Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

[gallery link="file" columns="5" ids="49601,49600,49599,49598,49597"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="169870,169873,169871,169872"]

3. Bất thường xương sườn

– Dính sườn: hai hay nhiều xương sườn, là một trong các bất thường bẩm sinh hay gặp nhất. Nó xảy ra trên toàn bộ hoặc một phần chiều dài xương sườn. Thường gây triệu chứng ở người trẻ, đặc biệt khi hoạt động thể thao hoặc các hoạt động gắng sức khác.

[gallery link="file" columns="5" ids="157084,157082,157085,25225,157081"]

\=> Case lam sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="44293,44296,44295,44294"]

– Xương sườn tách đôi: gặp ở 0.2% dân số. Thường không có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể gây khó thở, tổn thương thần kinh, giới hạn hoạt động đặc biệt các hoạt động gắng sức.

[gallery link="file" columns="4" ids="157076,157072,126547,126548,33905,126550,126551"]

– Thiểu sản xương sườn: là một bất thường gặp ở khoảng 0.2% dân số. Thường xảy ra ở xương sườn 1 hoặc 12, không có triệu chứng lâm sàng.

[gallery link="file" ids="157064,33902,157067"]

– Vôi hóa sụn sườn: cung trước và một phần cung bên xương sườn cấu tạo bởi sụn nên không nhìn thấy trên X-quang. Ở những người có tuổi, sụn trở lên tăng lắng đọng canxi và có thể quan sát thấy.

[gallery link="file" ids="33903,157069,157070"]

– Giả khớp sườn: thường ở xương sườn thứ nhất, xảy ra ở một bên và chiếm 0.1% dân số. Có thể bẩm sinh hoặc sau chấn thương. Có thể biểu hiện là sờ thấy khối cứng vị trí dưới xương đòn

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

4. Khuyết xương sườn

– Khuyết xương sườn có thể gặp ở bờ dưới hay bờ trên của xương sườn. – Nguyên nhân thường gặp là hẹp eo động mạch chủ, gây hình khuyết bờ dưới xương sườn, cách chỗ nối xương sườn và xương sống vài cm, gặp ở các xương sườn thứ 3 đến 9. Các khuyết này do sự bào mòn xương do các động mạch gian sườn giãn lớn và đập. Các động mạch này có thể giãn rất lớn, ngoằn ngoèo gây bào mòn cả bờ trên xương sườn phía dưới. – Khuyết bờ trên xương sườn thường ít gặp hơn. Nguyên nhân: liệt tứ chi, bệnh mô liên kết (thấp khớp, lupus ban đỏ), tạo xương bất toàn, hội chứng Marfan, tia xạ, cường tuyến cận giáp, tăng Vitamin D.

[gallery columns="5" link="file" ids="157091,157092,157093,18704,157090"]

5. Lõm xương ức

– Lõm xương ức (Pectus excavatum) còn gọi là ngực phễu, lồng ngực hình ống khói, do sự lún của xương ức vào trong, làm các xương sườn ở mỗi phía lồi nhiều ra trước hơn so với xương ức. Bệnh thường kèm theo các bất thường bẩm sinh về mô liên kết khác như: hội chứng Marfan, Poland, vẹo cột sống và hội chứng Pierre Robin. – Đây là 1 dị dạng thành ngực thường gặp nhất (90%).

– Đặc điểm X-quang: + Làm mờ bờ tim phải. + Các cung sau xương sườn nằm ngang, các cung trước xương sườn nằm chếch thẳng đứng nhiều hơn. + Bóng tim lệch sang trái ở phim thẳng. + Có thể xóa bờ động mạch chủ xuống. + Có thể rộng bóng tim. + Xương ức lõm ra sau trên phim nghiêng. + Bờ trong của bóng vú ở nữ nhìn thấy rõ ràng và nằm thẳng đứng nhiều hơn.

