Còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?

Theo ông Tạ Văn Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, vào chiều tối 24.4, cá thể rùa bị chết ở hồ Đồng Mô được chuyển về bảo quản lạnh ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, sau đó, cơ quan chức năng đã mang mẫu ADN của cá thể rùa bị chết đi xét nghiệm.

Ông Sơn cũng cho biết hiện chưa thể khẳng định cá thể rùa bị chết ở hồ Đồng Mô thuộc chủng loại nào, có phải giống rùa Hoàn Kiếm hay không. Hiện cơ quan chức năng đã lấy mẫu ADN để xét nghiệm, sau đó sẽ công bố.

"Dựa trên kết quả ADN, cơ quan chức năng sẽ công bố cá thể rùa này thuộc chủng loại nào, có nguồn gốc từ đâu. Nếu cá thể rùa này chỉ là loài thông thường thì việc xử lý sẽ đơn giản hơn, còn nếu là loài rùa Hoàn Kiếm, thuộc diện quý hiếm thì phải xử lý theo quy trình. Hiện xác cá thể rùa bị chết đang được bảo quản tạm thời ở nhiệt độ -18 độ C. Dự kiến vài ngày tới sẽ có kết quả ADN”, ông Tạ Văn Sơn cho biết.

Còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?
Cá thể rùa Hoàn Kiếm ghi nhận được tại hồ Đồng Mô. Nguồn ảnh: WCS Việt Nam

Trước đó, sáng 23.4.2023, cán bộ thuộc Tổ chức phi chính phủ IMC (đơn vị quản lý dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm) và Nhóm sức khỏe và bảo tồn loài (Tổ chức phi chính phủ WCS) phát hiện một cá thể rùa mai mềm lớn tại hồ Đồng Mô đã chết, xác nổi trên hồ.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng của Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã phối hợp với cán bộ thuộc 2 tổ chức phi chính phủ WCS và IMC lập biên bản hiện trạng. Theo ghi nhận, cá thể rùa mai mềm bị chết có chiều dài toàn thân 1,56m, chiều dài mai rùa 0,98m, chiều rộng mai rùa 0,76m và cân nặng 93 kg.

Tháng 10.2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) và Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã tiến hành bẫy bắt thành công một cá thể rùa ở hồ Đồng Mô.

Kết quả phân tích gene khẳng định đây là cá thể rùa Hoàn Kiếm đồng thời xác định đây là một cá thể cái, có cân nặng 86kg. Ngoài cá thể rùa được bẫy bắt và gắn chíp, các nhà bảo tồn của ATP tin rằng còn thêm một cá thể rùa giống với rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô.

Theo ông Nguyễn Tài Thắng - điều phối viên Dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm của ATP, cá thể rùa hoang dã được phát hiện ở hồ Xuân Khanh đầu năm 2018 và việc xác nhận giới tính của rùa Đồng Mô trong năm 2020 đã mang lại cơ hội ghép đôi sinh sản cho loài ở Việt Nam sau nhiều năm tìm kiếm.

Kế hoạch 200/KH-UBND ngày 22.10.2018 của UBND thành phố Hà Nội và Quyết định số 1176/QĐ-TTg ngày 12.9.2019 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để triển khai chương trình nhân nuôi bảo tồn loài rùa Hoàn Kiếm tại Việt Nam.

Rùa Hoàn Kiếm hiện nay cũng là loài rùa quý hiếm nhất thế giới khi chỉ ghi nhận chính thức 3 cá thể, gồm một cá thể rùa đực ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, hai cá thể ở Việt Nam gồm một cá thể ở hồ Xuân Khanh và một cá thể ở hồ Đồng Mô (cá thể cái).

Loài rùa Hoàn Kiếm (còn có tên giải Swinhoe, Rafetus swinhoei) từng có một vùng phân bố rộng lớn kéo dài từ phía Nam sông Dương Tử (Trung Quốc) đến miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình săn bắt và môi trường sống bị ảnh hưởng đã khiến loài rùa này suy giảm nhanh chóng. Năm 2012, các nhà khoa học đưa rùa Hoàn Kiếm vào danh sách 100 loài động vật quý hiếm nhất thế giới và là loài rùa độc đáo, chỉ có ở châu Á.

Giai đoạn 2021- 2025, các nhà khoa học nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được.

Đến 2026, các nhà khoa học sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản, ương nuôi giống loài rùa Hoàn Kiếm, tiến tới phục hồi quần thể loài rùa quý hiếm nhất thế giới và là biểu tượng tâm linh của người Hà Nội.

Còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?
Còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã chết

Cá thể rùa mai mềm - một trong 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm (rùa Hồ Gươm) được ghi nhận chính thức trên thế giới - được phát hiện đã...

Còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?
Còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?

Vườn Quốc gia Côn Đảo sẵn sàng cho mùa cao điểm sinh sản của rùa biển

Bà Rịa - Vũng Tàu - Là nơi bảo tồn và phát triển rùa biển lớn nhất Việt Nam, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã chuẩn bị sẵn sàng khi bước...

Còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?
Còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?

Công an điều tra, giải cứu hàng chục con rùa đầu to nguy cấp, quý hiếm

Ngày 6.4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phá chuyên án tàng trữ, vận chuyển động vật...

Có bao nhiêu con rùa mai mềm?

Trên thế giới hiện chỉ còn ghi nhận 2 con, một ở hồ Xuân Khanh (Thị xã Sơn Tây), một ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. “Con rùa mai mềm thuộc giống loài rùa Hoàn Kiếm còn cực kỳ ít, rất khó để nhân giống thành công. Ngay cả phương pháp nhân bản vô tính cũng khó khả thi.

Hiện tại trên thế giới còn bao nhiêu cá thể của loài giải Swinhoe?

Sau khi cá thể rùa ở hồ Hoàn Kiếm chết vào năm 2016 và cá thể ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc chết vào tháng 4 năm 2019, chỉ có 3 cá thể của loài được biết đến còn tồn tại.

Cụ rùa Hồ Gươm còn bao nhiêu cá thể?

Rùa Hồ Gươm là một nhóm cá thể rùa lớn đã từng sống tại Hồ Gươm. Con cuối cùng sống ở Hồ Gươm đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016. Đây là những cá thể thuộc loài rùa mai mềm khổng lồ Rafetus swinhoei đặc biệt quý hiếm, năm 2023 trên thế giới người ta chỉ tìm thấy được 3 cá thể.

Rùa mai mềm là con gì?

Rùa mai mềm khổng lồ Châu Á, hay còn gọi là Rùa mai mềm khổng lồ Cantor, có tên khoa học Pelochelys cantorii. Chúng là một loài rùa rất hiếm trong họ Trionychidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1864, có nguồn gốc từ Pakistan và Ấn Độ.