Công thức xử lý số liệu biểu đồ

A. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ

I. Hệ thống các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển:

Yêu cầu thể hiện

Loại biểu đồ

Dạng biểu đồ chủ yếu

Dấu hiệu nhận biết yêu cầu vẽ biểu đồ (lời dẫn)

I. Thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian.

Biểu đồ đường biểu diễn (Đồ thị)

1 Biểu đồ một đường biểu diễn.

2.Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng một đại lượng). 3.Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có hai đại lượng khác nhau).

4. Biểu đồ đường chỉ số phát triển.

Tăng trưởng,biến động,phát triển, qua các năm từ đến.,tốc độ gia tăng.

II. Thể hiện qui mô, khối lượng của 1 đại lượng.So sánh tương quan về độ lớn giữa một số đại lượng.

Biểu đồ hình cột.

1.Biểu đồ một dãy cột đơn.

2.Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm (cùng một đại lượng).

3.Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm (có hai đại lượng).

4.Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm.

5.Biểu đồ thanh ngang.

Số lượng, sản lượng, so sánh, cán cân xuất nhập khẩu,diện tích, khối lượng…..

III. Thể hiện động thái phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng.

Biểu đồ kết hợp

1.Biểu đồ cột và đường (có hai đại lượng khác nhau).

II.Hệ thống các biểu đồ cơ cấu:

Yêu cầu thể hiện

Loại biểu đồ

Dạng biểu đồ chủ yếu

Dấu hiệu nhận biết yêu cầu vẽ biểu đồ (lời dẫn)

IV.Thể hiện cơ cấu thành phần trong một tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày.

Biểu đồ hình tròn.

1.Một biểu đồ hình tròn.

2. 2-3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau).

3. 2-3 biểu đồ hình tròn( kích thước khác nhau).

4. Biểu đồ cặp hai nửa hình tròn.

5.Biểu đồ hình vành khăn.

Cơ cấu/ tỉ lệ.

V.Thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể.

Biểu đồ cột chồng.

1.Biểu đồ một cột chồng.

2.Biểu đồ 2-3… cột chồng

(cùng một đại lượng).

VI.Thể hiện đồng thời cả hai mặt : cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm..

Biểu đồ miền.

1.Biểu đồ ((chồng nối tiếp))

(cùng một đại lượng)

2.Biểu đồ ((chông từ gốc tọa độ)) (cùng một đại lượng).

Thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, thích hợp nhất để chuyển dịch cơ cấu.

VII.Chủ yếu dung để thể hiện cơ cấu đối tượng.

Biểu đồ 100 ô vuông

1.Biểu đồ 1 hay nhiều ô vuông (cùng một đại lượng)

B. CÁCH TÍNH TOÁN – XỬ LÍ SỐ LIỆU

I. Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể:

*Có hai trường hợp xảy ra:

1. Bảng thống kê có cột tổng số, ta chỉ cần tính theo công thức:

                                       Số liệu tuyệt đối của thành phần A x 100   

Tỉ lệ cơ cấu (%) của A=_____________________________________

                                                                 Tổng số

2. Nếu bảng thống kê không có cột tổng số:

- Cộng giá trị tuyệt đối của các thành phần để tìm tổng số.

- Tính tỉ lệ cơ cấu theo công thức trên.

3. Ví dụ:

3.1:

a.Xử lí bảng số liệu 27.1 trang 100-sgk Địa lí 9

       Vùng

Sản lượng TS

Bắc Trung Bộ

Duyên Hải Nam Trung Bộ

Nuôi trồng

38,8

27,6

Khai thác

153,7

493,5

b.Vẽ biểu đồ so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng BTB và DHNTB.   (cột chồng)

3.2:

*Xử lí bảng số liệu 31.3 trang 116

* Xử lí bảng số liệu 33.3 trang 123; B36.3-trang 133; 

II. Tính qui đổi tỉ lệ % của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn:

            Qui đổi suy luận như sau:

            Toàn bộ tổng thể = 100%, phủ kín toàn bộ hình tròn (360o).Do đó 1% tương ứng 3,6o.(chú ý khi làm bài không cần ghi chép tính qui đổi)

            Đối với biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn toàn bộ tổng thể = 100% phủ kín 180o cho nên 1% =1,8o.

III. Tính bán kính các vòng tròn:

            Có hai trường hợp xảy ra:

  • Nếu số liệu của các tổng thể là tỉ lệ %, ta vẽ cac svòng tròn có bán kính bằng nhau (vì không có cơ sở để so sánh vẽ to hay nhỏ)
  • Nếu số liệu của các tổng thể được ghi bằng các đại lượng tuyệt đối lớn nhỏ khác nhau, ta vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau.

