Có nên dùng kem chống nắng khi ở nhà

Ra ngoài trời là phải bôi kem chống nắng – đó là điều mà tất cả chúng ta không cần bàn cãi. Vậy nếu ở trong nhà thì sao? Ở trong nhà có nên bôi kem chống nắng không? Bôi kem chống nắng mấy lần 1 ngày là đủ?

Đừng nghĩ rằng ở ngoài trời mới cần dùng kem chống nắng để tránh tia cực tím. Trên thực tế, ngay khi ở trong nhà, hay trời râm mát; tia UV vẫn hoạt động mạnh mẽ gây tác hại đến làn da chúng ta.

Đa phần mọi người nghĩ rằng chỉ cần dùng kem chống nắng cho da mặt và body mỗi khi ra ngoài, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Còn những lúc ở trong nhà hay trời râm mát thì không cần dùng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Bởi vì:

Tia cực tím sẽ hoạt động quanh năm

Bảo vệ làn da bạn với tia UV

Theo như các thống kê cho thấy, vào mùa lạnh các tia UVB (gây cháy nắng và ung thư da) tuy có giảm.

Nhưng với tia UVA (nguyên nhân gây lão hóa và tàn nhang, sạm nám) vẫn hoạt động bình thường và không có gì thay đổi so với các mùa còn lại.

Vì thế, kể cả khi trời âm u bạn vẫn cần chống nắng cho làn da.

Tia UV có khả năng xuyên qua cửa kính, xuyên tường

UV là một tia bức xạ khá mạnh nên nó vẫn có thể xuyên qua cửa kính, cửa sổ và gây hại cho làn da của bạn. Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế cửa kính đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là tại các tòa nhà làm việc lớn. Tỷ lệ tia UV đi qua kính phục thuộc vào loại thủy tinh và chất phủ trên kính. Ví dụ, loại kính trong suốt cho phép 75% tia UVA xuyên qua, kính phản quang và kính màu cho phép 25 – 50% tia UVA đi qua. Các loại kính tốt nhất hiện nay cũng không thể cản được 95-99% tia UVA. Đó là lý do mà các chuyên gia da liễu luôn khuyến cáo bôi kem chống nắng thường xuyên, ngay cả khi ở trong nhà.

Ánh sáng xanh từ các đèn tác động vào da khi ở trong nhà

Ở trong nhà có cần bôi kem chống nắng không? Có! Bởi vì ánh sáng mặt trời không phải nguồn duy nhất phát ra tia UV, mà ánh sáng từ nhiều loại đèn trong nhà như đèn huynh quang, màn hình máy tính, điện thoại, đèn tia cực tím, bóng đèn halogen… cũng có tác hại như một dạng tia bức xạ có thể khiến da bị lão hóa nhanh chóng, các tế bào chết sản sinh ra nhiều hơn, da bị khô, sần sùi, tổn thương từ bên trong, xỉn màu và mất đi vẻ tự nhiên láng mịn vốn có.

Như bóng đèn sợi đốt mặc dầu có ít bức xạ UV nhưng ánh sáng huỳnh quang sẽ tăng tác hại lên 3% dựa vào khoảng cách từ ánh đèn đến da. Nếu bạn đến gần ánh đèn, đặc biệt là đèn bàn, đèn ngủ và đèn trên cao – ánh sáng và nhiệt phát ra có thể khiến tình trạng khô da trở nên trầm trọng hơn.

Bóng đèn halogen được chứa đầy khí trơ và halogen. Các nhà nhà sản xuất đã nghiên cứu và thêm vào bóng đèn các chất để hạn chế tác hại của tia UV. Tuy nhiên chúng ta sẽ không biết được nó hạn chế được bao nhiêu phần trăm tác động của tia UV tới da . Vì vậy, giống như bóng đèn huỳnh quang, ta nên hạn chế tiếp xúc gần với ánh đèn. Đèn LED không phát ra tia tử ngoại do đó đây là nguồn sáng an toàn hơn cho da.

Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy  tính cũng có tác dụng không tốt với làn da của bạn

Bởi tác hại của các tia cực từ ánh đèn đối với da nên cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cảnh báo người tiêu dùng về việc sử dụng đèn tia cực tím vì bức xạ UV phát ra.

Da tiếp xúc với các loại ánh đèn chứa tia UV này dễ bị một số bệnh như ban đỏ, ung thư da, khô da sắc tố, sạm đen, mụn,…

Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, tivi… là một trong những nguyên nhân chính khiến da bị lão hóa sớm. Việc tiếp xúc với HEV thường xuyên dễ dẫn đến sự hình thành nếp nhăn và làm tăng sắc tố da.

Đặc biệt, đối với các chị em làm văn phòng, ánh sáng xanh là kẻ thù nguy hại. Bởi các bạn đều tiếp xúc với máy tính hàng ngày. Với bước sóng khá dài, ánh sáng xanh có khả năng tấn công sâu vào da hơn cả tia UV.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng trước khi bật các loại đèn.

Bôi kem chống nắng mấy lần một ngày?

