Công thức tính theo phương trình hóa học năm 2024

Các bước tiến hành giải toán theo phương trình hóa học

Bước 1: Viết phương trình hóa học.

Bước 2: Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất.

Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.

Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

$m= n \times M$ (gam)

$V= n \times 22,4$ (lít)

Ví dụ: Tìm khối lượng $CaCO_3 $ cần dùng để điều chế được 4,48 lít khí $CO_2$ ở điều kiện tiwwu chuẩn.

- Bước 1: Viết phương trình hóa học: $CaCO_3 \xrightarrow{t^0C} CaO + CO_2$

- Bước 2: Tìm số mol $CO_2 $ sinh ra sau phản ứng:

$n_{CO_2} = \frac{V_{CO_2}}{22,4} = \frac{4,48}{22,4}= 0,2 (mol)$

- Bước 3: Tìm số mol $CaCO_3 $ tham gia phản ứng:

Theo phương trình hóa học: Để điều chế 1 mol $CO_2$ cần phải nung 1 mol $CaCO_3$

Vậy: Để điều chế 0,2 mol $CO_2$ cần phải nung 0,2 mol $CaCO_3$

- Bước 4: Tìm khối lượng $CaCO_3$ cần dùng:

$m_{CaCO_3} = n \times M_{CaCO_3} = 0,2 \times100 = 20 (g)$

Table of Contents

1. Bằng cách nào tìm được khối lượng của chất tham gia và chất sản phẩm?

a. Các bước tiến hành

  • Bước 1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.
  • Bước 2: Lập Phương trình hóa học (PTHH).
  • Bước 3: Dựa vào số mol của chất đã biết tính số mol chất cần tìm theo PTHH.
  • Bước 4: Tính khối lượng các chất theo yêu cầu.

b. Ví dụ cụ thể

Ví dụ 1/ SGK trang 72: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic

CaCO3 CaO + CO2

Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50g CaCO3.

Hướng dẫn giải:

PTHH: CaCO3 CaO + CO2

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1

Mol: 0,5 : ? : ?

⇒ nCaO = = 0, 5 mol

⇒ mCaO = n.MCaO = 0, 5 . 56 = 28 (g)

Ví dụ 2/ SGK trang 72: Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 42 gam CaO.

Hướng dẫn giải:

PTHH: CaCO3 CaO + CO2

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1

Mol: ? : 0,75 : ?

⇒ nCaCO3 = = 0, 75 mol

⇒ mCaCO3 = n. MCaCO3

\= 0, 75 . 100 = 75 (g)

2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?

a. Cách tiến hành

  • Bước 1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.
  • Bước 2: Lập Phương trình hóa học (PTHH).
  • Bước 3: Dựa vào số mol của chất đã biết tính số mol chất cần tìm theo PTHH.
  • Bước 4: Tính thể tích các chất theo yêu cầu.

b. Ví dụ

Ví dụ 1/ SGK trang 73: Cacbon cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit:

C + O2 CO2

Hãy tìm thể tích khí cacbon đioxit CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 4 gam khí O2 tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải:

PTHH: C + O2 CO2

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1

Mol: ? : 0,125 : ?

⇒ VCO2 = n * 22,4 = 0, 125 * 22,4 = 2,8 (lít)

Ví dụ 2/ SGK trang 74: Hãy tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24 gam cacbon.

Hướng dẫn giải:

PTHH: C + O2 CO2

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1

Mol: 2 : ? : ?

⇒ VO2 = n * 22,4 = 2 * 22,4 = 44,8 (lít)

3. Mở rộng: Toán lượng dư

* Bài toán cho biết lượng của hai chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành.

Phương pháp

Giả sử phương trình phản ứng là: aA + bB → cC + dD

Lập tỉ số: và ( nA, nB lần lượt là số mol của A và B)

So sánh tỉ số:

⇒ Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết.

⇒ Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư.

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

Ví dụ:

Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi ở đktc.

Hãy cho biết:

  1. Photpho hay oxi chất nào còn dư?
  2. Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam?

Hướng dẫn:

a.

PTHH: 4P + 5O2 2P2O5

Lập tỉ lệ:

⇒ Photpho hết, oxi dư

⇒ Tính theo lượng chất đã dùng hết là 0,2 mol P.

