Có kinh sau uống thuốc tránh thai bao nhiêu ngày

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp ngừa thai đơn giản, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả, chị em cần tuân thủ đúng liều lượng và đúng cách. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp ngừa thai phù hợp!

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp 2 lần trong một tháng, chị T. bất ngờ gặp tình trạng kinh nguyệt “ghé thăm” 2 lần trong một tháng, kéo dài suốt 3 tháng liên tục. Trường hợp này có nguy hiểm không?

Có kinh sau uống thuốc tránh thai bao nhiêu ngày

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây rối loạn kinh nguyệt - Ảnh minh họa

Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Phan Chí Thành - chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản trung ương) - cho biết hiện nay thuốc tránh thai là loại thuốc dễ dàng mua được nhất, không cần kê đơn của bác sĩ, do vậy chị em đôi khi rất chủ quan khi sử dụng.

Thực tế các nhà sản xuất cũng không có khuyến cáo nào về số lượng sử dụng thuốc tránh thai trong 1 tháng, vì vậy nhiều chị em nghĩ rằng có thể thoải mái sử dụng.

"Tuy nhiên, thuốc tránh thai khẩn cấp hàm lượng hoạt chất thường cao hơn thuốc tránh thai hằng ngày nhằm ức chế quá trình rụng trứng. Vì vậy, nếu dùng nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh…

Thậm chí, sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hay khẩn cấp còn có nguy cơ tắc mạch, đông máu, đặc biệt là một số người có tiền sử mắc bệnh mạch vành, tim mạch…", bác sĩ Thành cho hay.

Cụ thể trong trường hợp của chị T., có thể là tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

"Trường hợp chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn một lần trong tháng có thể tạo ra các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến mất máu quá nhiều dẫn đến thiếu máu.

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể do mắc các bệnh lý khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, gặp vấn đề về tuyến giáp,…

Vì vậy, chị em khi có tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, sàng lọc các bệnh lý liên quan để điều trị kịp thời", bác sĩ Thành khuyến cáo.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thành cũng khuyến cáo một số tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như làm chậm kinh, không có kinh, rong kinh...

Thậm chí có nhiều trường hợp sử dụng thuốc quá nhiều dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn trứng, khó rụng trứng dẫn đến vô sinh

Thuốc tránh thai cũng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng của người sử dụng như suy giảm ham muốn tình dục, làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, dẫn đến nội tiết tố da cũng thay đổi. Sau khi dùng thuốc, phụ nữ có thể xuất hiện nhiều mụn, nám, tàn nhang, ửng đỏ, sạm da...

Việc sử dụng thuốc tránh thai loại khẩn cấp còn tiềm ẩn nguy cơ nhầm lẫn chảy máu cơ quan sinh dục bất thường do u xơ tử cung với tác dụng không mong muốn của thuốc.

"Một số trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai, hoặc sử dụng cần phải có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ, như phụ nữ hút thuốc lá tuyệt đối không dùng thuốc tránh thai, vì tăng nguy cơ đông máu rất cao.

Phụ nữ béo phì, có lối sống ít vận động cũng không sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Người có bệnh tim mạch, mạch vành cũng không nên sử dụng thuốc tránh thai", bác sĩ Thành khuyến cáo.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Chào bác sĩ, em có quan hệ không dùng bao cao su, quan hệ xong thì em có uống thuốc tránh thai khẩn cấp, mà em uống tận 2 viên, 1 tuần sau em có kinh thì không biết có bị dính thai không ạ?

M.A (2000)

Trả lời

Chào bạn! Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn khi quan hệ mà không có biện pháp phòng tránh. Theo bạn mô tả, bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau 1 tuần thì có kinh, khả năng cao bạn không có thai nhé. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dẫn đến những mối nguy hại khôn lường. Cần sử dụng thuốc một cách hợp lý và an toàn để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên quá lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Không dùng quá 2 liều/tháng và quá 3 lần/năm để bảo vệ sức khỏe của bản thân, đặc biệt là khả năng sinh sản bạn nhé.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thuốc tiêm tránh thai là một loại thuốc tiêm chứa các hóc môn giúp phụ nữ ngừa thai với tác dụng lâu dài. Thuốc có hiệu quả tránh thai cao lên đến 99,6%, do đó đây là phương pháp ngừa thai được nhiều phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, câu hỏi nhiều chị em đặt ra là khi ngừng thuốc thì bao lâu có kinh trở lại?

Thuốc tiêm tránh thai là một loại thuốc tiêm chứa các hóc môn giúp phụ nữ ngừa thai với tác dụng lâu dài. Cơ chế hoạt động làtừ từ giải phóng hóc môn progestin vào cơ thể để ngăn trứng rụng. Thuốc tiêm tránh thai DMPA (Dehydro Medroxy Progesterone Acetate) có chứa hormone progestin liều 150 mg.

2. Ưu điểm thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm tránh thai dùng liều cao (150mg/lần) sẽ hấp thu chậm, có hiệu lực kéo dài nên chỉ dùng 1 lần có thể tránh thai trong 3 tháng, giống như đình sản tạm thời. Thuốc tiêm tránh thai không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, do đó nếu muốn có thai lại chỉ cần ngừng thuốc vài tháng. Trẻ bú sữa người mẹ có tiêm thuốc tránh thai sẽ có chiều cao cân nặng, trí tuệ phát triển bình thường. Vì vậy, thuốc vẫn thích hợp với phụ nữ cho con bú.