Ở trong nhà có nên bôi kem chống nắng không? Đến đây chắc hẳn các bạn đều đã rõ. Vậy kem chống nắng ngày bôi mấy lần thì đủ?

Trên thực tế, tác dụng của kem chống nắng sẽ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là khi da phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng và không có đồ bảo vệ che chắn. Vì vậy chúng ta cần bôi kem chống nắng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Trường hợp tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ.
  • Nếu tham gia các hoạt động ngoài trời, ra nhiều mồ hôi và không có đồ bảo vệ thì nên chọn loại kem chống nắng kháng nước và thoa kem lại sau mỗi 80 phút.
  • Nếu ngồi trong nhà/ văn phòng nhưng gần cửa sổ, cửa kính thì cứ 2 giờ thoa kem chống nắng lại 1 lần.

Kem chống nắng cần được bôi lại nhiều lần để đạt hiệu quả tốt nhất

Lưu ý:

    • Nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với đặc điểm làn da.
    • Khi thoa kem chống nắng cần đảm bảo tay sạch.
    • Mỗi lần thoa cần lấy lượng vừa đủ, không bôi quá nhiều hoặc quá ít. Bởi vì nếu kem chống nắng quá ít sẽ không đủ hiệu quả bảo vệ da, quá nhiều sẽ làm da bị bí, dễ đổ nhiều dầu, tắc lỗ chân lông, lâu ngày hình thành mụn.
    • Không chỉ vùng mặt, bạn còn cần bôi kem chống nắng ở những bộ phận khác như cổ, tay, chân, sau tai, lưng, vai,…
    • Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 20 – 30 phút.

Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài là điều cần thiết để bảo vệ làn da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Vậy ở nhà có nên dùng kem chống nắng không và nên dùng kem chống nắng ở nhà như thế nào cho đúng? Xem ngay bài viết để có lời giải đáp chính xác bạn nhé!

Có lẽ bạn đã không còn xa lạ với những lời khuyên nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da, hạn chế những tổn thương da do tác hại của tia UVA và UVB có trong ánh nắng mặt trời. Và rồi bạn lại bắt gặp những ý kiến cảnh báo về việc thoa kem chống nắng ở nhà. Vậy ở nhà có nên dùng kem chống nắng không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì cùng mình dành chút thời gian tìm hiểu nhé!

Ở nhà có nên dùng kem chống nắng không?

Câu trả lời là Có. Theo các chuyên da liễu, việc thoa kem chống nắng không chỉ cần thiết khi bạn ra ngoài mà ngay cả khi ở nhà, bạn cũng nên dùng kem chống nắng.

Ngay khi ở nhà bạn vẫn nên dùng kem chống nắng bảo vệ da

Tại sao ư? Bởi ngay cả khi đang ở nhà, nếu không được bảo vệ đúng cách, làn da của bạn vẫn có thể bị tổn thương bởi các tác nhân dưới đây:

Tia cực tím A (UVA)

Tia cực tím A (UVA) là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa da, khiến da bạn mất độ hồi, chảy xệ và dễ xuất hiện nếp nhăn hơn. 

Và một tin buồn là tia UVA có thể xuyên qua cửa sổ và mây che phủ. Điều này cũng có nghĩa ngay cả trong những ngày trời âm u, nhiều mây hay ngay cả khi bạn ở nhà nhưng ngồi gần cửa sổ, tia UVA vẫn có thể gây tổn thương cho làn da không được bảo vệ của bạn.

Tia cực tím B (UVB)

Tia cực tím B (UVB) mạnh hơn tia UVA và có thể trực tiếp làm hỏng DNA trong tế bào da. Tia UVB cũng là nguyên nhân chính gây cháy nắng và có liên quan đến hầu hết các bệnh ung thư da. Tuy nhiên, tin vui cho bạn là theo nghiên cứu, kính thường được sử dụng trong cửa sổ ô tô, gia đình và văn phòng đều được thiết kế để ngăn chặn hầu hết các tia UVB. 

Điều này cũng có nghĩa là khi ở nhà, làn da của bạn sẽ ít có nguy cơ bị tổn thương bởi tia UVB hơn. Nhưng chỉ cần bạn đặt chân ra bên ngoài mà không có biện pháp bảo da thì làn da bạn sẽ luôn có nguy cơ bị tổn thương bởi tác hại của tia UVB.

Ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh không đến từ ánh nắng mặt trời mà phát ra từ màn hình mỹ thuật số, bao gồm máy tính, điện thoại, máy tính bảng, TV - những thiết bị điện tử mà bạn thường xuyên sử dụng khi ở nhà. Và ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể gây hại cho làn da của bạn theo 2 cách:

  • Làm tăng sản xuất hắc sắc tố da melanin, dẫn đến tình trạng thâm nám, đồi mồi trên da.
  • Tạo ra các gốc tự do, gây viêm và dẫn đến sự phân hủy collagen và mô đàn hồi trên da. Từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, khiến làn da của bạn chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn nhiều hơn.

