cần đóng những loại thuế gì?

Trả lời: Khi thành lập, công ty sẽ đóng 4 loại thuế chính, sau đây:

  • Lệ phí môn bài: Đóng hàng năm vào tháng 01, từ 2 đến 3 triệu tùy thuộc vốn điều lệ. Và đặc biệt được Miễn Lệ phí năm đầu tiên mới thành lập căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
  • Thuế GTGT: Kê khai theo tháng hoặc quý, thuế phải đóng bằng thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu >0).
  • Thuế TNCN: Kê khai theo tháng hoặc quý, khi có chi trả thu nhập cho người lao động, thuế chỉ phải đóng khi người lao động có thu nhập đạt tới mức phải nộp thuế.
  • Thuế TNDN: Báo cáo theo năm, thuế phải đóng khi doanh nghiệp có lãi.

Và các loại thuế khác tùy theo ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp có hoạt động như thuế TTĐB, Thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu…

Thành lập công ty bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lệ phí thành lập doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, lệ phí thành lập công ty mới hay chi phí mở công ty là 100.000 đồng/lần.

Vốn điều lệ khi thành lập công ty là bao nhiêu?

Theo đó, mức vốn điều lệ tối thiểu khi công ty đăng ký thành lập là 20 tỷ đồng và không giới hạn số vố tối đa. Đây là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

Chi phí thành lập là gì?

Chi phí thành lập công ty là các khoản phí, lệ phí mà người thành lập công ty phải đóng cho nhà nước theo quy định và chi phí liên quan để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hoàn thiện thủ tục thành lập công ty. Chi phí này có thể được thay đổi theo quy định pháp luật tại từng thời điểm ban hành.

Cần bao nhiêu vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Sở dĩ luật quy định số vốn do chủ doanh nghiệp quyết định vì: doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy việc quy định số vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp tư nhân là không cần thiết.

Chủ đề