Có kinh sau uống thuốc tránh thai bao nhiêu ngày

Thuốc tiêm tránh thai làm ức chế rụng trứng 100%

Thuốc tiêm tránh thai làm ức chế rụng trứng 100%, đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả tránh thai cao (99,6%).

Phương pháp tránh thai này không gây ra rối loạn về mạch, huyết áp, không ảnh hưởng đến việc sản xuất steroid và miễn dịch, không gây phù, không làm phát triển u xơ tử cung nên có thể dùng cho người u xơ tử cung. Thuốc tiêm tránh thai có thể dùng cho người có bệnh van tim chưa có biến chứng song không dùng cho người bị bệnh tim nặng như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch.

3. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm tránh thai có một số tác dụng phụ như:

  • Mất kinh: Đây là tác dụng phụ thường gặp, khoảng 60% phụ nữ dùng thuốc tránh thai dạng tiêm gặp phải. Hiện tượng này là do thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin nên lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường. Do đó, niêm mạc tử cung sẽ không phát triển mạnh dày ra và bị bong, chảy máu như lúc hành kinh thông thường đây gọi là hiện tượng mất kinh. Hiện tượng này không có hại gì cho sức khỏe hay sinh sản về sau, nên vẫn tiếp tục dùng thuốc tiêm tránh thai.
  • Rong kinh: Khi dùng thuốc tiêm tránh thai cũng có thể bị rong kinh, rong huyết, băng kinh. Rong kinh là kinh kéo dài (7 – 8 ngày), lượng máu ra bằng hay nhiều hơn bình thường (50 – 80ml). Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong những mũi tiêm đầu thuốc tiêm tránh thai sau đó hết dần, đi vào ổn định, nên vẫn cứ tiếp tục dùng thuốc tiêm tránh thai.
  • Rong huyết là xuất huyết một ít giữa chu kỳ hành kinh. Hiện tượng này không nghiêm trọng và không cần điều trị, sẽ tự hết. Băng kinh là lượng máu nhiều hơn hành kinh bình thường, rất ít khi xảy ra.
  • Tăng cân: Thuốc tiêm tránh thai có thể làm tăng cân, thường tăng 5% trong vòng 6 tháng, tình trạng tăng cân vẫn tiếp tục kéo dài. Nếu khi dùng thuốc tiêm tránh thai mà bị tăng cân nhanh chóng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và có thể chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác.
  • Loãng xương: Việc sử dụng lâu dài thuốc tiêm tránh thai có thể làm giảm nồng độ khoáng chất trong xương ở một số phụ nữ, tuy nhiên trình trạng này có thể trở lại bình thường khi ngừng tiêm. Tiêm thuốc tránh thai gây loãng xương nữ ở bất cứ độ tuổi nào, thường xảy ra nhanh và tồi tệ khi dùng kéo dài quá 2 năm, còn dùng trong phạm vi 2 năm thì không hay rất hiếm xảy ra. Vì thế không nên dùng thuốc tiêm tránh thai quá 2 năm.
  • Thay đổi tâm trạng :Thuốc tiêm tránh thai còn làm cho người dùng thay đổi tâm trạng giống như khi có thai (khi buồn, khi giận, chán nản, mỏi mệt) nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thì cần điều trị và sau khi điều trị một thời gian ngắn cũng hết.
  • Nhức đầu: Ngoài ra nhức đầu, đau bụng dưới, cương vú, buồn nôn nhưng không nặng, có thể xử lý bằng các cách thông thường.

Có kinh sau uống thuốc tránh thai bao nhiêu ngày

Thuốc tránh thai dạng tiêm có thể gây mệt mỏi

4. Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh?

Khi bạn tiêm hóc môn tránh thai, thuốc sẽ vẫn còn tác dụng trong vòng 12 tuần, do có một lượng nhỏ hóc môn vẫn tiếp tục tiết ra trong cơ thể sau mũi tiêm cuối cùng, do đó, có thể sẽ mất thêm một thời gian nữa để chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường. Khi bạn ngừng dùng thuốc tiêm tránh thai, có thể mất hàng tháng để kinh nguyệt của bạn trở lại bình thường (trung bình khoảng 8 tháng) và tối đa sau 18 tháng bạn có thể có khả năng mang thai trở lại. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần phải sử dụng một biện pháp tránh thai khác trong vòng 14 tuần kể từ mũi tiêm cuối cùng nếu bạn không muốn mang thai.

5. Ai không được sử dụng thuốc tiêm tránh thai?

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp không thích hợp với một số phụ nữ sau:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người đang mắc ung thư vú.
  • Những người có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (như lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp).
  • Người có bệnh tăng huyết áp hoặc có bệnh lý mạch máu.
  • Người đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc đã từng hoặc đang bị tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu cơ tim.
  • Người đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không làm xét nghiệm) hoặc có giảm tiểu cầu trầm trọng.
  • Người bị ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.
  • Người đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại.
  • Người bị bệnh tiểu đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu) hoặc trên 20 năm.

Hiện nay trong tất cả các biện pháp tránh thai thì tiêm thuốc tránh thai được đánh giá là biện pháp an toàn, hiệu quả và phù hợp với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên để mang đến hiệu quả tránh thai cao, bạn cần lựa chọn thực hiện tiêm tại các cơ sở y tế uy tín, có chất lượng tốt.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Sản. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.