Chuyên đề tốt nghiệp là gì năm 2024

cần có kiến thức chuyên ngành phong phú. Bạn phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt về độ dài, cách trình bày, cách triển khai,… Vậy viết bản thảo chuyên đề như thế nào? Hãy cùng MAAS nghiên cứu cách viết nhanh, đảm bảo chất lượng trong bài viết dưới đây.

Bài viết này có gì

1. Chuyên đề tốt nghiệp là gì?

Bạn đã biết chuyên đề tốt nghiệp là gì chưa?

Chuyên đề tốt nghiệp là sản phẩm của sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Nó giúp sinh viên hình thành ý tưởng về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, biết cách tổng hợp và ứng dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề trong thực tế.

Về nội dung, chuyên đề có nhiều điểm giống với khóa luận tốt nghiệp. Nó gồm 2 loại là chuyên đề thực tập và chuyên đề về đề tài nghiên cứu tự do. Với chuyên đề thực tập, bạn phải dùng nhận xét, đánh giá của đơn vị thực tập. Còn với chuyên đề về đề tài nghiên cứu tự do, bạn không cần chú ý tới vấn đề này. Tuy nhiên, bạn nên đính kèm bảng câu hỏi, bảng khảo sát và nguồn số liệu đã thu thập.

Hơn nữa, nội dung chuyên đề phải đảm bảo các tiêu chí dưới đây:

  • Có mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, đúng đề tài.
  • Xác định được câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài đã chọn.
  • Cho thấy cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn có liên quan.
  • Dùng các phương pháp nghiên cứu thích hợp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu,…

Ngoài yêu cầu về nội dung, người viết bản thảo chuyên đề phải đảm bảo nhiều yếu tố khác. Ví dụ như quy định về bố cục, cách trình bày chuyên đề tốt nghiệp. Đặc biệt, bạn cần chú ý tới cách trích nguồn cho các tài liệu đã tham khảo.

2. Cấu trúc chuyên đề tốt nghiệp gồm những phần nào?

Người viết bản thảo chuyên đề cần làm theo đúng cấu trúc

Ngoài đặc điểm của chuyên đề tốt nghiệp, bạn cần nắm được cấu trúc. Theo đó, dù làm loại chuyên đề nào, bạn cũng phải đảm bảo các phần dưới đây:

  • Các trang đầu: Phần này bao gồm trang bìa, lời cảm ơn, lời cam đoan. Bạn cũng phải có danh mục các chữ cái viết tắt, bảng, biểu, sơ đồ,…
  • Nội dung chính: Đây là phần quan trọng nhất của chuyên đề với các nội dung là:
    • Tóm tắt (Abstract): Trình bày một cách ngắn gọn về mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề. Bạn cũng phải nêu những kết quả chính đã đạt được.
    • Giới thiệu (Introduction): Giới thiệu về đề tài nghiên cứu đã chọn cho chuyên đề. Bạn phải giải thích lý do vì sao cần thực hiện nghiên cứu.
    • Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (Literature review): Trình bày kết quả nghiên cứu đã có của các tác giả khác. Sau đó, tìm ra câu hỏi nghiên cứu cho chuyên đề.
    • Phương pháp nghiên cứu (Methodology and data): Liệt kê những phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng và cách vận dụng chúng.
    • Kết quả nghiên cứu (Results): Trình bày tất cả kết quả đã thu được. Bạn có thể phải thảo luận và so sánh với kết quả nghiên cứu đã có trước đó.
    • Kết luận (Conclusions): Đối chiếu với tình hình thực tế để rút ra kết luận chung. Thậm chí, đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề dựa trên kết quả nghiên cứu.
    • Tài liệu tham khảo: Liệt kê danh sách tài liệu đã tham khảo.

3. Những khó khăn khi tự viết chuyên đề

Viết bản thảo chuyên đề chưa bao giờ là nhiệm vụ nhẹ nhàng. Bởi trong quá trình này, bạn có thể gặp nhiều khó khăn như:

  • Chưa biết chuyên đề tốt nghiệp là gì. Không nắm được điểm khác biệt giữa chuyên đề có thực tập và chuyên đề tự do.
  • Thiếu kiến thức chuyên môn về đề tài đã chọn cho chuyên đề. Vì nếu kiến thức không đủ vững thì dù cố gắng đến mấy, bạn cũng khó viết tốt.
  • Chưa biết cách phân chia nhiệm vụ, sắp xếp thời gian. Bởi chuyên đề thường dài từ 50 trang trở lên (số ít có yêu cầu từ 30 trang trở lên). Nếu không chuẩn bị từ sớm, bạn không thể viết đúng, đủ, đảm bảo chất lượng.
  • Không biết cách tìm tài liệu tham khảo cho chuyên đề. Hoặc sử dụng tài liệu tham khảo không phù hợp với nội dung nghiên cứu,…

Đây là những vấn đề chính mà người tự viết bản thảo chuyên đề có thể gặp phải. Để khắc phục, bạn cần nghiên cứu xem chuyên đề tốt nghiệp là gì. Bạn cũng phải biết cách trình bày chuyên đề tốt nghiệp. Thậm chí, dành thời gian cho việc tham khảo các mẫu chuyên đề đã đạt điểm cao.

