Công thức hóa học của sáp đèn cầy năm 2024

còn gọi là acid octadecanoic, có công thức hoá học C18H36O2, công thức cấu tạo CH3-(CH2)16-COOH, dạng bột, màu trắng, có mùi cay nồng, tan rất ít trong nước, tan trong rượu, ete, chloroform, cacbon disunfua, nhiệt độ nóng chảy 69.3 độ C, nhiệt độ tự bốc cháy 305 độ C, dễ cháy, không độc. Trong tự nhiên có trong mỡ động vật và một số loại dầu thực vật, dạng rắn giống sáp.

Acid Stearic là một loại trong ngành hoá chất công nghiệp được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong công nghiệp sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm các loại, dầu gội, kem cạo râu, acid stearic được este hoá rồi thêm vào quá trình sản xuất ở dạng lỏng để kiểm soát độ kết tinh và tạo hiệu ứng màu ngọc trai của các sản phẩm. Đặc biệt đối với các loại mỹ phẩm, xà bông dùng dầu thực vật làm thành phần chính, acid stearic được thêm vào để làm đông cứng sản phẩm.

Acid Stearic được dùng trong công nghiệp sản xuất cao su để làm mềm cao su, dùng nhiều trong sản xuất lốp xe ô tô. Ngoài ra còn dùng trong sản xuất thạch cao, dùng để bôi trơn cho khuôn để dễ dàng tách sản phẩm ra khỏi khuôn. Trong sản xuất nến, đèn cầy acid stearic là thành phần chính được dùng nhiều do giá thành rẻ. Dùng nhiều để làm chất phủ bề mặt làm bóng kim loại, giầy, giấy gói thực phẩm…Acid Stearic còn được dùng thực phẩm để đồng nhất đường và siro như một chất làm cứng trong kẹo. Còn được ứng dụng trong sản xuất ắc quy chì-acid, đặc biệt là ắc quy khô. Trong bào chế dược, Acid Stearic tham gia sản xuất nhiều loại được phẩm đặc biệt là dược phẩm đặc trị. Và còn nhiều sản phẩm khác nhau trong sản xuất lẫn đời sống.

Acid Stearic là chất ăn mòn da, gây kích ứng da và mắt, mùi cay nồng nên phải trang bị các vật dụng bảo vệ như khẩu trang, mắt kính, mặt nạ phòng hơi độc, ủng, bao tay khi sử dụng và tiếp xúc trực tiếp. Đây là chất dễ cháy nên khi sử dụng và bảo quản không được hút thuốc và để gần ngọn lửa, nguồn nhiệt nóng. Bảo quản và lưu trữ ở điều kiện thoáng mát, khô ráo, tránh xa nước, noi có độ ẩm cao. Để xa tầm tay trẻ em. Tuyệt đối không để gần thức ăn của người và vật nuôi. Khi không sử dụng cần phải đậy kín vật đựng để bảo quản chất lượng sản phẩm và và hạn chế tối đa việc rò rỉ sản phẩm gây nguy hiểm.

Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, dầu parafin là một nguyên liệu không thể thiếu giúp trẻ hóa làn da, ngoài ra, nó cũng là thành phần quen thuộc để sản xuất ra dầu gió và các chế phẩm dược, sản phẩm chăm sóc da khác. Tùy vào từng mục đích sử dụng của mỗi lĩnh vực, dầu parafin sẽ mang đến những tác dụng riêng biệt. Vậy để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm dầu parafin là gì, cơ chế và ứng dụng của loại dầu này trong thực tế như thế nào, Vinatank sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết nhất ở bài viết sau đây nhé.

Công thức hóa học của sáp đèn cầy năm 2024

Dầu parafin là gì?

Dầu parafin (hay còn được gọi là dầu trắng) là chế phẩm từ dầu thô tinh khiết được phát hiện vào lần đầu tiên vào năm 1828, thường tồn tại dưới dạng lỏng hoặc rắn trong suốt không màu, không mùi, không vị. Nó có khả năng hòa tan trong este, chloroform, xăng và benzen nhưng không tan được trong nước và ethanol.

Bên cạnh đó, với độ tinh khiết cao, dầu parafin có khả năng chống oxy hóa tốt và cực kỳ ổn định nên được sử dụng rộng rãi để sản xuất nến, đèn cầy, dầu thắp sáng, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến cao su và một số ngành nghề khác.

