Có thai cổ tử cung như thế nào năm 2024

Nếu cổ tử cung của phụ nữ mang thai ngắn có thể dẫn đến suy cổ tử cung và làm cổ tử cung giãn ra quá sớm. Điều này gây nguy cơ sảy thai, chuyển dạ và sinh non cũng như các biến chứng khác.

1. Cổ tử cung ngắn ảnh hưởng đến thai kỳ

Chiều dài cổ tử cung trong thời kỳ mang thai liên quan đến khả năng sinh non. Khi cổ tử cung ngắn bất thường dễ bị giãn ra và hạn chế bảo vệ thai nhi và thai phụ. Cổ tử cung ngắn là cổ tử cung có độ dài dưới 25mm (2,5cm) vào khoảng 20 tuần của thai kỳ. Cổ tử cung càng ngắn thì nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc vỡ ối xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ càng cao.

Sinh non là một yếu tố rủi ro gây ra nhiều biến chứng, bao gồm thai chết lưu, trẻ nhẹ cân, chảy máu não và khuyết tật.

2. Chẩn đoán cổ tử cung ngắn

Có thai cổ tử cung như thế nào năm 2024

Hình ảnh cổ tử cung ngắn (hình phải).

Trong những lần siêu âm đầu thai kỳ, bác sĩ thường đo chiều dài cổ tử cung, siêu âm qua ngả âm đạo bằng đầu dò để có được hình ảnh rõ ràng và chính xác hơn. Thai phụ có tiền sử chuyển dạ hoặc sinh non nên được kiểm tra chiều dài cổ tử cung định kỳ.

Nếu phát hiện phụ nữ mang thai có cổ tử cung ngắn, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài bằng siêu âm qua âm đạo từ tuần 16 đến 20. Nếu thai phụ có tiền sử sinh non hoặc chẩn đoán cổ tử cung ngắn, sẽ bắt đầu kiểm tra sớm hơn. Nếu cổ tử cung dài dưới 25mm được cho là cổ tử cung ngắn.

3. Điều trị cổ tử cung ngắn

Thông thường có hai lựa chọn điều trị cho cổ tử cung ngắn:

3.1 Bổ sung progesterone

Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng progesterone để giảm nguy cơ sinh non. Thuốc dưới dạng viên được đặt trực tiếp vào âm đạo hay hậu môn hoặc tiêm thuốc tiêm.

3.2 Khâu vòng cổ tử cung

Khâu cổ tử cung là một kỹ thuật khác giúp ngăn ngừa chuyển dạ sinh non do cổ tử cung ngắn. Phương pháp điều trị này chỉ dùng cho thai phụ có cổ tử ngắn mang thai đơn. Khâu cổ tử cung thường được khuyến nghị nếu:

  • Trước đó thai phụ từng sinh non hoặc sảy thai trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ hoặc nếu cổ tử cung vẫn ngắn mặc dù đã sử dụng progesterone hàng ngày.
  • Trường hợp cổ tử cung rất ngắn (dưới 10 mm).

4. Các yếu tố rủi ro khi cổ tử cung ngắn

Thai phụ có cổ tử cung ngắn có nhiều khả năng sinh con sớm hơn. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Trẻ sinh non dễ gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài sau này trong cuộc sống. Do đó, tốt nhất nên chẩn đoán sớm cổ tử cung ngắn để có thể được điều trị và theo dõi, đồng thời thực hiện các bước để ngăn ngừa sinh non.

Cổ tử cung ngắn làm tăng nguy cơ sinh non gấp sáu lần ở phụ nữ mang một thai và gấp tám lần ở phụ nữ mang thai đôi.

Cổ tử cung ngắn không có triệu chứng, tuy nhiên, một số dấu hiệu cho thấy phụ nữ có thể có cổ tử cung ngắn như: đã từng sảy thai trong giai đoạn giữa thai kỳ, đã từng sinh non do chuyển dạ tự nhiên trước 37 tuần. Nhưng nếu là lần đầu tiên sinh con rất khó để nhận biết do đó, bác sĩ sẽ đo cổ tử cung trong những lần khám thai định kỳ.

Ngoài ra, thai phụ có thể có một số triệu chứng khi mang thai nếu bị suy cổ tử cung. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây của cổ tử cung như chuột rút bất thường, đau vùng chậu, chảy máu nhẹ , đau lưng, dịch tiết âm đạo thay đổi.

5. Khi nào đi khám bác sĩ?

Phụ nữ không biết chiều dài cổ tử cung của mình nếu không được bác sĩ thăm khám. Nếu đang mang thai, việc chẩn đoán cổ tử cung ngắn là rất quan trọng để có thể điều trị đúng cách.

