Có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền với chữ tài một vần phân tích

Đoạn kết của Truyện Kiều bắt đầu từ câu 3241 đến 3254, hoàn toàn là lời Nguyễn Du, không phải lời nhân vật.

Bạn đang xem: Chữ tài đi với chữ tai một vần


Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Có đâu thiên vị người nào,

Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,

Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Lời quê chắp nhặt dông dài,


Câu cuối “Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh” là cách nói khiêm xưng, tránh đi cái họa bút mực dưới thời phong kiến.

Vậy, có thể nói, chủ đề chính của Truyện Kiều là chữ Tâm.

Ở Truyện Kiều cũng như thơ chữ Hán, Nguyễn Du nhiều lần bày tỏ sự thương cảm sâu sắc những con người tài sắc thường bị vùi dập, oan khổ. Ông cũng tự xếp mình vào đó “Phong vận kỳ oan ngã tự cư”.

Mặc dù ông viết “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài đi với chữ tai một vần” nhưng không có nghĩa là ông phủ định chữ Tài. Ông hiểu rõ, chữ Tài mới làm nên sự hoàn thiện nhân cách, làm cho cuộc đời lấp lánh. Chữ Tài là một yếu tố của Cái Đẹp, của hạnh phúc. Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải… đều là người có tài, vì thế tình yêu của họ mới đẹp, họ mới có những giây phút hạnh phúc tuyệt đỉnh.

Nhưng tại sao Nguyễn Du lại có vẻ khinh bạc chữ Tài đến thế? Là vì ông nhận ra một quy luật, một quy luật bất biến, bị chi phối bởi Trời và cả Người. Trời cho người này tài thì phải chịu số kiếp gian truân. Người tài thì phải va chạm nhiều, va chạm nhiều thì bị đố kỵ nhiều. Nhưng có Tài thì dù gian truân, dù khổ cũng vượt lên được. “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”. Người đã khù khờ mà còn gian truân thì nhân loại tuyệt diệt! Đây là sự tổng kết hiện thực, tổng kết lịch sử, là chân lý tuyệt đối.

Khinh bạc chữ Tài còn là vì đem so với chữ Tâm. “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Tâm là gì? Trước hết đó là tấm lòng. Người có tài thường hay oan khổ nhưng không phải tất cả. Kim Trọng, Vương Quan có tài nhưng có khổ đâu. Chỉ Thúy Kiều là khổ, vì nàng mang chữ Tâm quá lớn. Lụy vì Tâm. Chưa chi đã khóc Đạm Tiên là người đời xưa. Rồi vì Tâm mà bán mình chuộc cha. Rồi vì Tâm mà khuyên Từ Hải ra hàng. Tục ngữ nói “Thương người hại mình” là thế. Xét về phương diện gây khổ, rõ ràng chữ Tâm quá bằng ba chữ Tài!

 Chữ Tâm bằng ba chữ Tài còn là một giá trị sống, một con đường dẫn tới hạnh phúc. Nguyễn Du là nhà tư tưởng lớn, đã là nhà tư tưởng lớn phải chỉ cho con người con đường đi tới hạnh phúc. Truyện Kiều có giải pháp ấy. Và giải pháp là chữ Tâm. Tâm là một thái độ ứng xử, một lối sống vị tha, khoan dung. Có được vị tha, khoan dung cũng dựa trên hiểu biết, trên cái Tài thật sự. Bán mình chuộc cha, tha bổng cho Hoạn Thư, thậm chí khuyên Từ Hải ra hàng là vì đại cục, vì muốn để cuộc sống yên bình, không muốn hàng triệu con dân khác phải chết vì nạn binh đao.

Tâm còn là An tâm. Thúy Kiều có than thở “Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”; “Giết chồng rồi lại lấy chồng/ Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời”; nhưng không ân hận về những hành động theo tấm lòng của mình, dù nó có bắt nàng chịu nhiều khổ nhục. Khuyên Từ Hải ra hàng vì hai chữ hiếu trung, vì lo cho cả Từ Hải. Nàng an tâm chấp nhận mọi hoàn cảnh sống “Thân lươn bao quản lấm đầu; Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi”. Được sống đã là một hạnh phúc! Vì thế, Kiều quyên sinh lần nào, Nguyễn Du cứu sống lần ấy. Làm người biết chấp nhận hoàn cảnh, sẽ tìm cách vượt lên nó sau, còn trước hết nên chấp nhận nó, tìm lấy hạnh phúc trong ngay cả những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất!

Tâm còn là Tâm tính, tức thiên tính, tính cách tự nhiên của con người mình. Thúy Kiều là người hiếu nghĩa, hiếu trung, đa tình thì nàng sống theo bản tính ấy của mình. Và bởi sống theo bản tính ấy một cách mạnh mẽ, triệt để mà nàng đau khổ nhưng cũng có tuyệt đỉnh hạnh phúc mà người thường không có, thành người của muôn đời phải nhớ. Đã là tính tự nhiên thì không thay đổi được. Sống mà đổi tính tức là tha hóa. Và cũng sẽ không có hạnh phúc. Trong cuộc đời, dù khắc nghiệt đến mấy, vẫn có những bối cảnh hợp với tâm tính mình. Đến nơi ấy ở, bỏ điều tham không phải sức mình, không phải tính mình, cũng tức là con đường hạnh phúc. Nguyễn Du không nói chỉ người tài giỏi mới có hạnh phúc. Tất cả mọi người đều có thể hạnh phúc, nếu nhận ra tâm tính mình, hoàn cảnh phù hợp với mình và sống với lẽ sống vị tha.

