Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì năm 2024

Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của công chứng vi bằng tới đâu? Bạn hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 8.1.2020.

Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của vi bằng. Cụ thể, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất.

Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

Công chứng vi bằng đó có giá trị pháp lý không?

Cụ thể, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập như sau:

"Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng.

4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập".

Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì năm 2024
Mua bán vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý nên người dân cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền. Đồ hoạ: Đức Mạnh

Điều trên có nghĩa, vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận có việc mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản.

Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản. Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản.

Tuy nhiên, việc lập vi bằng đối với việc mua bán căn nhà được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận có giao kết về việc mua bán giữa hai bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Việc mua bán vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý nên người dân cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền.

1. Hỏi: Thừa phát lại là ai? Đáp: Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của pháp luật về Tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành án dân sự. 2. Hỏi: Thừa phát lại làm những công việc gì? Đáp: Thừa phát lại làm những công việc sau: - Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự. - Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. - Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự. - Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án. 3. Hỏi: Vi bằng là gì? Đáp: Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản đăng ký và lưu giữ tại Sở Tư pháp tỉnh, 01 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng. Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản (giống như biên bản). Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video, âm thanh. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Vi bằng sẽ là bằng chứng vững chắc bảo vệ nhằm phòng tránh những rủi ro pháp lý. Nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng thì tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án. 4. Hỏi: Khi nào thì yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng? Đáp: Thừa phát lại sẽ giúp cá nhân, tổ chức lập vi bằng trong những trường hợp sau: - Xác nhận hành vi giao nhận tiền, giao nhận tài sản; quá trình và kết quả việc kiểm kê tài sản; tình trạng tài sản trước khi kết hôn, ly hôn, thừa kế; tình trạng nhà, đất, tài sản khi mua, bán, cho thuê; - Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; tình trạng nhà, tài sản bị hư hỏng do hành vi của cá nhân, tổ chức khác; tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích; - Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; xác nhận hành vi bày bán hàng giả, hàng nhái tại cơ sở kinh doanh, thương mại; việc giao hàng kém chất lượng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Xác nhận mức độ ô nhiễm; sự chậm trễ trong thi công công trình; tình trạng công trình khi nghiệm thu; - Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thật; đưa thông tin khi chưa được phép của người có thẩm quyền; đưa tin vu khống; - Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; cuộc họp của cơ quan, tổ chức; cuộc họp gia đình; - Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện; - Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; - Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật. 5. Hỏi: Vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị pháp lý như thế nào? Đáp: Theo Điều 28 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ thì vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án hoặc là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 6. Hỏi: Việc lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi, vậy có quy định về thời hiệu, thời hạn có hiệu lực pháp lý của chính văn bản đó hay không? Đáp: Vi bằng do Thừa phát lại lập theo trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ và được đăng ký tại Sở Tư pháp. Theo các Nghị định trên thì vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị chứng cứ. Trong việc xét xử, vi bằng của Thừa phát lại là một nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét, quyết định. Không có thời hiệu cho vi bằng. Vi bằng được lập và được đăng ký thì có giá trị chứng cứ tại thời điểm được đăng ký và nếu không bị hủy bởi Tòa án thì nó không bị mất giá trị. 7. Hỏi: Thừa phát lại được lập vi bằng, sau đó đăng ký tại Sở Tư pháp, vậy Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký vi bằng do Thừa phát lại lập không? Đáp: Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ thì Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký vi bằng nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng hoặc vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định. Việc từ chối của Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký. Vi bằng bị từ chối đăng ký tại Sở Tư pháp không có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 8. Hỏi: Việc mở các Văn phòng Thừa phát lại vẫn đang trong giai đoạn thí điểm. Giả sử nếu hết thời gian thí điểm, Nhà nước không cho tồn tại các Văn phòng Thừa phát lại nữa, thì những vi bằng từng lập có giá trị gì không? Trường hợp các Văn phòng Thừa phát lại tự giải thể, chấm dứt hoạt động, thì những vi bằng do Văn phòng đã lập có được Tòa án chấp nhận không? Đáp: Nếu hết thời gian thí điểm Nhà nước không cho phép thực hiện tiếp thì các vi bằng do Thừa phát lại đã lập đúng quy định của pháp luật vẫn có giá trị. Trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tự giải thể, chấm dứt hoạt động thì các vi bằng được lập theo đúng quy định của pháp luật vẫn có thể được Tòa án xem xét trong quá trình tố tụng./.

Thừa phát lại và văn phòng công chứng khác nhau như thế nào?

Như vậy, công chứng chỉ thực hiện theo Luật Công chứng, do Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Trong khi đó, Thừa phát lại chỉ có nhiệm vụ tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác mình điều kiện thi hành án… mà không được thực hiện việc công chứng.

Lập vi bằng Thừa phát lại là gì?

Theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Giấy tờ tay công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng là văn bản bằng thừa phát lại, giấy tay, hợp đồng giao dịch, được công chứng viên chứng nhận, làm chứng cứ, bởi nó sẽ ghi nhận sự kiện hành vi để làm chứng trong xét xử và được pháp luật công nhận.

Lập vi bằng và công chứng khác nhau như thế nào?

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.