[gallery link="file" columns="5" ids="171154,171155,157058,153839,91050,131485,131486,131487,131488,131489,131490,131491,131492,131493,131494,131495,131496,131497,131499,131500,131501"]

– Chỉ số Haller: là tỉ lệ giữa khoảng cách ngang lớn nhất mặt trong khung xương sườn với khoảng cách ngắn nhất giữa xương ức và bờ trước thân đốt sống: bình thường < 2.5. Khi chỉ số này trên 3.25 nên phẫu thuật chỉnh hình. + Mức độ nhẹ: 2 – 3.2 + Mức độ trung bình: 3.2 – 3.5 + Nặng: > 3.5

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

\=> Case lâm sàng:

[gallery link="file" ids="40356,40355,40354,40353,40352,40351"]

– Góc xoắn ức (sternal torsion angle): là 1 tiêu chuẩn hình thái học cần thiết để ghi chú cho mỗi bệnh nhân lõm xương ức, được xác định trên mặt phẳng axial. + Nếu > 30°: lõm mức độ nặng + Nếu < 30°: lõm mức độ nhẹ

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

6. Lồi xương ức

– Lồi xương ức (Bulging sternum) còn gọi là ngực bồ câu, xương ức gà, xương ức lồi ra trước nhiều hơn bình thường. – Thường gặp nam nhiều hơn nữ, liên quan gia đình khoảng 21% và liên quan vẹo cột sống khoảng 10%. – Bệnh lý kèm theo có thể là thông liên thất hay thông liên nhĩ. – Hình dáng cụ thể của khung xương biến dạng theo mức độ khác nhau ở từng bệnh nhân, các xương sườn nhô lồi ra phía trước, nhọn hẳn hoặc lồi nhẹ. – So với dị tật lõm lồng ngực, thì dị tật xương ức gà ít nguy hiểm hơn vì không chèn ép và cản trở tim và phổi, tuy nhiên hiện tượng lồi ngực cũng cản trở và ảnh hưởng đến các cơ quan tại khu vực lồng ngực cũng không ít, cụ thể như sau: + Hạn chế, cản trở hoạt động của tim và phổi do cấu tạo lồng ngực hẹp-lồi ra trước. Thành ngực nhô ra và xuất hiện hiện tượng cứng thành ngực, khiến bệnh nhân khó khăn trong quá trình hô hấp. + Do hoạt động hô hấp bị cản trở, nên bệnh hen suyễn thường xuất hiện ở những bệnh nhân dị tật xương ức gà. + Cũng là dị tật, nhưng với bệnh lõm ngực thì lồi ngực lại gây mất thẩm mỹ hơn rất nhiều.

[gallery link="file" columns="4" ids="47447,38481,38482,38483"]

II. Dị tật chi dưới

1. Trật khớp háng bẩm sinh

– Loạn sản khớp háng tiến triển (Developmental dysplasia of the hip – DDH) trước đây được ghi nhận như trật khớp háng bẩm sinh (Congenital Dislocation of the Hip = CDH) là sự bất thường cấu tạo khớp háng, trong đó chỏm xương đùi không được giữ vững trong ổ khớp. – DDH có thể 1 hoặc 2 bên – Tỷ lệ 1/1000 ca sinh, 95% trẻ có thể điều trị thành công. – 1/3 trường hợp có tiền căn gia đình. – Khớp háng trái thường gặp hơn bên phải gấp 3 lần.

* Nguyên nhân – Tiền căn gia đình (1/10 trẻ nếu cha mẹ hoặc anh chị em có DDH). – Bất thường bẩm sinh: bại não, hội chứng Down, co cứng khớp, khuyết tật cột sống. – Con so – Đa thai – Thiểu ối. – Đẻ ngôi ngược (ngôi mông).

* Đặc điểm hình ảnh – Sau khi đứa trẻ được 4–5 tháng tuổi, sự cốt hóa của xương đùi bắt đầu che khuất các mốc siêu âm và chụp X-quang trở nên đáng tin cậy hơn để phát hiện DDH. Đây là phương tiện tiêu chuẩn để chẩn đoán DDH ở trẻ sau 6 tháng tuổi. – Chỏm xương đùi di chuyển ra ngoài và lên trên. Nếu chỏm chưa xuất hiện trên X-quang (< 6 tháng tuổi) thì đánh giá các chỉ số khác.

[gallery link="file" ids="114615,114619,114629,114642,114616,114630"]

– Đánh giá sự đối xứng của chỏm xương đùi. Chậm cốt hóa chỏm xương đùi là 1 dấu hiệu của chứng loạn sản khớp háng tiến triển. – Ổ cối nông.