PTHH: 4P + 5O2 2P2O5

Tỉ lệ: 4 : 5 : 2

Mol: 0,2 : 0,25 : 0,1

  1. mP2O5 = n * M = 0,1 * 142 = 14,2 g

4. Bài tập luyện tập tính theo phương trình hóa học của trường Nguyễn Khuyến

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho PTHH sau: 4Na + O2 2Na2O. Nếu có 0, 2 mol Na2O được tạo thành thì số mol O2 cần dùng để đốt cháy là

  1. 0,2 mol
  1. 0,1 mol
  1. 0,4 mol
  1. 0,5 mol

Câu 2: Cho phương trình: CaCO3 → CO2 + H2O. Để điều chế 2,24 lít CO2 thì khối lượng CaCO3 cần dùng là

  1. 5 gam
  1. 10 gam
  1. 15 gam
  1. 20 gam

Câu 3: Cho PTHH sau: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2. Để thu được 4,16 g BaCl2 thì số mol HCl cần dùng vừa đủ là

  1. 0,04 mol
  1. 0,01 mol
  1. 0,02 mol
  1. 0,5 mol

Câu 4: Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra là

  1. 1,6 gam.
  1. 3,2 gam.
  1. 4,8 gam.
  1. 6,4 gam.

Câu 5: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng, dư. Thể tích thu được bao nhiêu thể tích khí H2

  1. 2,24 ml
  1. 22,4 ml
  1. 2, 24 lít
  1. 0,224 lít

Câu 6: Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P sinh ra chất rắn P2O5 là

  1. 1,4 lít.
  1. 2,24 lít.
  1. 3,36 lít.
  1. 2,8 lít.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Giá trị của V là

  1. 2,24 l
  1. 1,12 l
  1. 3,36 l
  1. 4,48 l

Câu 8: Đốt cháy 12g cacbon trong không khí thu được khí cabon dioxit. Thể tích không khí cần dùng ở đktc là

  1. 22,4 lít.
  1. 22,4 ml
  1. 112 ml
  1. 112 lít

Câu 9: Cho 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với 0,15 mol HCl theo phương trình:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Kết luận nào sau đây đúng ?

  1. Fe là chất hết.
  1. HCl là chất hết.
  1. Cả 2 chất cùng hết.
  1. Cả 2 chất cùng dư.

Câu 10: Đốt cháy 0,4 mol P trong bình chứa 6,72 lít khí O2 ở (đktc) theo sơ đồ phản ứng sau: 4P + 5O2 → 2P2O5. Khối lượng P2O5 thu được là

  1. 14,2 gam.
  1. 7,1 gam.
  1. 17,04 gam.
  1. 21,3 gam

Bài tập tự luận

Câu 1: Để đốt cháy một lượng bột sắt cần dùng 2,24 lít khí oxi ở đktc, sau phản ứng thu được oxit sắt từ (Fe3O4). Tính

  1. Khối lượng bột sắt cần dùng.
  2. Khối lượng oxit sắt từ thu được.

ĐÁP ÁN

PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4

Tỉ lệ: 3 : 2 : 1

Mol: 0,15 : 0,1 : 0,05

  1. mFe = n.M = 0,15 * 56 = 8,4 g
  1. mFe3O4 = n.M = 0,05 * 232 = 11,6 g

Câu 2: (Bài 22.2/SBT trang 29) Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách đốt nóng kali clorat:

2KClO3 (rắn) 2KCl (rắn) + 3O2 (khí)

Hãy dùng phương trình hóa học trên nên trả lời những câu hỏi sau:

  1. Muốn điều chế được 4,48 lit khí oxi (đktc) cần dùng bao nhiêu gam KClO3 ?
  2. Nếu có 1,5 mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ được bao nhiêu gam khí oxi?
  3. Nếu có 0,1 mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ được bao nhiêu mol chất rắn và chất khí?

ĐÁP ÁN

PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2

Tỉ lệ: 2 : 2 : 3

Mol: : : 0,2

mKClO3 = n.M = = 16,3 (g)

  1. PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2

Tỉ lệ: 2 : 2 : 3

Mol: 1,5 : 1,5 : 2,25

mO2 = n.M =2,25 * 32 = 72 (g)

  1. PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2

Tỉ lệ: 2 : 2 : 3

Mol: 0,1 : 0,1 : 0,15

mrắn = 0,1 mol

mkhí = 0,15 mol

Câu 3: (Bài 22.3/SBT trang 29) Cho khí hidro dư đi qua đồng (II) oxit nóng màu đen, người ta thu được 0,32g kim loại đồng màu đỏ và hơi nước ngưng tụ.

  1. Viết phương trình hóa học xảy ra.
  2. Tính lượng đồng (II) oxit tham gia phản ứng.
  3. Tính thể tích khí hidro ở đktc đã tham gia phản ứng.
  4. Tính lượng nước ngưng tụ thu được sau phản ứng.

ĐÁP ÁN

PTHH: CuO + H2 Cu + H2O

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1

Mol: 0,005 : 0,005 : 0,005 : 0,005

mCuO = n.M = 0,005 * 80 = 0,4 (g)

VH2 = n. 22,4 = 0,05 * 22,4 = 0,112(l)

mH2O = n.M =0,005 * 18 = 0,09 (g)

Câu 4: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 3,65 gam dung dịch HCl thu được ZnCl2 và khí H2 . Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.