Nhìn chung, nếu phòng của bạn không có cửa sổ và bạn cũng không tiếp xúc với các thiết bị điện tử khi ở nhà thì bạn không cần dùng kem chống nắng khi ở nhà. Còn nếu bạn ở nhà và ngồi gần cửa sổ hoặc ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại thì bạn nên dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước  tác hại của tia UVA và ánh sáng xanh.

Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học khi ở nhà?

Sau khi có lời đáp cho câu hỏi “ở nhà có nên dùng kem chống nắng”, vấn đề tiếp theo cần giải quyết là nên dùng kem chống nắng nào khi ở nhà để bảo vệ da chống lại tác hại của tia UVA và ánh sáng xanh.

Theo các chuyên gia, cả kem chống nắng vật lý và hóa học đều có khả năng bảo vệ làn da của bạn, chống lại tác hại tia UVA và UVB, miễn là chúng có chỉ số chống nắng SPF 30 trở lên và có khả năng chống nắng phổ rộng.

Dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học khi ở nhà?

Đối với kem chống nắng vật lý: 

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng sử dụng các thành phần chống nắng khoáng chất như oxit kẽm hoặc titanium đioxit để tạo ra một rào cản vật lý, ngăn tia cực tím và ánh sáng xanh tiếp cận bề mặt da và gây hại cho da. 

Chúng được thiết kế để nằm trên cùng của da, có nghĩa là chúng ít có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn, một lựa chọn tốt cho da nhờn và dễ bị mụn trứng cá.

Đối với kem chống nắng hóa học:

Khác cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo ra một lớp màng chắn không cho các tia gây hại xâm nhập vào da, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ tia UV và vô hiệu hóa chúng trước khi chúng có thể gây hại cho làn da của bạn. Kem chống nắng hóa học sử dụng các thành phần chống nắng hóa học nên có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.

Thực tế cho đến hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách ngăn chặn tác hại của ánh sáng xanh lên da nên các chuyên gia khuyên bạn khi ở nhà nên ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý có chứa các thành phần khoáng chất ngăn chặn tia cực tím và ánh sáng xanh có thể tiếp cận bề mặt da và gây hại cho làn da của bạn. 

Nên dùng kem chống nắng SPF bao nhiêu khi ở nhà?

Theo các chuyên gia, khi ở nhà, với phạm vi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không quá lớn, bạn không cần phải sử dụng kem chống nắng có chỉ số quá cao nhưng nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da hiệu quả. Ngoài chỉ số SPF, bạn cũng cần chú ý đến khả năng chống nắng phổ rộng (tức là khả năng bảo vệ da trước tác hại của cả tia UVA và UVB) thường được dán nhãn Broad Spectrum đối với các sản phẩm kem chống nắng châu Âu, Mỹ và dán nhãn chỉ số SPF, PA đối với các sản phẩm kem chống nắng châu Á. 

Khi chọn kem chống nắng bảo vệ da, dù là ở nhà hay ở ngoài, bạn đều nên chú ý chọn kem chống nắng có khả năng chống nắng phổ rộng (PA từ +++ trở lên) để bảo vệ da hiệu quả trước tác hại của tia UVA và UVB.

Nên dùng kem chống nắng SPF tối thiểu từ 30 trở lên khi ở nhà

Nên bôi kem chống nắng mấy lần 1 ngày khi ở nhà?

Các chuyên gia thường khuyên bạn nên thoa lại kem chống nắng sau 2 giờ sử dụng nếu phải liên tục hoạt động dưới ánh nắng hoặc ngay sau khi bơi để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da. Tuy nhiên, nếu bạn dành cả ngày ở trong nhà và không phải lúc nào cũng ngồi gần cửa sổ hay liên tục tiếp xúc với thiết bị điện tử thì bạn không cần phải bôi lại kem chống nắng thường xuyên. Bạn có thể thoa lại kem chống nắng sau khoảng 4 - 6 giờ sử dụng.

Ngược lại, nếu bạn ở nhà nhưng phải ngồi gần cửa sổ hay tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài, tốt nhất bạn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ để có hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.

Khi ở nhà, bạn có thể thoa lại kem chống nắng sau khoảng 4 - 6 giờ sử dụng

Tác hại của ánh nắng mặt trời là tích lũy, do đó, ngay cả khi bạn chỉ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn, nó vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho làn da của bạn. Do đó điều quan trọng là bảo vệ làn da của bạn trước mọi nguy cơ dù là nhỏ nhất.

Loại kem chống nắng nào tốt để dùng ở nhà?

Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết nên dùng kem chống nắng nào ở nhà thì dưới đây là 5 sản phẩm kem chống nắng vật lý phổ rộng với SPF từ 30 trở nên mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn để bảo vệ da hiệu quả trước tác hại của tia UVA và ánh sáng xanh:

Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi ở nhà có nên dùng kem chống nắng không rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về việc sử dụng kem chống nắng bảo vệ da, ngăn ngừa những nguy cơ tổn thương da có thể xảy ra. Và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết của mình để có thêm những thông tin hữu ích trong chăm sóc và bảo vệ da, bạn nhé!

Video liên quan

Chủ đề