Trường hợp vẫn gặp khó khăn, hãy đăng ký dịch vụ viết chuyên đề tốt nghiệp của MAAS. Với kinh nghiệm thực chiến phong phú, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra chuyên đề ấn tượng.

4. MAAS – nhà cung cấp dịch vụ viết chuyên đề ấn tượng

Điểm của chuyên đề tốt nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của sinh viên. Thậm chí, nếu điểm quá kém, bạn sẽ không tốt nghiệp đúng thời hạn.

Trong quá trình làm chuyên đề, sinh viên lại phải đối mặt với nhiều khó khăn. Từ tình trạng thiếu kiến thức đến thiếu thời gian, không biết tìm tài liệu tham khảo,… Nhưng với MAAS, bạn sẽ không cần băn khoăn, lo lắng gì cả. Vì chúng tôi đang cung cấp dịch vụ viết chuyên đề tốt nghiệp ấn tượng.

Cụ thể, đây là dịch vụ để sinh viên tạo bản thảo chuyên đề nhanh chóng. Dịch vụ được cung cấp bởi các chuyên gia giỏi. Những người đã tốt nghiệp chương trình đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều kinh nghiệm làm chuyên đề. Hơn nữa, dịch vụ của MAAS còn có ưu điểm là chi phí tốt. Chúng tôi luôn báo giá công khai, rõ ràng để sinh viên yên tâm sử dụng.

Thao tác đăng ký dịch vụ viết chuyên đề tốt nghiệp của MAAS cũng rất đơn giản. Sinh viên chỉ cần thực hiện theo 3 bước dưới đây:

  • Bước 1: Truy cập vào website chính thức của MAAS. Hoặc bạn có thể liên hệ với nhân viên CSKH của chúng tôi để hiểu về dịch vụ viết chuyên đề.
  • Bước 2: Nghiên cứu quy trình, xem báo giá để biết dịch vụ có phù hợp với bản thân hay không. Nếu có thì hãy đăng ký sử dụng và thống nhất deadline.
  • Bước 3: Chờ đến đúng thời hạn để nhận bản thảo chuyên đề tốt hơn mong đợi.

5. Cách viết chuyên đề tốt nghiệp đúng chuẩn

Dịch vụ viết chuyên đề tốt nghiệp của MAAS đã hỗ trợ cho nhiều sinh viên. Chúng tôi cũng cung cấp nhiều dịch vụ khác để bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi. Thậm chí, nhanh chóng cải thiện điểm số của môn học và GPA của học kỳ.

Khi dùng dịch vụ của của MAAS, bạn sẽ không cần băn khoăn chuyên đề tốt nghiệp là gì. Không cần bỏ thời gian nghiên cứu cách trình bày chuyên đề tốt nghiệp. Càng không phải tìm và tham khảo mẫu chuyên đề tốt nghiệp điểm cao.

Việc bạn cần làm là liên hệ với chúng tôi và đăng ký dịch vụ viết chuyên đề tốt nghiệp. Còn nếu muốn tự thực hiện, hãy tham khảo các cách viết hiệu quả như:

5.1. Chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp

Chọn chủ đề là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Với người viết chuyên đề tốt nghiệp, đây cũng là bước có ảnh hưởng lớn.

Hơn nữa, tùy theo năng lực, sở thích cá nhân và nguồn số liệu thu thập, bạn có thể chọn các đề tài khác nhau. Đó có thể là đề tài liên quan đến đơn vị thực tập (nếu đã đi thực tập). Cũng có thể là đề tài nghiên cứu tự do về nội dung ngành học. Ví dụ, sinh viên Kinh tế nên tham khảo các chủ đề hay như:

  • Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền mặt nắm giữ tại doanh nghiệp.
  • Cấu trúc vốn có mối quan hệ như thế nào với cấu trúc sở hữu doanh nghiệp.
  • Hiệu ứng truyền dẫn (ví dụ như tỷ giá, chính sách tiền tệ,…).
  • Vấn đề tài trợ nợ và thị trường trái phiếu ở Việt Nam.
  • Các nhân tố ảnh hưởng lớn đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
  • Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán.
  • Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với thành quả doanh nghiệp.
  • Quản lý vốn luân chuyển tác động đến giá trị doanh nghiệp như thế nào?