[gallery link="file" ids="114611,114612,114613,114623,114626,114631"]

– Độ bao phủ ổ cối: + Góc Wiberg được sử dụng để đánh giá độ bao phủ ổ cối với chỏm xương đùi, rất có giá trị khi trẻ > 5 tuổi. + Góc Wiberg được bảo bởi đường thẳng đứng đi qua trung tâm cốt hóa chỏm xương đùi với đường từ trung tâm chỏm xương đùi tiếp tuyến bờ ngoài ổ cối. + Từ lúc mới sinh đến 2 tuổi góc Wiberg khoảng 20º. Tăng chiều rộng ổ cối phát triển từ cuối năm 2 tuổi đến 7 tuổi thì dừng lại. + Bình thường góc Wiberg nằm trong khoảng 25-35º.

[gallery link="file" ids="114646,114636,114648"]

– Đường Hilgenreiner: đường nằm ngang và đi qua khe sáng của đáy ổ cối (điểm cao nhất của khe sáng). Bình thường chỏm xương đùi nằm dưới đường này.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– Đường Ombredanne (Perkins): đứng dọc, vuông góc với đường Hilgenreiner và đi qua điểm ngoài cùng của ổ cối. Bình thường chỏm nằm phía trong đường này.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– Đường Hilgenreiner & Đường Ombredanne: bình thường điểm cốt hóa chỏm xương đùi nằm ở góc 1/4 dưới trong của hệ trục 2 chiều tạo bởi đường Hilgenreiner và đường Ombredanne.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– Góc ổ cối (Acetabular angle): + Là góc tạo bởi đường Hilgenreiner và đường đi qua 2 điểm ngoài cùng và trong cùng của ổ cối. + Góc ổ cối thay đổi tùy theo lứa tuổi. Khi mới sinh góc ổ cối < 28º và giảm dần theo sự trưởng thành của khung chậu (< 22º sau 1 tuổi). Góc này tăng trong trường hợp loạn sản ổ cối. + Ở người lớn: bình thường là 33-38º. Khi loạn sản ổ cối góc này > 47º

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– Gián đoạn đường Shenton: + Đường Shenton là đường tưởng tượng được tạo bởi bờ dưới của cổ xương đùi và bờ trên lỗ bịt. Bình thường đường này cong đều và liên tục. + Mất sự liên tục đường Shenton là dấu hiệu của gãy cổ xương đùi, loạn sản khớp háng bẩm sinh.

[gallery link="file" columns="4" ids="114249,114250,114251,114252"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="114605,114607,114608"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="2" ids="114638,114639"]

\=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="114651,114653,114654"]

\=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="114656,114657,114658"]

2. Xương bánh chè 2 mảnh

– Xương bánh chè hai mảnh (bipartite patella) khá hiếm gặp với đa số các trường hợp được phát hiện tình cờ. Thông thường, tổn thương này không có triệu chứng, tuy nhiên một số trường hợp có thể gây đau do vận động quá mức của khớp gối. – Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất cơ thể, phát triển từ mầm sụn và cốt hóa khi trẻ ở độ tuổi 4 – 6 tuổi. 77% trẻ em có xương bánh chè phát triển từ 1 mầm sụn, 23% các trường hợp xương bánh chè có thể có 2 hoặc 3 mầm sụn cốt hóa. Điểm cốt hóa thứ 2 xuất hiện khi bệnh nhân 12 tuổi và thường sẽ liền với phần xương chính, tuy nhiên có khoảng 2% các trường hợp không liền. Đa số các trường hợp, điểm cốt hóa thứ hai nằm ở vị trí trên ngoài của xương bánh chè. Tổn thương xương bánh chè hai mảnh xuất hiện khi điểm cốt hóa phụ của xương bánh chè không liền với xương bánh chè chính, gặp ở giai đoạn phát triển xương tuổi thiếu niên. Tỷ lệ gặp tổn thương này khoảng 2% và 50% các trường hợp bệnh nhân bị cả hai bên. – Phân loại (Saupe): dựa trên vị trí của điểm cốt hóa thứ 2 + Loại I ở vị trí cực dưới (5%) + Loại II ở bờ ngoài (20%) + Loại III ở trên ngoài (75%)