VD:  Giá trị sản lượng công nghiệp của năm A gấp 2,4 lần của năm B, thì S hình tròn năm A lớn gấp 2,4 lần S hình tròn năm B, hay rA=\(\sqrt {2,4} \)rB suy ra rA = 1,54rB

*Lưu ý: chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của 2 biểu đồ khi 2 biểu đồ sử dụng cùng một thước đo giá trị.

IV. Tính các chỉ số phát triển:

{-- Nội dung phần IV. Tính các chỉ số phát triển của tài liệu Phương pháp tính toán, xử lí số liệu và các dạng biểu đồ thường gặp trong Địa lí 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

V. Một số trường hợp xử lí, tính toán khác:

{-- Nội dung phần V. Một số trường hợp khác của tài liệu Phương pháp tính toán, xử lí số liệu và các dạng biểu đồ thường gặp trong Địa lí 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

  • Công thức xử lý số liệu biểu đồ

    - Mật độ dân số: luôn làm tròn lên về số nguyên (1,2,3,4,5,6,7,8,9,0). - Tất cả tính toán còn lại làm tròn sau dấu phẩy 1 số (9,9 - 9,8 - 9,7- 9,6....)

    Công thức xử lý số liệu biểu đồ


    Công thức xử lý số liệu biểu đồ


    Công thức xử lý số liệu biểu đồ


    Công thức xử lý số liệu biểu đồ


    Công thức xử lý số liệu biểu đồ

    Công thức xử lý số liệu biểu đồ

    Tài liệu Địa Lý miễn phí. Tải app idialy.com để theo dõi nhanh nhất.

    idialy.HLT.vn - dialy.HLT.vn

  •  Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra

    - Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo công thức:

    Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) = [Số liệu tuyệt đối của (thành phần A)/Tổng số] x 100

    - Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị của từng thành phần ra (tổng) rồi tính như trường hợp (1).

     Tính qui đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn. Chỉ cần suy luận: Toàn bộ tổng thể = 100% phủ kín hình tròn (3600), như vậy 1% = 3,60. Để tìm ra độ góc của các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với 3,60 (không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm)

     Tính bán kính các vòng tròn. Có 2 trường hợp xảy ra: 

    - Trường hợp (1)


    . Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau. 

    - Trường hợp (2). Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của năm (B) gấp 2,4 lần năm (A), thì diện tích biểu đồ (B) cũng sẽ lớn gấp 2,4 lần biểu đồ (A); Hay bán kính của biểu đồ (B) sẽ bằng:Căn bậc hai của 2,4 = 1,54 lần bán kính biểu đồ (A). 

    Lưu ý trường hợp thứ (2) chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá so sánh; Hay sản lượng của các ngành tính theo hiện vật như tấn, triệu mét,...; Hay hiện trạng sử dụng đất cùng tính bằng triệu ha, ha,...)

     Tính chỉ số phát triển. Có 2 trường hợp xảy ra:

    - Trường hợp (1): 

    Nếu bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành kinh tế nào đó trải qua ít nhất là từ 4 thời điểm với 2 đối tượng khác nhau), yêu cầu tính chỉ số phát triển (%). 

    Cách tính: Đặt giá trị đại lượng của năm đầu tiên trong bảng số liệu thống kê thành năm đối chứng = 100%. Tính cho giá trị của những năm tiếp theo: Giá trị của năm tiếp theo (chia) cho giá trị của năm đối chứng, rồi (nhân) với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển (%) so với năm đối chứng; Số đó được gọi là chỉ số phát triển. 

    Ví dụ: Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng và năng suất lúa qua các năm từ 1995 - 2005. 

    Công thức xử lý số liệu biểu đồ


    - Trường hợp (2): Nếu bảng thống kê có nhiều đối tượng đã có sẵn chỉ số tính theo năm xuất phát. Ta chỉ cần vẽ các đường biểu diễn cùng bắt đầu ở năm xuất phát và từ mốc 100% trên trục đứng.

     Một số trường hợp cần xử lý, tính toán khác.

    - Tính năng suất cây trồng: Năng suất = Sản lượng/Diện tích (đơn vị: tạ/ha)

    - Tính giá trị xuất khẩu & nhập khẩu:

    ▪ Tổng giá trị xuất, nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu.

    ▪ Cán cân xuất nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu. Nếu xuất > nhập: Cán cân XNK dương ( + ) xuất siêu. Nếu xuất < nhập: Cán cân XNK âm ( - ) nhập siêu).

    ▪ Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá tị nhập khẩu) x 100

    - Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử