Cô lôm bô tìm ra châu mỹ vào năm nào năm 2024

Với niềm đam mê phiêu lưu và khát vọng khám phá, cuộc đời Cristoforo Colombo (1451 – 1506) là một chuỗi dài những chuyến hải hành bất tận… Ông được xem là một trong những nhân vật gây ảnh hưởng lớn đến lịch sử loài người khi phát hiện ra châu Mỹ vào ngày 12/10/1492.

Nuôi mộng khám phá

Đến tận ngày nay, thân thế và nguồn gốc quốc tịch của Colombo vẫn bị bao phủ bởi một màn sương bí ẩn, gây tranh cãi và tốn hao giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu. Theo nhiều giả thuyết, cha của ông là Domenico Colombo – một người thợ dệt len, có cửa hiệu tại thành phố cảng Genoa, nước Ý. Cristoforo Colombo ra đời vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu năm 1451.

Chân dung thật sự của Colombo vẫn còn là điều bí ẩn

Thưở thiếu thời, Colombo là một người trầm lặng và rất sùng đạo. Giống như các thanh niên khác của xứ Genoa, ông có cơ hội theo các đoàn thuyền đánh cá và sớm đam mê khám phá biển. Để phục vụ đam mê đó, ông không ngừng tìm tòi, học hỏi các ngoại ngữ, tìm hiểu ngành hàng hải.

Thời bấy giờ, sự cạnh tranh kinh tế ở châu Âu rất khốc liệt, các quốc gia đều muốn tìm ra những con đường vận chuyển hàng hải mới và những thuộc địa mới. Lúc ấy, đường bộ từ châu Âu sang châu Á ngày càng mất an toàn nên các thương đoàn châu Âu phải theo đường biển hướng về phía Nam, vòng qua châu Phi để đến châu Á. Colombo nuôi mộng tìm ra một con đường khác ngắn hơn bằng cách trực tiếp đi xuyên qua Đại Tây Dương.

Bốn chuyến thám hiểm thay đổi thế giới

Sau khi đưa kế hoạch cho triều đình Bồ Đào Nha và bị bác bỏ, tháng 1/1492, chuyến đi của Colombo nhận được quyết định tài trợ của triều đình Tây Ban Nha . Mờ sáng ngày 3/8/1492, nhà thám hiểm cùng 3 chiếc tàu: Santa Maria, Pinta và Nina giương buồm ra khơi. Sau 3 ngày, con tàu Pinta bị mất bộ phận lái, cánh buồm tam giác của tàu Nina cũng trục trặc. Colombo ra lệnh cho đoàn tàu dừng lại tại quần đảo Canaries để sửa chữa tàu và lấy thêm lương thực. Ngày 9/9, ba con tàu lại ra khơi, gặp gió mậu dịch thuận lợi nên đạt tốc độ rất cao.

Vượt qua nhiều hiểm nguy, ngày 12/10/1492, Colombo và thuỷ thủ đoàn nhìn thấy đất liền (thật ra là một hòn đảo thuộc quần đảo Bahamas ngày nay). Tại đây, ông tiếp xúc và trao đổi một số hàng hoá với người bản xứ. Ông đã viết về những người da đỏ như sau: “Chúng tôi có thể thiết lập một quan hệ hữu hảo, bởi vì tôi biết rằng họ là một dân tộc có thể dễ dàng cải theo đức tin tôn giáo của chúng ta bằng tình yêu chứ không phải bằng vũ lực. Nhận được những chiếc mũ lưỡi trai đỏ, những hạt thủy tinh để đeo vào cổ cùng nhiều vật tầm thường khác là một niềm vui lớn với họ, biến họ thành bạn bè tốt của chúng tôi… Họ không có sắt và cũng không có khái niệm về vũ khí, bởi vì khi tôi đưa những thanh gươm cho họ, họ đã cầm đằng lưỡi và bị thương… Họ sẽ là những đầy tớ tốt và thông minh, vì tôi quan sát thấy họ nhanh chóng hiểu điều được dạy, và tôi tin rằng họ sẽ dễ dàng trở thành các tín đồ Thiên Chúa giáo, bởi vì tôi thấy họ không theo tôn giáo nào cả.”.

Ba tháng sau, Christopher Columbus và đoàn tàu của ông đã đi vòng vo qua các vùng biển đảo xa lạ thuộc Bahamas, Cuba và Hispaniola, một Tân thế giới rộng lớn đã hé lộ. Ngày 16/1/1493, ông quyết định cho đoàn tàu trở về mang theo nhiều sản vật thu thập được từ các vùng đất đã đi qua. Về Tây Ban Nha, ông được nhà vua đón tiếp long trọng và ban tước hiệu “Don Cristobal Colon”.

Tượng đài Colombo ở thủ đô Washington

Lòng đam mê thám hiểm và cả vinh quang, tiền bạc từ chuyến đi đầu tiên đã thôi thúc ông tiếp tục lên đường. Tháng 9/1493, Colombo ra đi lần thứ hai và sau 21 ngày thuận gió, ông đến được phía Bắc của quần đảo Windward ngày nay, ông đặt tên quần đảo là Dominica, theo tiếng Ý là ngày Chủ Nhật – ngày nhìn thấy đảo. Sau đó Colombo đến Puerto Rico, Jamaica và khám phá ra hàng loạt đảo mới: Santa Maria de Guadalupe, Santa Maria de Monserrate (Montserrat), Santa Cruz (nay là đảo St. Croix),

Tháng 5 năm 1498, ông lại rời Tây Ban Nha, ra đi lần thứ ba, lần này hướng về phía Nam nhiều hơn. Trong kỳ thám hiểm này, nhà hàng hải đã tới đảo Trinidad, đặt chân lên đồng bằng Orinoco, khảo sát vịnh Paria và nhận ra rằng đây phải là một lục địa rất lớn.

Trong chuyến đi lần thứ tư vào mùa hè năm 1502, Christopher Columbus đã tới Honduras mà ông tưởng lầm là bán đảo Mã Lai, khám phá ra Nicaragua và Costa Rica.

Dù không phải là người châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ, nhưng bằng 4 chuyến thám hiểm của mình, Colombo đã đem một châu lục mới đặt vào trang sử của lịch sử nhân loại.

Vào ngày này năm 1498, nhà thám hiểm người Italy Christopher Columbus đã đặt chân lên đại lục châu Mỹ lần đầu tiên, tại Bán đảo Paria ở Venezuela ngày nay. Cho rằng đó là một hòn đảo, ông đã đặt tên nó là Isla Santa và tuyên bố nó thuộc về Tây Ban Nha.

Columbus sinh ra ở Genoa, Ý, vào năm 1451. Người ta biết rất ít về cuộc sống thuở thiếu thời của ông, nhưng ông đã làm thủy thủ và sau đó là một thương nhân thuyền buồm. Ông trở nên bị ám ảnh về khả năng mở ra một tuyến đường biển phía tây đến Cathay (Trung Quốc), Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á.

Vào thời điểm đó, người châu Âu không biết bất kỳ tuyến đường biển trực tiếp nào đến Nam Á, và tuyến đường qua Ai Cập và Biển Đỏ đã bị Đế chế Ottoman đóng cửa đối với người châu Âu, tương tự là các tuyến đường bộ. Trái với niềm tin phổ biến, những người Châu Âu có học thức vào thời của Columbus đã tin rằng trái đất tròn, như lập luận mà St. Isidore đưa ra vào thế kỷ thứ bảy. Tuy nhiên, Columbus, và hầu hết những người khác, đã đánh giá thấp kích thước của trái đất, và họ tính toán rằng Đông Á phải nằm đâu đó gần vị trí của Bắc Mỹ trên địa cầu (họ vẫn chưa biết về sự tồn tại của Thái Bình Dương ).

Với suy nghĩ chỉ có Đại Tây Dương nằm giữa châu Âu và sự giàu có ở Đông Ấn, Columbus đã đến gặp vua John II của Bồ Đào Nha và cố gắng thuyết phục ông hỗ trợ “Kế hoạch mở đường đến vùng Ấn Độ” (Enterprise of the Indies), tên mà ông gọi kế hoạch của mình. Ông bị từ chối và đã đến Tây Ban Nha, nơi vua Ferdinand và Nữ hoàng Isabella cũng từ chối ông ít nhất hai lần. Tuy nhiên, sau cuộc chinh phục của Tây Ban Nha đối với vương quốc Granada của người Moorish vào tháng 01 năm 1492, các vương triều Tây Ban Nha, ngập tràn tinh thần chiến thắng, đã đồng ý bảo trợ cho chuyến đi của ông.

Vào ngày 03 tháng 08 năm 1492, Columbus khởi hành từ Palos, Tây Ban Nha, với ba tàu nhỏ, Santa María, Pinta và Niña. Vào ngày 12 tháng 10, đoàn thám hiểm đã nhìn thấy đất liền, có lẽ là đảo Watling ở Bahamas, và đã lên bờ cùng ngày đó, tuyên bố nó thuộc về Tây Ban Nha. Cuối tháng đó, Columbus nhìn thấy Cuba, nơi mà ông nghĩ là lục địa Trung Quốc, và vào tháng 12 đoàn thám hiểm đã đổ bộ lên Hispaniola, nơi mà Columbus nghĩ có thể là Nhật Bản. Ông đã thiết lập một thuộc địa nhỏ ở đó với 39 thủy thủ của mình. Nhà thám hiểm trở về Tây Ban Nha với vàng, gia vị, và những người “Ấn Độ” bị bắt vào tháng 03 năm 1493, và đã được đón chào với nghi thức cao nhất của triều đình Tây Ban Nha. Ông được trao danh hiệu “đô đốc của đại dương”, và một chuyến thám hiểm thứ hai được nhanh chóng tổ chức. Ông là người châu Âu đầu tiên khám phá châu Mỹ kể từ khi người Viking thiết lập các thuộc địa ở Greenland và Newfoundland vào thế kỷ thứ 10.