[gallery columns="4" link="file" ids="12969,152225,152226,152227"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="89611,89613,89610,89612"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="103341,103342,103344"]

\=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="151671,151670,151668"]

\=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="152229,152230,152231,152232"]

3. Xương bánh chè 3 mảnh

– Loại I: ở cực dưới, chiếm 5% – Loại II: ở viền ngoài, chiếm 20% – Loại III: ở trên ngoài, chiếm 75%

[gallery link="file" columns="4" ids="99906,99907,99908,99909"]

III. Dị tật chi trên

1. Thiếu xương quay

– Xương quay bị thiếu hoàn toàn hoặc một phần. Hay gặp bàn tay bị vẹo ngoài. Đầu dưới xương trụ chồi to ra. Chi trên ngắn, bằng 2/3 so với bên lành. Thường kèm cứng khớp gian đốt ngón tay 2-3. – Nguyên nhân: mẹ bị chiếu xạ, nhiễm virus, hóa chất. – Phân loại: đầu dưới xương quay ngắn / xương quay thiểu sản / thiếu 2/3 giữa xương quay hay thiếu toàn bộ xương quay.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

2. Dính xương cẳng tay

– Hay gặp tật dính đầu trên xương quay – trụ. Lâm sàng gây mất sấp ngửa cẳng tay. – Kèm mất cơ ngửa dài, cơ sấp tròn, cơ ngửa vuông. – Phân loại: dính hoàn toàn khớp quay trụ trên / dính một phần cổ xương quay kèm trật chỏm xương quay.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

3. Dị tật dính ngón

– Dị tật dính ngón (Syndactyly) đơn giản chỉ dính da hoặc dính phức tạp, dính cả xương. Có thể dính chụm các đầu ngón tay, dính ngắn các ngón tay. – Hay bị dính nhất là ngón 3-4, ngón 4-5, ngón 2-3 hoặc tính toàn bộ. Người da trắng bị dính nhiều hơn người da đen.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

4. Dị tật thừa ngón

– Dị tật thừa ngón (Polydactyly) là tình trạng thừa ngón tại một vị trí nào đó của bàn tay, bàn chân; có thể tại ngón cái, ngón út và hiếm gặp hơn là thừa các ngón giữa. – Đặc điểm của ngón thừa là thường nhỏ hơn, phát triển cũng kém hơn. Cấu trúc của ngón có thể chỉ là tổ chức có da bao phủ đơn thuần, có hoặc không có móng. Cũng có thể có chứa xương như những ngón bình thường khác.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– 3 kiểu: ngón tay một cục phần mềm có cuống không có xương / đốt ngón tay phân đôi một phần / có thêm ngón phụ có cả khớp xương. + Ngón cái thừa, ngón cái chia đôi: Phân loại Wassel: Loại I: Tách đôi ở xương đốt xa / Loại II: Hai xương đốt xa / Loại III: Tách đôi ở xương đốt gần / Loại IV: Hai xương đốt gần / Loại V: Tách đôi ở xương đốt bàn / Loại VI: Hai xương đốt bàn / Loại VII: Thừa ngón cái 3 đốt

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống
+ Thừa ngón giữa

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống
+ Thừa ngón út: hay gặp trẻ da đen, có thể bị cả 2 bàn tay, ngón thừa nằm ở bờ trụ xương bàn tay.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

5. Dị tật phì đại ngón

– Đây là căn bệnh bẩm sinh dị tật ngón tay chân khổng lồ (Macrodactyly), là một tình trạng hiếm gặp khi một hoặc nhiều ngón tay/chân trên một bàn tay tay hoặc bàn chân có kích thước lớn hơn nhiều so với những ngón còn lại gây biến dạng bàn tay hoặc bàn chân dẫn đến mất thẩm mỹ. – Hiện nay căn bệnh này vẫn là một bệnh lý khó điều trị, hầu hết điều trị chủ yếu về mặt thẩm mỹ.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

6. Biến dạng Madelung

– Do xương quay bị ngắn lại và bị cong, đầu dưới xương trụ chồi ra phía sau cổ tay. Bàn tay cổ tay bị vẹo ra ngoài.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