Tính chất của dầu parafin

Dầu parafin là chất thuộc nhóm các hydrocacbon dạng ankan, có phân tử lượng lớn và cùng chung một công thức hóa học: CnH2n+2 với n>20. Hiện nay, parafin là tên gọi dùng để chỉ những ankan có mạch thẳng hay ankan mang các đặc điểm thông thường, còn những ankan mạch nhánh sẽ được gọi là isoparaffin.

Về tính chất vật lý, parafin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 47 - 65 độ C, thành phần không tan trong nước, ethanol nhưng hòa tan tốt trong dung dịch este, benzen và xăng. Ngoài ra, nhiều thử nghiệm đã được áp dụng với parafin và kết quả cho thấy chất này không thay đổi dưới tác động của nhiều loại thuốc thử hóa học phổ biến, tuy nhiên lại rất dễ bắt cháy.

Công thức hóa học của sáp đèn cầy năm 2024

Dầu parafin có ứng dụng như thế nào

Bên cạnh các ứng dụng quen thuộc trong lĩnh vực làm đẹp với các chị em phụ nữ thì dầu parafin còn có nhiều ứng dụng tốt trong các ngành nghề lĩnh vực khác.

Dầu parafin ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

Như đã đề cập ở trên, dầu parafin được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành công nghiệp làm đẹp và sản xuất mỹ phẩm. Các loại protein và vitamin có trong parafin dạng lỏng (hay còn gọi là paraffin oil) sẽ có tác dụng cung cấp độ ẩm giúp làn da trở nên săn chắc, mịn màng và trắng sáng hơn. Đồng thời, nó cũng có công dụng trở thành tá dược sản xuất ra các loại thuốc mỡ chuyên điều trị tình trạng da khô, bệnh vảy cá hoặc tăng sừng hóa ở trên da.

Đặc biệt trong những năm gần đây, các sản phẩm son môi, kem chống nắng, kem dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm,... có thành phần chứa parafin đã được nhiều khách hàng ưu ái lựa chọn bởi vì những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại cho làn da.

Dầu parafin ứng dụng trong lĩnh vực sức khỏe - y tế

Hiện nay, parafin dạng rắn (paraffin wax) đã được ứng dụng trong quá trình điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho các bệnh thoái hóa khớp, cột sống, đau vai gáy do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, viêm quanh khớp vai,...

Sáp parafin sau khi được đun chảy sẽ được đổ một lớp có độ dày vừa phải ra khay, chờ đến lúc nó bắt đầu đông mềm đều ở nhiệt độ từ 43 đến 65 độ C thì lấy một lượng vừa đủ đắp trực tiếp lên vị trí đau. Ủ khăn giữ ấm trong khoảng từ 15 - 20 phút. Phương pháp này sẽ làm giảm các cơn đau một cách hiệu quả, đồng thời duy trì chức năng khớp, hạn chế và làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Công thức hóa học của sáp đèn cầy năm 2024

Dầu parafin ứng dụng trong công nghiệp

Trong ngành thực phẩm, dầu parafin được dùng để điều chế các chất phụ gia tạo bóng cho gạo. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để sản xuất giấy, vải sáp, màng bọc thực phẩm, gắn xi cho chai lọ, ván trượt,... và để phát hiện thuốc súng đối với ngành pháp y.

Dầu parafin có tác hại gì không

Dầu parafin đã được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, chủ yếu để chữa các bệnh ngoài da. Tuy nhiên, nếu sử dụng chất này với liều lượng quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như ngứa, nổi ban, mẩn đỏ, viêm da, chán ăn, làm giảm sự hấp thụ một số loại vitamin và có thể ảnh hưởng tới thị giác người dùng.

Chính vì vậy, người dùng cần điều tiết quá trình sử dụng paraffin một cách hợp lý cũng có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về khái niệm dầu parafin là gì, ứng dụng và những tác dụng phụ có thể bắt gặp khi sử dụng chất này quá liều lượng cho phép. Hy vọng thông qua bài viết này Vinatank đã cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích và giúp bạn đọc có cách sử dụng loại hóa chất này phù hợp nhất nhé.