5.2. Xem mẫu chuyên đề tốt nghiệp để học hỏi

Người viết cần bỏ thời gian tìm và tham khảo mẫu chuyên đề tốt nghiệp. Vì trên thực tế, các tài liệu mẫu đạt điểm cao giúp ích rất nhiều cho bạn. Nó có thể giúp bạn hiểu bản thảo chuyên đề là gì, trình bày ra sao. Thậm chí, mẫu chuyên đề tốt nghiệp còn giúp bạn rút ra kinh nghiệm trong việc:

  • Sắp xếp các nội dung theo đúng cấu trúc của chuyên đề.
  • Phát triển luận điểm cho các ý chính trong nghiên cứu.
  • Tìm và sử dụng tài liệu tham khảo, ví dụ chứng minh.
  • Áp dụng cách pháp lập luận và chọn câu từ phù hợp với chuyên đề.

Nhìn chung, việc tham khảo tài liệu mẫu sẽ giúp bạn nhanh chóng nâng cao kinh nghiệm. Qua đó, bạn có thể hiểu hơn về dạng nghiên cứu muốn trình bày. Có thể phát triển nội dung theo đúng quy cách và yêu cầu của trường học.

5.3. Lập đề cương sơ bộ cho chuyên đề tốt nghiệp

Trước khi viết, sinh viên cần lập đề cương sơ bộ cho chuyên đề. Hãy xác định những phần chính cần triển khai và nội dung căn bản của từng phần. Bạn cũng phải đánh dấu vị trí muốn sử dụng ví dụ, dẫn chứng, số liệu,…

Bởi điều này sẽ giúp bạn triển khai bài viết nhanh, chuẩn xác hơn. Thậm chí, việc lập đề cương sơ bộ còn giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa các phần. Đồng thời, hạn chế tình trạng có nội dung trùng lặp.

5.4. Viết bản thảo theo đề cương đã lập

Sau khi có đề cương sơ bộ, bạn cần nộp lên giáo viên hướng dẫn. Nếu được chấp nhận, bạn có thể bắt tay vào quá trình viết bản thảo. Ở bước này, hãy viết theo đúng đề cương đã lập. Đặc biệt là những hướng dẫn, nhận xét của giáo viên (khi bạn nộp đề cương).

5.5. Chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo

Khi đã tạo được bản thảo, bạn cần soát lỗi, hiệu đính và chỉnh sửa. Bạn cũng phải trích nguồn cho tất cả các tài liệu tham khảo đã sử dụng. Sau đó, tiếp tục nộp cho giáo viên hướng dẫn để lấy nhận xét và yêu cầu chỉnh sửa. Cuối cùng, chỉnh theo đúng yêu cầu để hoàn thiện bản thảo và nộp

Khóa luận tốt nghiệp và chuyên đề tốt nghiệp khác nhau như thế nào?

Khóa luận và chuyên đề là một tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Chuyên đề sẽ được tính điểm như một học phần bắt buộc; khoá luận sẽ được tính điểm thay thế cho chuyên đề tốt nghiệp và hai môn thi tốt nghiệp (môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành) theo quy định của Bộ GD&ĐT và Giám đốc Học viện Ngân hàng.

Chuyên đề tốt nghiệp bao nhiêu trang?

3.1 Số lượng trang của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp: Phần nội dung chính của báo cáo tối thiểu 20 trang, tối đa 25 trang, bao gồm các phần: Mở đầu, Nội dung các chương và Kết luận.

Báo cáo chuyên đề là gì?

+ Báo cáo chuyên đề: là báo cáo chuyên sâu vào một nhiệm vụ công tác, một vấn đề quan trọng. Các vấn đề, các nhiệm vụ khác không được đề cập hoặc nếu có thì chỉ được thể hiện như các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cần được báo cáo. Báo cáo chuyên đề chỉ đi sâu đánh giá một vấn đề cụ thể trong hoạt động của cơ quan.

Làm chuyên đề là như thế nào?

Chuyên đề là văn bản trình bày về chủ đề nào đó. Nó rất giống với “bài tập lớn” hay “tiểu luận”. Thông thường cụm từ này dành cho các ngành kinh tế. Về độ lớn (kích thước trang) thì chuyên đề có thể tương đương đương hoặc lớn hơn tiểu luận, và sẽ nhỏ báo cáo thực tập, có thể coi là luận văn thu nhỏ.

Chủ đề