IV. Dị tật cột sống

1. Rối loạn đường cong

– Cột sống vẹo sang bên + Cùng với xoay các thân đốt sống: vẹo cột sống + Không xoay: cột sống vẹo sinh lý – Cong ưỡn quá mức ra trước và sau + Gù + Ưỡn – Bất thường đường cong cột sống ngực có thể ưu thế bên (vẹo cột sống-scoliosis) hoặc trước sau (gù-cyphosis) hoặc kết hợp cả hai. Có thể do bẩm sinh, mắc phải, vô căn. – Khảo sát X-Quang toàn bộ cột sống tư thế thẳng và nghiêng nhắm đánh giá và đo góc đường cong cột sống. Góc đường cong đo theo phương pháp Lippman-Cobb.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– Đo độ xoay cột sống. + Vị trí gai sau tương ứng với cuống sống +++ + Góc Mehta (Angle de Mehta) – Đánh giá tiến triển vẹo cột sống bằng cách đánh giá mức độ trưởng thành xương (Phân loại Risser): xương bàn tay, cổ tay, mào chậu.

[gallery link="file" columns="4" ids="49342,49343,49340,49341"]

2. Gai đôi cột sống

– Thực tế quá trình đóng đường tiếp còn tiếp tục xảy ra sau khi sinh nở và qua từng giai đoạn như sau: + Cung sau còn mở vào lúc sinh là bình thường + Trong năm tuổi đầu tiên đoạn cột sống lưng – thắt lưng từ D5 đến L2 đã đóng đường tiếp. Phần cột sống trên và dưới đoạn này vẫn tồn tại khe giữa hai lá sống.Quá trình cốt hoá chưa được hoàn thiện. + Khoảng 4 tuổi quá trình cốt hoá đã tương đối hoàn toàn. Tuy nhiên cung sau chưa được cốt hoá hòan toàn ở mức đốt đội, khu vực cột sống thắt lưng dưới và xương cùng nên tại đây khe sống còn tồn tại. + Khoảng 10 tuổi quá trình cốt hóa chỉ còn ở cùng 1 là chưa hoàn toàn. + Vào tuổi 17 chỉ còn khe sống giữa cùng 1 và 2 còn tồn tại. Khe ssống ở khu vực này chỉ hoàn toàn cốt hoá trong độ tuổi từ 20 –30.

\=> Danh từ gai đôi để chỉ tất cả những khe hở thấy trên cột sống qua hình ảnh X quang. Thường gặp nhất là đoạn thắt lưng 5 và cùng 1, đôi khi thấy ở các đoạn khác. Sở dĩ gọi là gai đôi vì trên hình ảnh X quang thấy gai sau của đốt sống không dính liền mà tách đôi để lại một khe hở ở giữa. Muốn thấy hình gai đôi phải chụp hình tư thế thẳng. – Trên người bình thường có từ 10 – 20% có gai đôi.

– Hình thái tổn thương:

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống
+ Nứt đốt sống ẩn – Gai đôi ngầm (Spinal bifida – occulta): Gai đôi ngầm là những kẽ nứt của đốt sống được phát hiện trên phim X- quang không kèm theo thoát vị các tổ chức trong ống sống. Xuất hiện khoảng hở ở một hoặc nhiều đốt sống mà không gây tác hại rõ ràng tới tủy sống. Các loại gai đôi ngầm: Gai đôi ngầm trước: nứt dọc đơn giản phía trước đốt sống và chia đốt sống thành hai phần. Gai đôi ngầm sau: khuyết cung sau.

[gallery link="file" ids="18676,18677,18678,18679,18680,18681"]

+ Thoát vị màng não (Meningocele): nghĩa là phần bao bọc bảo vệ xung quanh tủy sống, đẩy ra ngoài qua khoảng hở trên đốt sống trong một túi bao gọi là thoát vị màng não. Phần tủy sống vẫn không bị ảnh hưởng gì. Rối loạn quá trình đóng ống thần kinh trong giai đoạn phổi thai. Thường gặp ở vùng thắt lưng thấp và ít gặp ở vùng cổ. Tràn dịch não thường gặp và có thể có những dị dạng bẩm sinh ở các phần khác của cơ thể. Tuỷ sống hoàn toàn bình thường.

