Có chất nào có thể tiêu hủy bong bóng không năm 2024

Moitruong.net.vn – Nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm bằng nhựa, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại London, Vương Quốc Anh đã phát minh 1 loại bóng bóng nước có khả năng phân hủy hoàn toàn, thay thế cho chai nhựa và vô cùng thân thiện với môi trường.

Mỗi năm, có hàng tỉ chai nhựa được thải ra ở các bãi rác và đại dương. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống không chỉ của con người mà còn của các loài động vật. Đứng trước thực trạng này, một công ty đã thiết kế ra một loại bong bóng trữ nước có tên là Ooho với hình dáng vô cùng độc đáo. Chúng tròn vo và trong suốt như pha lê, cầm vào cảm giác vô cùng đầy đặn và mát lạnh.

Các bong bóng nước – với cái tên thú vị Ooho được tạo ra bằng cách bọc một lượng nước vào trong một màng bọc có thể ăn được chiết xuất từ rong biển tự nhiên. Với phát minh sáng tạo này, không có gì bị lãng phí đồng thời giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường. Các bóng nước nếu không được sử dụng sẽ tự phân hủy hoàn toàn trong vòng 4-6 tuần.

Có chất nào có thể tiêu hủy bong bóng không năm 2024

Bong bóng chứa nước uống thay thế chai nhựa

Bên cạnh đó, nó cũng tốn ít CO2 và năng lượng hơn so với việc sản xuất một chai nhựa hoặc cốc nhựa PET (Polyethylene terephthalate). Giá thành của loại bong bóng này cũng rẻ hơn nên Ooho xứng đáng trở thành một phát minh thân thiện với môi trường.

Màng kép của Ooho chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh cho chất lỏng được bọc bên trong và cho phép nhãn dán sản phẩm không bị dính vào khi bóc ra. Nếu không ăn, màng rong biển sẽ phân hủy hoàn toàn trong vòng 4- 6 tuần, tượng tự như tốc độ phân hủy của một miếng trái cây.

Bong bóng này còn có thể chứa các chất lỏng khác như nước sốt hay nước tương. Ooho mất khoảng 6 tuần để tiêu huỷ trong khi các chai nhựa mất 400 năm. Nếu toàn bộ chai nhựa trên thế giới được thay thế bằng Ooho thì chỉ tốn khoảng 0,02% lượng rong biển hiện có.

Kỹ thuật này sẽ được điều chỉnh phụ thuộc vào hàm lượng canxi có trong chất lỏng cần được tạo hình cầu. Để tạo nên một bóng nước, Gonzáles và nhóm của anh trước tiên nhúng một quả bóng nước đông lạnh vào dung dịch canxi clorua và sau đó ngâm nó trong dung dịch chiết xuất từ tảo nâu. Các dung dịch này tạo thành một lớp gelatin bao quanh nước – một cách “đóng gói” nước thân thiện với môi trường.

Cảm hứng tạo nên những bong bóng nước này đến từ thiên nhiên khi những kỹ sư trẻ nhìn vào hiện tượng sức căng bề mặt giữ các giọt nước. Họ cũng nghiên cứu màng mỏng xung quanh lòng đỏ trứng cũng như các cấu trúc mỏng khác giúp cân bằng giữa chất lỏng bên trong và bề mặt bên ngoài.

Hiện tại Ooho có sẵn các kích cỡ 20ml, 55ml và 150 ml với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau. Suốt 2 năm 2017-2018, Ooho đã được sử dụng tại các sự kiện lớn của Vương Quốc Anh như London Marathon và Glastonbury Festival. Loại bóng nước này có nhiệm vụ tiếp nước cho các vận động viên và người tham dự lễ hội thay cho nước đóng chai được sử dụng trước đó.

Để có thể thay hết hết chai nhựa ngoài cửa hàng bằng các sản phẩm phân hủy sinh học, công ty sản xuất Ooho có lẽ phải đi một chặng đường rất dài. Nhưng nếu thành công, chắc chắn bong bóng nước Ooho sẽ làm giảm đi một lượng lớn rác thải nhựa trong tương lai, giúp người dùng yên tâm hơn về vấn đề xả thải ra ngoài môi trường.

