Công văn số 1015 ct-ttht ngày 07 02 2023 năm 2024

Kính gửi: Bộ Tài Chính, Công ty chúng tôi là công ty 100% vốn nước ngoài (Nhật bản), là doanh nghiệp chế xuất (DNCX) .Công ty chúng tôi có vướng mắc về chính sách thuế GTGT và mở sổ theo dõi riêng doanh thu – chi phí. Cụ thể như sau: Công ty nhập nguyên liệu 100% từ nước ngoài, sản xuất tạo ra sản phẩm, sau đó bán vào thị trường nội địa theo hình thức xuất khẩu tại chỗ. Với trường hợp này căn cứ theo điều 75 thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính quy định trường hợp hàng hóa mua, bán giữa DNCX với DN nội địa thì làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Căn cứ điểm a, khoản 1 điều 9 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối với trường hợp xuất khẩu tại chỗ được xem là hàng hóa xuất khẩu, thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. Với các căn cứ pháp luật trên, chúng tôi hiểu là DNCX khi bán sản phẩm sản xuất ra tại Việt Nam vào thị trường nội địa là hoạt động xuất khẩu, không chịu thuế GTGT cũng như là không cần phải theo dõi hạch toán riêng doanh thu, chi phí cho hoạt động này. Doanh nghiệp hiểu như vậy đã đúng hay chưa? Thông tin thêm: Ngành nghề công ty của chúng tôi là Sản xuất dây băng cuộn, dây dạng vòng, dây đeo, dây treo, dây rút, móc cài, nẹp áo, dây ren Kính mong được Bộ Tài Chính hướng dẫn. Trân trọng cảm ơn Qúy Bộ

23/10/2020

Trả lời văn bản số 170926/CV ngày 26/09/2017 của Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế Thành phố có ý kiến như sau:

Căn cứ điểm đ, g Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công bao gồm:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.

…”.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNCN từ năm 2015 trở đi) sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6: Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  1. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
  1. Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

…”

Căn cứ quy định trên khoản chi phí điện thoại cho người lao động phục vụ cho kinh doanh có hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, Mã số thuế Công ty được tính vào chi phí được trừ khitính thuế TNDN và không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Khoản khoán chi tiền điện thoại cho người lao động được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được xác định là chi phí tiền lương tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, người lao động nhận được khoản thu nhập khoán theo mức cố định hàng tháng này phải tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công để kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.