[gallery columns="4" link="file" ids="18682,18685,18683,18684"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="44776,44781,44780,44779,44778,44777"]

+ Thoát vị tủy-màng tủy (Myelomeningocele): – Đây là dạng nghiêm trọng nhất của nứt đốt sống, là một tật nứt đốt sống hoàn toàn, trong đó một phần chính tủy sống hở ra qua lưng. Trong một số trường hợp, các túi được da bao bọc; trong những trường hợp khác, mô và dây thần kinh hở ra. – Thường gặp ở thắt lưng, hiếm gặp ở cổ, ngực. – Thường kết hợp với Arnold Chiari II, não úng thủy, nứt dọc tủy, bất sản thể chai.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="18686,18687,18691,18688,18689,18690"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="39214,39212,39213,39211"]

+ Dị dạng Arnold – Chiari. Là chứng bệnh hiếm gặp có thể xảy ra đơn độc hay kết hợp với thoát vị màng não tuỷ – tuỷ sống, hay với sọ đáy dẹt. Một lưới tổ chức tiểu não và tuỷ sống bị kéo dài lồi xuống dưới đè ép tuỷ sống. Não thất IV mở rộng trong ống sống và tuần hoàn dịch não tuỷ có thể bị nghẽn tắc gây tràn dịch não trong. Đồng thời người ta có cả dấu hiệu tiêu hoá, bó tháp, có thể tràn dịch não trong. Đa số các trường hợp có thoát vị màng não tuỷ sống (Xem thêm tại đây)

3. Bất thường cung sau C1

– Khá thường gặp, từ hở cho đến không có cung sau hoàn toàn. – Phân loại: + Type A: khe hở cung sau, thường gặp nhất, gặp ở 5,4% dân số + Type B: khuyết một bên cung sau + Type C: khuyết hai bên cung sau + Type D: không có cung sau, còn ụ sau + Type E: không có cung sau và ụ sau

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="53403,53404,53405,53406,53407"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="53398,53399,53400,53401,53402"]

\=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="53411,53412,53413,53414,53415"]

\=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="42869,42868,42867,42866,42865,42864"]

4. Cốt hóa mỏm nha

– Cốt hóa mỏm nha (Os odontoideum) là bất thường bẩm sinh hay gặp nhất tại mỏm nha. Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc mắc phải – di chứng sau chấn thương trước giai đoạn cốt hóa (5-7 tuổi), sự gián đoạn xảy ra ở tấm sụn giữa mỏm nha và thân đốt C2. Có thể ảnh hưởng tới khớp trục đội, sự mất ổn định có thể dẫn đến hẹp đáng kể ống sống và chèn ép tủy cổ ngang mức C1.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

+ Phần mỏm cốt hóa tự do thường nằm trên diện khớp trên của đốt trục C2, tạo khoảng cách rộng với phần còn lại của mỏm nha. Hình tròn hoặc bầu dục với bờ viền cốt hóa đều, phần còn lại của mỏm nha có bờ đều. Mỏm cốt hóa thường được gắn chặt vào bờ sau cung trước C1 và di chuyển theo trên các tư thế chụp trung gian, ưỡn, ngửa. Cung trước C1 thường phình to hình tròn => mất hình mặt trăng. + Trong gãy mỏm nha chỗ gián đoạn của mỏm nha và phần còn lại hẹp, bờ của phần tự do và phần mỏm nha còn lại không đều, không có viền đặc xương, có thể kèm theo tổn thương thân đốt C2. Phần mỏm nha gãy phù hợp với phần khiếm khuyết phần gốc và thường không có dạng hình tròn hoặc bầu dục.

[gallery link="file" columns="5" ids="74358,74359,74362,74363,74364"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="32654,32655,32652,32660"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="4" link="file" ids="42659,42658,42657,42656"]

\=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="90337,90338,90339,90336,90335"]

\=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="124761,124762,124763,124764,124765,124766"]

5. Dị dạng cột sống

– Đốt sống hình cánh bướm. – Dị tật nửa thân đốt sống. – Loạn sản thân đốt sống. – Thường phối hợp dị dạng tủy sống.

[gallery columns="4" link="file" ids="49335,118627,49334,49336,49333,49337,139603,150269"]

\=> Case lâm sàng 1: đốt sống hình cánh bướm

[gallery link="file" ids="128681,128682,128683"]

\=> Case lâm sàng 2: nửa thân đốt sống

[gallery link="file" columns="5" ids="128296,128297,128298,128299,128300"]

6. Rối loạn chuyển tiếp

– Xương sườn cổ 7 + Quá phát mỏm ngang C7 => giả xương sườn ở đốt sống cổ thứ 7. + Gặp ở 0.5% dân số, thường ở nữ giới, gặp ở 1 hoặc 2 bên. + Khoảng 90% không có triệu chứng, tuy nhiên có thể chèn ép vào mạch máu dưới đòn hoặc đám rối cổ gây đau, yếu tay hoặc phù bàn tay. + Hình dáng và kích thước xương sườn cổ 7 rất thay đổi. Có khi chỉ là mẩu xương con, có khi là cả một xương sườn dài nối với xương sườn 1 ở phía trước.

[gallery link="file" columns="5" ids="52028,157062,52029,157055,52027,125025,52026,85570,171913"]

– Xương sườn thắt lưng / Xương sườn 13 (Lumbar rib): + Là một biến thể giải phẫu hiếm với tỷ lệ khoảng 1% dân số. + Xương sườn thắt lưng thường phát sinh từ đốt sống thắt lưng đầu tiên. + Phát sinh thêm xương sườn thứ 13 tiếp khớp với thân đốt L1 hoặc T13 (tùy theo cách phân loại), mỏm phát sinh thêm thường ngắn, có thể 1 hoặc 2 bên.

[gallery link="file" columns="2" ids="89419,89420"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="89422,89423,89424,89425,89426"]

– Thắt lưng hoá D12: xương sườn cụt của D12 teo nhỏ => hình ảnh 6 đốt sống thắt lưng, vẫn quan sát thấy đường khớp sườn sống.

[gallery columns="5" link="file" ids="49639,25227,25232,25234,25235"]

– Thắt lưng hoá S1 (Lumbarisation): đốt sống S1 nhô cao lên đoạn thắt lưng để tạo thành đốt sống thắt lưng thứ 6.

[gallery link="file" ids="112686,53016,22075,22077,22078,152198"]

– Cùng hoá L5 (Sacralisation): + Là hiện tượng mỏm ngang đốt sống thắt lưng L5 tạo khớp giả hoặc dính liền với khối xương cùng, xảy ra trong 17% dân số.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– Phân loại Castellvi: + Loại I: quá phát và loạn sản mỏm ngang L5 (ít nhất là 19 mm). Có thể 1 bên (Ia) hoặc 2 bên (Ib) + Loại II: khớp giả của mỏm ngang L5 với S1. Có thể 1 bên (IIa) hoặc 2 bên (IIb). + Loại III: dính mỏm ngang L5 với S1. Có thể 1 bên (IIIa) hoặc 2 bên (IIIb). + Loại IV: dính mỏm ngang L5 với S1 ở một bên (IIa) và tạo khớp giả gai ngang L5 với S1 bên đối diện (IIIa).

[gallery link="file" columns="4" ids="89679,89680,89681,89682,89683,89684,89686"]

\=> Case lâm sàng:

[gallery columns="5" link="file" ids="157689,157690,157691,157692,22065,22066,22067,22068,124750,22072,22073,22074,69777,69779"]

\=> Hội chứng Bertolotti: hiện tượng cùng hóa L5-S1 kèm biểu hiện đau trên lâm sàng, thường gặp ở loại II và loại IV. Được mô tả lần đầu tiên bởi Mario Bertolotti (1876-1957) vào năm 1917. Gặp ở 4-8% dân số.

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="89672,89674,89673,89675"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="153183,153184,153185,153186"]

7. Hở eo

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống
– Hở eo (Spondylolysis) nguyên nhân là sự cốt hoá không đầy đủ ở phần cuống sống, thường gặp ở đốt sống L4, L5. – Hình ảnh hở eo đốt sống thấy được trên phim chụp cột sống chếch 3/4 với dấu hiệu “chó đeo vòng cổ”. Hở eo đốt sống thường gây trượt đốt sống.

[gallery link="file" ids="49319,49320,49321,49323,49328,49329"]

– Phân biệt hở eo # Đường khớp: bờ đều

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– Phân biệt hở eo # Đường gãy: không có viền đặc xương.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

– Trượt thân đốt sống do hở eo thân đốt hoàn toàn tự phát, đôi khi sau một cơ hội có chấn thương nhẹ ở cột sống. Hình ảnh X-quang trượt thân đốt được xác định bằng sơ đồ Ulmann: thân đốt trượt sẽ ra trước đường thẳng kẻ vuông góc với mặt trên thân đốt dưới tại góc trên. Trượt thân đốt sống có thể do nguyên nhân thoái hoá là do đĩa đệm bị thoái hoá mất tính chất đàn hồi làm cho sự liên kết giữa các thân đốt thiếu chặt chẽ, trượt do thoái hoá là trượt giả, trượt do hở eo là trượt thật.

[gallery link="file" columns="4" ids="24827,24825,24826,24828"]

8. Bệnh khuyết tật MPS

– Bệnh khuyết tật MPS (Mucopolysaccharides) là tên chung chỉ những bệnh gây ra do việc cơ thể không phân giải được chất mucopolysaccharides (MPS) thành những chất khác vô hại cho cơ thể. Chất MPS vì vậy không tan biến mà chất chứa lại trong tế bào, khi tích tụ lên tới mức nào đó sinh ra nhiều rối loạn về cả tâm thần và thể chất. – Có nhiều loại bệnh MPS, năm loại thông thường nhất được liệt kê dưới đây, chúng được đặt theo tên của bác sĩ có mô tả đầu tiên về bệnh. – MPS I: Bệnh Hurler, còn gọi là hội chứng Hurler. – MPS II: Bệnh Hunter, hội chứng Hunter. – MPS III: Bệnh Sanfilippo, hội chứng Sanfilippo – MPS IV: Bệnh Morquio, hội chứng Morquio – MPS VI: Bệnh Maroteaux Lamy, hội chứng Maroteaux-Lamy. – Bệnh MPS V về sau được thấy là một biến thể của MPS I nên thường không được đề cập tới.

Có bao nhiêu đôi xương sườn dính vào cột sống

9. Nang Tarlov

– Nang Tarlov được đặt tên theo nhà thần kinh học Isodare Tarlov, người đầu tiên mô tả về bệnh năm 1938. Tarlov cyst là nang rễ thần kinh chứa dịch não tủy, hầu hết gặp ở xương cùng. Chúng xuất hiện dọc theo rễ sau dây thần kinh, có thể có valve hoặc không, có thể gặp một hoặc nhiều nang. Đặc điểm phân biệt với những loại tổn thương dạng nang khác ở cột sống là: có sợi xơ của rễ dây thần kinh tuỷ sống phía trong thành nang. – Nguyên nhân: gây ra nang Tarlov chưa được xác định. Một số giả thuyết tồn tại bao gồm các nang được hình thành từ quá trình viêm trong bao rễ thần kinh hoặc chấn thương bao rễ thần kinh và gây rò rỉ dịch não tủy vào khu vực mà nang hình thành. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng có sự thông thương bất thường bẩm sinh giữa khoang dưới nhện, nơi chứa dịch não tủy và vùng xung quanh dây thần kinh bị ảnh hưởng. Sự thông thương có thể giữ nguyên hoặc đóng lại, sau khi để dịch não tủy rò rỉ ra ngoài và tạo thành nang. Vì nang Tarlov chứa dịch não tủy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự dao động bình thường của áp suất dịch não tủy có thể dẫn đến gia tăng kích thước của nang và tăng khả năng phát triển các triệu chứng. – Nang Tarlov thường kích thước nhỏ, không triệu chứng chiếm khoảng 5-9% dân số. Còn nang lớn gây triệu chứng rất hiếm gặp. – Nữ nhiều hơn nam, đa số ở 31-60 tuổi. 33% xuất hiện ở những vị trí của cơ thể, trong đó phổ biến nhất là ở bụng, bàn tay và cổ tay.