Đọc Truyện Kiều, ta nhận thấy cách sáng tạo những câu thơ nằm ngoài cốt truyện đã làm cho tác phẩm mang tính luận đề - cách nhìn nhận về tài - mệnh theo một lối riêng của tác giả.

Bạn đang xem: Chữ tài liền với chữ tai một vần

Trên cơ sở lấy “Kim Vân Kiều truyện” làm nguồn thi liệu, mở đầu tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng cách nêu vấn đề đầy tính khái quát: “Trăm năm trong cõi người ta... Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.1. Vấn đề tác giả đưa ra chữ tài, chữ mệnh trong cõi người ta - cõi nhân gian - cõi đời người khi mà tài năng và số mệnh luôn gắn liền với nhau. Tác giả đã đưa ra được minh chứng bằng ví dụ cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều. Cuộc bể dâu diễn ra với những biến cố oái oăm, bi kịch đầu tiên đối với gia đình họ Vương là bị thằng bán tơ vu oan. Kiều đã bán mình chuộc cha để rồi những bi kịch liên tiếp diễn ra trong chặng đường mười lăm năm lưu lạc. Trong cuộc bể dâu ấy, một nàng Kiều với tất cả ưu thế trời ban đã thiếu ý thức vượt chướng ngại, mặc cho số phận đưa đẩy, trở thành người bất lực trước hoàn cảnh. Được tạo hóa ban tặng những ưu thế nổi trội hơn người nhưng nàng không biết đem thế mạnh của mình ứng dụng vào cuộc sống đời thường nên khả năng ấy bị vô hiệu hóa. Vậy là, từ cách xử sự của Thúy Kiều, tài - mệnh đã thực sự ghét nhau. Vẫn từ góc nhìn riêng, Nguyễn Du bày tỏ thái độ phản ứng khi con người đang bị ràng buộc bởi một quan niệm sống bất khả kháng trước thử thách: “Lạ gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Bởi thế, ngay từ khi gặp mộ Đạm Tiên, Thúy Kiều đã tự vận vào mình để rồi dẫn đến hành động tự vẫn ở sông Tiền Đường sau mười lăm năm lưu lạc.2. Qua cách sử dụng sáu câu thơ mở đầu Truyện Kiều để nêu vấn đề tài - mệnh, ta nhận thấy Nguyễn Du có một quan niệm sống, một cách bộc lộ cảm xúc vượt ra khỏi cách biểu hiện thông thường của đời thường. Từ cách xử sự bế tắc của nhân vật Thúy Kiều, người đọc tìm ra những lối thoát cho chính người trong cuộc, và như thế việc nhìn nhận về mối quan hệ tài - mệnh cũng đã thay đổi. Vì thế, sau phần kết thúc nội dung tác phẩm - câu chuyện về Thúy Kiều, bằng những câu thơ mang tính trải nghiệm, ngôn ngữ đầy khiêu khích, Nguyễn Du đã ngẫm về điều gì? “Ngẫm hay muôn sự tại trời/ Trời kia đã bắt làm người có thân/ Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.Nhưng xét cho cùng, cái đè nặng lên ta không phải cái “mệnh”, cái “nghiệp”, mà chính là cái bạo tàn của thế lực xã hội phong kiến, vì cuộc sống nội tâm sâu sắc của nhân vật, vì cuộc sống của những tâm hồn có ý thức mạnh mẽ về quyền sống của mình trong xã hội thối nát, trực tiếp đày đọa lên mình.

Nhưng ở góc nhìn mới, ta thấy nguyên nhân bi kịch của con người không phải hoàn toàn bị tác động của yếu tố khách quan, mà chính là ở ý thức sống của mình.

Xem thêm: Có Biết Không Giữa Đám Đông, Mv Và Lời Bài Hát Ta Còn Yêu Nhau

3. Mổ xẻ từng câu thơ, ta thấy Nguyễn Du ngẫm hay về sự đời, đó là khi con người chấp nhận, cam chịu số phận thì mọi nghịch cảnh cuộc sống đều hằn trong nếp nghĩ như một sự thỏa hiệp vô điều kiện. Từ suy nghĩ trời có quyền uy tuyệt đối, bắt thế nào phải chịu thế ấy, cho cái gì mới được cái ấy nên con người không có ý thức vượt qua tai ương, chướng ngại. Ngẫm cũng hay bởi vì con người sống thụ động, bản năng, luẩn quẩn trong vòng định mệnh nên khi bi kịch ập đến đã sẵn sàng đổ lỗi cho hoàn cảnh, rằng muôn sự tại trời mà không mảy may nhìn nhận xem cách xử sự của mình có thích ứng với điều kiện thực tế hay không. Cách đưa các nhân vật vào bế tắc để thấy sự ứng xử của họ trước cuộc sống, phải chăng Nguyễn Du muốn cho người đọc thấy tai họa sẵn sàng ập xuống bất kì ai, chỉ khác nhau ở cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề như thế nào? Soi chiếu từ nội dung Truyện Kiều, ta nhận thấy cuộc đời vốn dĩ rất công bằng, có đâu thiên vị người nào.Nguyễn Du không hạ thấp chữ tài, thật ra cái tài tác giả đề cập ở đây là cái tài đang bị chính chủ thể sở hữu vô hiệu hóa. Không chỉ thế, có tài mà không biết vận dụng vào cuộc sống thì còn gây nên tai họa. Sử dụng lối chơi chữ rất độc đáo “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, ta thấy tác giả đang nhìn nhận ranh giới giữa tài/tai rất mong manh, gần như không có khoảng cách. Thật vậy, trong Truyện Kiều, về nhân vật Thúy Kiều, chí ít cũng mười bảy lần tác giả nói về chữ tài ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để trải lòng mình, Nguyễn Du sử dụng hình thức kết cấu mở nhằm cảnh báo lối sống vô trách nhiệm và nêu tầm quan trọng của ý thức sống cá nhân.4. Truyện Kiều là một thành công vượt bậc của đại thi hào Nguyễn Du trong sáng tạo nghệ thuật khi ông đã mượn Kim Vân Kiều truyện để gửi gắm ý tưởng mới mẻ của mình về nhận thức cuộc sống qua vấn đề tài - mệnh. Đọc Kim Vân Kiều truyện, người đọc ám ảnh về câu chuyện bi kịch của Thúy Kiều trong chặng đường mười lăm năm lưu lạc và thở phào nhẹ nhõm với kết thúc truyện theo xu hướng bĩ cực - thái lai giống truyện cổ tích: Kim Trọng một chồng hai vợ không phân lớn bé, khi chăn gối, lúc cầm thi, gia đình rất là vui vẻ mãi cho tới ngày nay gia đình vẫn còn truyền tụng; đọc Truyện Kiều, người đọc đọng lại trong lòng mình bài học ứng xử của con người để mỗi khi gặp tai ương sẵn sàng có ý thức đấu tranh để tồn tại. Tư tưởng tác phẩm Truyện Kiều khác hẳn Kim Vân Kiều truyện, đó cũng là cách nhà thơ gửi gắm quan niệm nhân sinh, triết lí sống về cuộc đời bằng một sự nhìn nhận sâu sắc, có tầm ảnh hưởng vượt thời đại. Chính từ nhận thức mới mẻ của Nguyễn Du về vấn đề tài - mệnh, vì thế chúng ta cần có sự công bằng hơn trong khi đánh giá về ông.

Có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền với chữ tài một vần phân tích


Đại diện Bộ GD&ĐT đang cân nhắc giảm tải trích đoạn Truyện Kiều vì cho rằng đây là một trong những tác phẩm có nhiều chi tiết trọng nam, khinh nữ.


Có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền với chữ tài một vần phân tích


Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã hai lần nhận được sự tôn vinh Danh nhân văn hóa của Hội đồng Hòa bình thế giới năm 1965 và UNESCO năm 2015, nhân Lễ kỷ niệm 200 năm (1765-1965) và 250 năm (1765-2015) ngày sinh của ông. Việc giảng dạy một tác gia kinh điển như Nguyễn Du và một tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông hiện nay đòi hỏi một cách tiếp cận sâu sắc hơn đối với tác giả - tác phẩm, khi ngành giáo dục đang đứng trước sự biên soạn chương trình - sách giáo khoa mới cho nửa đầu thế kỷ 21 với bao nhiêu thử thách. Mà văn học, với một tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều sẽ là một trong số đó.


Có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền với chữ tài một vần phân tích


Có thể nói tuyệt đại đa số người Việt Nam trong suốt cuộc đời nếu không từng đọc Truyện Kiều thì cũng đã nghe nói đến Truyện Kiều, hoặc đã nghe nói đến một số nhân vật trong Truyện Kiều. Truyện Kiều là một đại tác phẩm văn học của Việt Nam mà như Pham Quỳnh đã đánh giá là: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Ngoài ra các cụ ta xưa cũng còn có câu: “Làm trai biết đánh tổ tôm, uống trà Chính Thái, xem nôm Thuý Kiều” để nói về một người con trai muốn được kể là tài tử, phong nhã tất phải biết đánh tổ tôm, biết thưởng thức trà ngon và biết đọc Truyện Kiều. Từ đó mà suy ra Truyện Kiều giá trị như thế nào?!


Có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền với chữ tài một vần phân tích


Thúy Kiều là người có tài đàn và nhiều lần đánh đàn. Mỗi lần một cảnh ngộ nhưng tiếng đàn, bản đàn của Kiều luôn mang âm điệu bi thương.