Cổ phiếu nào được tự do chuyển nhượng

Theo điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Và tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

2. Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần

Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

- Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

(Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

3. Các phương thức chuyển nhượng cổ phần

Việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

- Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.

- Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Thời điểm trở thành cổ đông công ty sau khi nhận chuyển nhượng cổ phần

Khoản 6 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.

5. Quy định về thừa kế, tặng cho cổ phần

Căn cứ khoản 3, 4, 5 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

- Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.

Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ.

Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.

\>>> Xem thêm: Chậm nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần có phải nộp tiền chậm nộp hay không?

Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phần là bao lâu? Mức tính tiền chậm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phần như thế nào?

Các cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần cho nhau không? Chuyển nhượng cổ phần có phải cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không?

Văn Trọng

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Cổ phiếu là loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.

CÁC LOẠI CỔ PHIẾU

Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu:

Cổ phiếu thường:

Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được:

  • Quyền tự do chuyển nhượng
  • Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông
  • Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ

Cổ phiếu ưu đãi:

Các cổ đông năm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như:

  • Lợi tức ổn định
  • Không có quyền được bầu cử, ứng cử
  • Được nhận cổ tức đầu tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường

VÌ SAO NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Lợi nhuận cao trong dài hạn Khi nắm giữ chứng khoán thực chất là quý khách đang sở hữu một phần doanh nghiệp. Mức lợi nhuận quý khách thu được khi gửi tiết kiệm là cố định và chỉ khoảng 6-7%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trung bình của các Công ty trên thị trường chứng khoán là 20%/năm. Việc của quý khách là chọn ra những công ty có tiềm năng tăng trưởng cao để mua cổ phiếu của các công ty đó, khi công ty làm ăn có lãi sẽ trả cổ tức cho nhà đầu tư, hoặc khi giá cổ phiếu tăng lên, quý khách sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu.

Chứng khoán là tài sản thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt Thanh khoản được định nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản. Khi buôn bán mặt hàng nào đó, quý khách chỉ có thể tiêu thụ được hàng khi có nhiều người muốn mua hoặc bán những mặt hàng tương tự. Thị trường chứng khoán là nơi tập trung rất nhiều những người mua và bán các mặt hàng chứng khoán. Nhu cầu mua cổ phiếu hay bán của quý khách sẽ được đáp ứng trong thời gian ngắn bởi những người tham gia thị trường (khớp lệnh giao dịch ngay lập tức), chứng khoán của quý khách có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng.

Chứng khoán là kênh đầu tư linh hoạt Quý khách không cần tích lũy nhiều tiền mới có thể bắt đầu đầu tư cổ phiếu như khi đầu tư vào bất động sản, so với một căn nhà 1 tỷ đồng, quý khách chỉ cần vài triệu đồng là đã có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường. Quý khách cũng không phải chờ vài tháng hay vài năm để khoản tiền của bạn sinh lời như gửi tiết kiệm, thời gian tối thiểu mà nhà đầu tư cần để nắm giữ một cổ phiếu là 2 ngày, khi cổ phiếu đã tăng giá như kỳ vọng, quý khách có thể bán bất cứ lúc nào.

THAM GIA ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU NHƯ THẾ NÀO?

Cổ phiếu nào được tự do chuyển nhượng
Bước 1: Để tham gia đầu tư cổ phiếu, quý khách cần phải mở tài khoản giao dịch tại Công ty chứng khoán.

Mở tài khoản chứng khoán tại VNDIRECT chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Quý khách chỉ cần 3 phút để đăng ký và có thể giao dịch ngay sau khi tạo tài khoản online thành công. Xem chi tiết tại đây

Cổ phiếu nào được tự do chuyển nhượng
Bước 2: Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán

Tại VNDIRECT, quý khách có thể dễ dàng nộp- rút – chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện với dịch vụ thanh toán kết nối Thu Chi tự động với 9 ngân hàng hàng đầu. Xem hướng dẫn chuyển tiền tại đây

Cổ phiếu nào được tự do chuyển nhượng
Bước 3: Giao dịch và đặt lệnh

THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH

KHỚP LỆNH ĐỊNH KỲ

Là phương thức khớp lệnh được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh MUA/BÁN tại một thời điểm nhất định

KHỚP LỆNH LIÊN TỤC

Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh MUA/BÁN ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống

KHỚP LỆNH SAU GIỜ

Là phương thức khớp lệnh chỉ được áp dụng sau phiên đóng cửa trên sàn HNX

Lệnh ATO ATC LO MP MOK MAK MTL PLO Thời gian 9h00 – 9h15 14h30 – 14h45 9h00 – 11h30

13h00 – 14h45

14h45 – 15h00 9h15 – 11h30

13h00 – 14h45

14h45 – 15h00 Sàn HOSE HOSE

HNX

HOSE

HNX

UPCOM HOSE HNX HNX Khớp Cuối phiên ATO/ATC Khớp ngay khi có lệnh MUA/BÁN với mức giá tương ứng trên sàn Khớp ngay nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn

Ngoài các lệnh cơ bản trên thị trường, VNDIRECT hỗ trợ nhà đầu tư các lệnh đặc biệt phù hợp theo các chiến lược đầu tư cổ phiếu khác nhau, xem chi tiết các Lệnh tại VNDIRECT tại đây

NGUYÊN TẮC KHỚP LỆNH

Ưu tiên theo thứ tự sau

1 2 3 Ưu tiên về lệnh

Phiên định kỳ: ATO, ATC

Phiên liên tục: MP, MTL, MOL

Ưu tiên về giá

Mua: giá cao Bán: giá thấp

Ưu tiên về mặt thời gian cho lệnh được đặt trước

CÁC LOẠI LỆNH

LO (Lệnh giới hạn – HOSE, HNX, UPCOM) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực cho đến khi kết thúc phiên giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ ATO (Lệnh mở cửa – HOSE) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa MP (Lệnh thị trường – HOSE) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và khớp ngay tại thời điểm đặt lệnh trong phiên liên tục. Nếu lệnh không khớp hết, phần còn lại chuyển thành lệnh LO MTL (Lệnh thị trường – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và khớp ngay tại thời điểm đặt lệnh trong phiên liên tục. Nếu lệnh không khớp hết, phần còn lại chuyển thành lệnh LO MOK (Lệnh thị trường khớp toàn bộ – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch, nếu không khớp được toàn bộ, lệnh sẽ bị hủy MAK (Lệnh thị trường khớp một phần – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh có thể khớp toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại sẽ bị hủy sau khi khớp lệnh ATC (Lệnh đóng cửa – HOSE, HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa PLO (Lệnh sau giờ – HNX) Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ, được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch và không được phép sửa, hủy. Các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện sẽ tự động hủy.

CÁCH THỨC ĐẶT LỆNH

  • Đặt lệnh ngay trên Bảng giá DBOARD. Xem chi tiết hướng dẫn sử dụng bảng giá và đặt lệnh tại đây
  • Đặt lệnh ngay trên Ứng dụng Stock trading Mobile app của VNDIRECT. Xem chi tiết hướng dẫn sử dụng Ứng dụng tại đây
  • Đặt lệnh thần tốc trên Ứng dụng PROTRADE DESKTOP APP. Xem chi tiết hướng dẫn sử dụng Ứng dụng tại đây
  • Đặt lệnh qua NHÂN VIÊN VNDIRECT:
  1. Tổng đài
  • Bước 1: Gọi điện đến tổng đài 1900545409 bằng chính số điện thoại đã đăng ký trong hồ sơ Mở tài khoản với VNDIRECT
  • Bước 2: Cung cấp số tài khoản, mật khẩu giao dịch và lệnh đặt cho tổng đài viên
  • Bước 3: Tổng đài viên tiếp nhận và thực hiện lệnh theo yêu cầu
  1. Sàn Giao dịch

Nhà đầu tư cổ phiếu trực tiếp đến sàn giao dịch của VNDIRECT tại các chi nhánh gần nhất và làm theo hướng dẫn của nhân viên Sàn giao dịch để đặt lệnh và xác nhận phiếu lệnh. Xem danh sách Trụ sở và các Chi nhánh VNDIRECT trên toàn quốc tại đây

  1. Chuyên viên quản lý tài khoản
  • Bước 1: Liên hệ với chuyên viên Quản lý tài khoản đã đăng ký để yêu cầu đặt lệnh
  • Bước 2: Xác nhận lệnh đặt với Chuyên viên Quản lý tài khoản qua các kênh: Email/Điện thoại/Phiếu lệnh/Mobile app/Bảng giá

Lưu ý: Để đặt lệnh qua Chuyên viên Quản lý tài khoản, Nhà đầu tư cần:

– Đăng ký Dịch vụ Nhân viên chăm sóc và Chuyên viên Quản lý tài khoản qua tổng đài hoặc qua sàn giao dịch của VNDIRECT. – Ủy quyền cho chuyên viên quản lý tài khoản được đặt lệnh trên tài khoản của Khách hàng.

Để được tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ nhân viên chăm sóc tài khoản, Tổng đài 1900 545409 hoặc email:

Sau bao lâu thì được chuyển nhượng cổ phần?

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Chuyển nhượng cổ phần là như thế nào?

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông sáng lập hoặc cổ đông hiện hữu góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một cổ đông trong công ty hoặc thành viên khác không phải là cổ đông trong công ty.

Cổ phiếu tự do chuyển nhượng là gì?

Chứng khoán tự do chuyển nhượng: là loại chứng khoán mà người sở hữu được tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức phát hành. Trên đây là nội dung quy định về chứng khoán tự do chuyển nhượng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 196/QĐ-VSD năm 2017.

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có hiệu lực khi nào?

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chính thức có hiệu lực tại thời điểm các bên thỏa thuận ghi nhận tại hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời điểm phát sinh thì hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ ngày ký. Khi việc chuyển nhượng hợp đồng hoàn thành, hợp đồng sẽ chấm dứt.