Phụ nữ mang thai nếu được bác sĩ thông báo có cổ tử cung ngắn nên đi khám ngay lập tức nếu bị chảy máu từ âm đạo, có các triệu chứng chuyển dạ, chẳng hạn như các cơn co thắt, chất lỏng rò rỉ từ âm đạo, thai nhi ngừng cử động hoặc cử động ít thường xuyên hơn.

Điều trị cổ tử cung ngắn có hiệu quả nhất nếu bắt đầu trước 24 tuần của thai kỳ. Phụ nữ mang thai được điều trị này thường có thai và sinh nở không biến chứng.

Bên cạnh điều trị cổ tử cung ngăn ngừa sinh non hoặc sảy thai, thai phụ được chẩn đoán cổ tử cung ngắn nên lưu ý các hoạt động hàng ngày. Khi thai càng lớn thì chiều dài cổ tử cung càng ngắn, do đó thai phụ nên được nghỉ ngơi tại giường, không nên đi lại nhiều, không nên có bất cứ hoạt động nào như quan hệ tình dục hoặc hoạt động gắng sức, chỉ ngồi dậy nhẹ nhàng khi vệ sinh cá nhân và ăn. Nếu bác sĩ thấy nguy hiểm có thể cho thai phụ nhập viện để được theo dõi sát sao.

Tử cung có nhiệm vụ chứa đựng và nuôi dưỡng thai. Cùng với sự phát triển của thai nhi, đây là bộ phận bị tác động nhiều nhất và thay đổi nhiều nhất trong thời kỳ mang thai. Để biết chiều cao tử cung theo tuần thai sẽ thay đổi như thế nào, mời chị em cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tại sao chiều cao tử cung thay đổi khi mang thai?

Trứng được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển trong tử cung. Khi bào thai phát triển, tử cung cũng cần phải thay đổi để thích nghi với kích thước tăng dần của bào thai. Sở dĩ, tử cung có thể thay đổi ngày càng lớn trong thời kỳ mang thai mà không gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan khác là nhờ tính đàn hồi của các cơ thành bụng.

Có thai cổ tử cung như thế nào năm 2024

Tử cung cần phải thay đổi để thích nghi với kích thước tăng dần của bào thai

Ngoài ra, khi tử cung to lên, các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể thích ứng tốt với vị trí mới sau khi bị tử cung đẩy ra. Nhờ vậy, thai nhi có thể phát triển trong bụng mẹ trong suốt 9 tháng của thai kỳ.

2. Chiều cao tử cung theo tuần thai thay đổi ra sao?

Vị trí của tử cung là nằm ở vùng xương chậu của phụ nữ. Tử cung ở phụ nữ trưởng thành, có kích thước trung bình khoảng 8x5x3cm. Khi mang thai kích thước tử cung sẽ thay đổi theo sự phát triển của thai kỳ và sẽ co lại về kích thước ban đầu sau khi sinh xong khoảng 6 tuần.

Có thai cổ tử cung như thế nào năm 2024

Tử cung không to lên quá nhiều khi mang thai tháng đầu tiên

Quá trình thay đổi chiều cao tử cung theo tuần thai sẽ được diễn ra như sau:

- Tháng đầu tiên trong thai kỳ: Tử cung có hình dạng quả lê. Khi mang thai tháng đầu tiên, tử cung không to lên quá nhiều. Lúc này, tử cung có hình dáng như một quả quýt lớn.

- Tháng thứ 2: Kích thước tử cung sẽ ngày càng tăng lên và dần dần to như một quả cam.

- Tháng thứ 3 của thai kỳ: Ở giai đoạn này, kích thước của tử cung đã có sự thay đổi đáng kể. Tử cung giống như hình cầu và thay đổi lớn về chiều dài nên có thể nhìn thấy tử cung nhô lên phía trên xương mu. Ở tuần thai thứ 11 và 12, tử cung to bằng nắm tay và đã xuất hiện tình trạng đè lên bàng quang. Đó chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn và gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón và trĩ,...

- Tháng thứ 4: Ở giai đoạn tuần thứ 14 của thai kỳ, tử cung có thể to bằng một quả bưởi. Kích thước tử cung có sự thay đổi rõ rệt về chiều cao.

- Đến tháng thứ 5-6 của thai kỳ: Tử cung to bằng quả đu đủ. Chiều dài của tử cung đã thay đổi rất nhiều và có thể cao đến rốn.

Có thai cổ tử cung như thế nào năm 2024

Chiều dài tử cung có thể đạt đến kích thước tối đa ở tháng cuối thai kỳ

- Tháng mang thai thứ 7: Lúc này tử cung đã vượt cao hơn rốn khoảng 4 đến 5cm. Hình dạng của tử cung giống như một quả lê lộn ngược. Tử cung ngày càng cao chính là nguyên nhân khiến cho da bụng giãn ra và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

- Tháng thứ 8 của thai kỳ: Chiều cao của thai nhi lúc này đã có thể đạt đến giữa chỏm xương ức và rốn.

- Tháng thứ 9 của thai kỳ: Lúc này, chiều dài tử cung có thể đạt đến kích thước tối đa. Trước khi sinh khoảng 2 đến 3 tuần, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ tử cung bắt đầu đi xuống. Khi đó mẹ bầu sẽ dễ dàng hô hấp hơn khi giảm sức ép từ bụng.

3. Một số thay đổi về cổ tử cung trong quá trình mang thai

Không chỉ thay đổi về kích thước và hình dạng của tử cung, cổ tử cung cũng sẽ có những thay đổi trong quá trình mang thai. Cụ thể như sau:

- Khoảng thời gian từ tuần thai thứ 4 trở đi, kết cấu và màu sắc của cổ tử cung sẽ dần thay đổi.

- Khi trứng đã được thụ tinh trong thời gian 5 tuần. Một nút nhầy sẽ được hình thành ở phần cổ tử cung với tác dụng giữ bào thai và bảo vệ tử cung tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm từ các tác nhân bên ngoài.

4. Những lưu ý dành cho bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh

Từ những thông tin nêu trên có thể thấy rằng chiều dài của tử cung sẽ thay đổi rất nhiều trong quá trình mang thai. Thai nhi càng phát triển thì tử cung của mẹ bầu cũng ngày càng phải giãn rộng để chứa đựng và nuôi dưỡng thai. Đồng thời lúc này, cơ thắt lưng cũng như cột sống vùng thắt lưng bị kéo giãn nhiều. Đó chính là lý do vì sao nhiều mẹ bầu bị đau lưng.

Có thai cổ tử cung như thế nào năm 2024

Tuân thủ theo lịch khám thai của bác sĩ

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và chế độ tập luyện phù hợp để cơ bụng được săn chắc hơn và giúp hạn chế những cơn đau vùng thắt lưng. Sau khi sinh em bé, chị em cũng nên đi khám để kiểm tra tử cung đã trở về vị trí ban đầu hay chưa.

Có thể nói rằng, giai đoạn 3 tháng đầu rất nhạy cảm nên mẹ bầu cần phải chú ý nhiều hơn để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh:

- Trước hết, chị em cần trang bị những kiến thức cơ bản về thai kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

- Nên kịp thời thăm khám thai và tuân thủ lịch khám thai theo bác sĩ. Nên khám thai đúng thời điểm để đảm bảo phát hiện sớm những vấn đề bất thường để kịp thời xử trí. Đặc biệt chú ý đến việc sàng lọc dị tật thai nhi để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

- Cần tìm hiểu để phân biệt rõ tình trạng xuất huyết âm đạo thông thường và xuất huyết âm đạo bệnh lý. Từ đó, can thiệp kịp thời và tránh những hậu quả nguy hiểm đối với thai nhi và mẹ bầu.

- Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc sàng lọc trước sinh cho thai cũng như sàng lọc các bệnh lý của người mẹ như: tiểu đường, gen tan máu thalassemia, bệnh lý tuyến giáp,... Đây là yếu tố quan trọng để phát hiện sớm những vấn đề bệnh lý và tránh những rủi ro trước và trong khi sinh.

Để tìm hiểu thêm về sự thay đổi về chiều cao tử cung theo tuần thai hay những vấn đề chăm sóc thai kỳ hoặc có nhu cầu thăm khám thai, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn 24/7.

Có thai bao lâu thì vào tử cung?

Thông thường, thai vào tử cung sau khi thụ thai khoảng 1 - 2 tuần, nhưng tùy theo cơ địa của mỗi mẹ, thời gian có thể lâu hơn.

Làm thế nào để biết thai vào tử cung?

Biểu hiện và dấu hiệu thai đã vào tử cung làm tổ an toàn.

Máu báo thai màu nâu loãng là dấu hiệu thai bám vào tử cung. ... .

Thân nhiệt mẹ tăng nhẹ: ... .

Hai bầu vú căng đau. ... .

Thử que thử thai có 2 vạch đậm là dấu hiệu thai vào tử cung làm tổ ... .

Chuột rút ở vùng bụng. ... .

Đi tiểu nhiều lần trong ngày. ... .

Thèm ăn. ... .

Bốc hoả.

Thử que 2 vạch thì bao lâu thai vào tử cung?

Khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh đến niêm mạc trong buồng tử cung và gắn vào đó khi đang ở giai đoạn 8 – 16 tế bào và phôi thai tiếp tục phát triển trong buồng tử cung đến khi đủ tháng [1].

Nên ăn gì để thai vào tử cung?

Gạo, ngô, khoai, bánh mỳ, bún, miến,… là những loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột mang lại nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với những chị em mong muốn thai nhanh vào tổ.