Được trang bị một hạm đội lớn gồm 17 tàu với 1.500 người định cư trên tàu, Columbus rời Cádiz vào tháng 09 năm 1493 trong chuyến hải hành thứ hai của mình đến Tân Thế giới. Đoàn thám hiểm cập bến tại quần đảo Lesser Antilles vào tháng 11. Quay trở lại Hispaniola, ông phát hiện những thủy thủ ông để lại ở đó đã bị giết bởi người bản địa, và ông đã thành lập một thuộc địa thứ hai. Tiếp tục giương buồm, ông khám phá Puerto Rico, Jamaica và nhiều hòn đảo nhỏ hơn ở Caribbe. Columbus trở về Tây Ban Nha vào tháng 06 năm 1496 và được chào đón ít nồng nhiệt hơn, vì kết quả thu được từ chuyến đi thứ hai ít hơn chi phí của nó.

Isabella và Ferdinand, vẫn thèm khát sự giàu có ở phương Đông, đồng ý với một chuyến đi thứ ba nhỏ hơn và yêu cầu Columbus tìm một eo biển đến Ấn Độ. Vào tháng 05 năm 1498, Columbus rời Tây Ban Nha với sáu chiếc thuyền, trong đó ba thuyền chở đầy những người định cư và ba thuyền chở đồ tiếp tế cho thuộc địa tại Hispaniola. Lần này, ông đã cập bến tại Trinidad. Ông vào vịnh Paria ở Venezuela và cắm cờ Tây Ban Nha ở Nam Mỹ vào ngày 01 tháng 08 năm 1498. Ông khám phá sông Orinoco của Venezuela và, với kích thước của nó, sớm nhận ra mình đã tình cờ gặp phải một lục địa khác. Columbus, một người mộ đạo sâu sắc, quyết định sau khi suy nghĩ cẩn thận rằng Venezuela là khu vực bên ngoài của Vườn Địa đàng.

Trở về Hispaniola, ông nhận thấy tình trạng trên đảo đã xấu đi dưới sự cai trị của các anh em ông, Diego và Bartholomew. Những nỗ lực khôi phục trật tự của Columbus đã được coi là tàn bạo, và sự cai trị của ông khiến những người định cư và những người đứng đầu bộ tộc Taino bản địa phẫn nộ. Năm 1500, tổng chưởng lý Tây Ban Nha Francisco de Bobadilla đã đến Hispaniola theo chỉ thị của Isabella và Ferdinand để điều tra các khiếu nại, và Columbus và các anh em của ông đã bị bắt và đưa về Tây Ban Nha.

Ông ngay lập tức được thả ra khi về tới, đồng thời Ferdinand và Isabella đồng ý tài trợ cho chuyến đi thứ tư, trong đó ông sẽ phải tìm kiếm thiên đường trần gian và các vương quốc vàng được nói là nằm gần đó. Ông cũng tiếp tục tìm kiếm một con đường đến Ấn Độ. Vào tháng 05 năm 1502, Columbus rời Cádiz trong chuyến hành trình thứ tư và cuối cùng của mình đến Tân Thế giới. Sau khi tới Hispaniola, trái với mong muốn của những người bảo trợ của mình, ông thăm dò bờ biển Trung Mỹ để tìm kiếm một eo biển và vàng. Cố gắng quay trở lại Hispaniola, những con tàu của ông, vốn trong tình trạng tồi tệ, đã phải kéo lên bờ ở Jamaica. Columbus và các thủy thủy của ông bị bỏ lại trên đảo hoang, nhưng hai trong số các thuyền trưởng của ông thành công trong việc chèo thuyền 450 dặm đến Hispaniola. Columbus sống bơ vơ tại Jamaica trong suốt một năm trước khi một con tàu cứu hộ đến.

Vào tháng 11 năm 1504, Columbus quay trở về Tây Ban Nha. Nữ hoàng Isabella, người bảo trợ chính của ông, qua đời chưa đầy ba tuần sau đó. Mặc dù Columbus có thu nhập đáng kể từ lượng vàng Hispaniola trong những năm cuối đời, ông đã liên tục cố gắng (nhưng không thành công) để được gặp mặt vua Ferdinand, người mà ông cảm thấy còn nợ ông sự đền bù nhiều hơn nữa. Columbus qua đời tại Valladolid vào ngày 20 tháng 05 năm 1506 mà không nhận ra sự vĩ đại trong thành tựu của mình: Ông đã khám phá ra Tân Thế giới cho châu Âu, và sự giàu có ở đó trong thế kỷ tiếp theo sẽ giúp Tây Ban Nha trở thành quốc gia giàu có và quyền lực nhất trên trái đất.

Chủ đề