Một công nghệ thú vị đang được các nhà khoa học Hà Lan thử nghiệm, sử dụng các bọt khí để phân hủy rác thải nhựa ngoài đại dương.

Nếu có dịp đi qua kênh đào ở quận Amsterdam West Westddok bạn có thể trông thấy những đống rác thải tập trung ở rìa kênh. Bạn có thể thấy một sự ô nhiễm không hề nhẹ nhưng nhìn nhận tích cực thì đó là một cách xử lý rác thải rất hay.

Có chất nào có thể tiêu hủy bong bóng không năm 2024

Tại đây, các nhà khoa học đang thí điểm một hàng rào bong bóng để ngăn chặn rác thải nhựa chảy ra biển. Quá trình thí điểm này đã kéo dài hơn ba năm và do start-up The Great Bubble Barrier của Hà Lan thực hiện. Công nghệ này nhìn chung giống với các rào cản bong bóng sử dụng để ngăn chặn sự cố tràn dầu.

Ý tưởng thú vị này sử dụng một bức tường bong bóng với hệ thống ống đục lỗ, thổi khí nén lên khỏi mặt nước, qua đó đẩy rác thải nhựa ở dưới đáy nổi lên mặt nước, thuận tiện cho việc vớt rác. Điểm độc đáo của mô hình bẫy rác thải nhựa này là không gây trở ngại cho tàu thuyền hoặc các loài động vật. Các bong bóng khí thổi lên dưới đáy không chỉ ngăn chặn dòng chất thải lắng xuống mà còn giúp việc thu dọn rác dễ dàng hơn rất nhiều.

Thậm chí theo các nhà nghiên cứu, hàng rào bong bóng này có thể chống lại sự phát triển của tảo gây hại và tăng nồng độ oxy trong nước.

Có chất nào có thể tiêu hủy bong bóng không năm 2024

Hệ thống ống được đặt ở một góc phù hợp giúp chất thải sẽ được đẩy theo dòng chảy của con nước tới đầu kia của kênh, nơi đặt bể thu gom, qua đó thuận tiện cho việc thu dọn và xử lý.

Có chất nào có thể tiêu hủy bong bóng không năm 2024

Kết quả từ quá trình thí điểm cho thấy đây là một hệ thống rất hữu ích. Khi được đặt trên con kênh, nó đã bẫy được trung bình 86% chất thải nhựa, ngăn không cho chúng thoát ra và xâm nhập ra ngoài biển. Ngoài ra hệ thống này còn có thể phân tích chất thải bẫy được và mức độ ô nhiễm chất thải nhựa ở Amsterdam.

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể bẫy được các loại chất thải nhỏ hơn mà những con tàu thu gom rác ở Amsterdam không thể làm được.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới ước tính hồi năm 2016, có khoảng 8 triệu tấn nhựa bị thải ra ngoài đại dương mỗi năm. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Science vào năm 2015 lại cho thấy, con số thực tế có thể dao động trong khoảng 4,8 triệu đến 12,7 triệu tấn rác thải nhựa.

Nếu như rác thải nhựa theo đường sông trôi ra biển, công nghệ thu gom rác đặc biệt bằng bong bóng khí này hứa hẹn sẽ giúp giảm đáng kể lượng rác thải nhựa trôi ra ngoài đại dương.

Không phải ngẫu nhiên cả thế giới đang kêu gọi ngăn chặn rác thải nhựa ngoài đại dương. Bởi các loài sinh vật có thể bị vướng phải chúng, làm ảnh hưởng tới khả năng di chuyển, săn mồi của chúng, thậm chí là tử vong vì nuốt phải rác nhựa. Nguy hiểm hơn cả là những mảnh nhựa siêu nhỏ có thể đi vào cơ thể của các loài sinh vật như cá, mực,…và vô tình đi vào cơ thể người khi chúng ta ăn phải.