Chụp x ray là gì

Chụp X quang là gì có lẽ là băn khoăn của khá nhiều người. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế thế giới ngay từ cuối thế kỷ 19. Vậy chụp X quang cụ thể là gì và nó được ứng dụng trong lĩnh vực y tế ra sao, hãy cùng theo dõi ở bài viết này nhé!

1. Chụp X quang là gì?

1.1. X quang hay tia X được hiểu như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi “chụp X quang là gì”, trước hết chúng ta cần hiểu về X quang, hay còn có tên gọi khác là tia X.

X quang là một loại bức xạ mang năng lượng cao. X quang có khả năng đâm xuyên rất mạnh, truyền qua được nhiều loại vật chất kể cả những bề mặt cứng như gỗ hay kim loại. Chúng cũng có khả năng làm phát quang một số chất và tác dụng mạnh lên kính ảnh.

1.2. Chụp X quang là gì?

Chụp X quang là phương pháp sử dụng máy chụp X quang có khả năng phát ra và chiếu các chùm tia X quang lên đối tượng nhằm dựng lại hình ảnh để khảo sát.

Các chùm tia X xuất phát từ máy chụp X quang sẽ đi xuyên qua bề mặt đối tượng, ví dụ như cơ thể người, rồi tiếp tục xuyên qua các bộ phận bên trong và cuối cùng sẽ tạo thành ảnh chụp trên các tấm phim đen trắng.

Các chùm tia X từ máy chụp X quang đi xuyên qua cơ thể và tác động lên kính ảnh

2. Ứng dụng của chụp X quang trong lĩnh vực y tế

2.1. Ứng dụng của chụp X quang là gì?

Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh và ghi lại hình ảnh trên phim, chụp X quang là ứng dụng rất phổ biến trong y học. Kỹ thuật này nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cơ xương khớp, tim mạch và hô hấp.

Lý giải cho ứng dụng thực tế này cũng khá đơn giản.

Khi sử dụng máy chụp X quang để chiếu lên cơ thể người ở một vị trí cố định, chùm tia X sẽ đi qua da rồi xuyên qua các mô mềm, dịch chất.

Khi gặp một số mô cứng hơn như xương, sụn, khớp thì tia X bị cản lại và tác động lên kính ảnh. Do đó những mô cứng này sẽ bộc lộ rất rõ ràng trên phim X quang đen trắng.

Nhờ có những hình ảnh vừa thu được sau khi thực hiện chụp X quang, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra những tổn thương không thể nào quan sát được bằng mắt thường.

Có thể kể đến một số trường hợp chẩn đoán bệnh cụ thể sử dụng phương pháp chụp X quang như sau:

  • Kiểm tra các bộ phận bị đau bất thường, bị đau do va đập, tai nạn, chấn thương
  • Kiểm tra tình trạng răng, hàm trước khi nhổ răng, trồng răng, nắn chỉnh răng,…
  • Chẩn đoán các bệnh về cơ xương khớp như gãy xương, viêm nhiễm, thoái hóa khớp, u xương,…
  • Phát hiện các bệnh về hô hấp (viêm phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi,…)
  • Phát hiện bệnh lý tim mạch, bệnh lý sỏi tiết niệu và nhiều các bệnh lý khác
  • Theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh

2.2. Thực hiện chụp X quang như thế nào?

Khi được bác sĩ chỉ định chụp X quang, người bệnh sẽ được đưa vào phòng chụp X quang.

Sau đó, kỹ thuật viên phòng chụp sẽ yêu cầu và hướng dẫn người bệnh ngồi, nằm hoặc đứng theo một vài tư thế nhất định để tiến hành chụp chiếu.

Với một số kỹ thuật đặc thù như chụp X quang phổi, để mang lại hiệu quả cao nhất, có thể người bệnh sẽ được yêu cầu nín thở cho đến khi thao tác hoàn thành.

Phim X quang thường được đặt ở phía sau bộ phận cần chụp để khi chùm tia X đi qua sẽ bị giữ lại một phần.

Nếu số lượng tia X được chiếu đến phim càng nhiều thì hình ảnh thu được sẽ càng đen. Điều này đồng nghĩa với việc các bộ phận có tính chất cản tia X như xương, khớp, sụn sẽ cho hình ảnh màu trắng, còn các bộ phận rỗng hoặc chứa đầy khí như phổi sẽ cho hình ảnh màu đen.

Mọi thao tác chụp X quang đều phải được thực hiện trong điều kiện an toàn, đảm bảo chặt chẽ các tiêu chuẩn về trang thiết bị và kỹ năng của kỹ thuật viên.

Các mô cứng như xương, khớp được hiển thị rất rõ nét trên phim chụp X quang

2.3. Cần chuẩn bị gì khi chụp X quang?

Chụp X quang là một kỹ thuật có quy trình và thao tác khá đơn giản, nhanh gọn nên bạn không cần chuẩn bị quá nhiều khi thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả chụp, bạn nên lưu ý một số thông tin dưới đây:

  • Để lộ vị trí cần chụp, mặc trang phục nhẹ nhàng hoặc mặc áo choàng được bệnh viện trang bị sẵn. Việc này sẽ giúp cho tia X dễ dàng đi qua và ghi lại hình ảnh rõ nét nhất trên phim chụp X quang.
  • Không đeo trang sức, phụ kiện bằng kim loại trong quá trình chụp X quang vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy chụp X quang.
  • Bác sĩ có thể chỉ định tiêm hoặc uống thuốc chống cản quang trong một vài trường hợp cụ thể nếu kết quả xét nghiệm cho thấy điều đó là cần thiết.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành tháo thụt, rửa sạch ruột trước khi chụp X quang các bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng,…

3. Ưu và nhược điểm của chụp X quang trong y học

3.1. Ưu điểm

Như đã đề cập ở trên, chụp X quang có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị rất nhiều loại bệnh.

Dưới đây là một số ưu điểm mà phương pháp này có thể mang lại:

  • Cho kết quả với độ chính xác cao
  • Thực hiện dễ dàng, nhanh chóng
  • Chi phí tương đối thấp
  • Sử dụng được cho nhiều bộ phận trên cơ thể với nhiều đối tượng bệnh nhân

Dựa vào hình ảnh thu được từ kỹ thuật chụp X quang, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác hơn

3.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, chụp X quang cũng có nhược điểm là có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nên thường chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Trong các trường hợp bắt buộc phải chụp để chẩn đoán bệnh hoặc kiểm tra vết thương do tai nạn đột xuất thì phải theo sát hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, nếu chụp X quang liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, người bệnh có thể gặp phải một số tổn thương không mong muốn như bỏng da, rụng tóc hay ảnh hưởng đến một số chức năng sinh lý. Chính vì vậy, bạn chỉ nên chụp X quang khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý lạm dụng.

Hơn nữa, bạn cũng nên lựa chọn các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn trong việc thực hiện kỹ thuật chụp X quang để hạn chế tối đa các tác động có hại của tia X lên cơ thể.

Nói một cách ngắn gọn, chụp X quang được ứng dụng trong lĩnh vực y tế mang đến rất nhiều lợi ích không thể bàn cãi cho cả người bệnh và các bác sĩ. Khi đi khám và được yêu cầu thực hiện chụp X quang thì bạn cũng đừng lo lắng gì nhé!

Chụp X quang là biện pháp được sử dụng phổ biến trong việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh. Chụp X quang là gì, có gây hại cho sức khỏe không, khi nào nên thực hiện.. là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau.

1. Chụp X Quang là gì?

Chụp X quang là phương pháp mang lại nhiều giá trị trong chẩn đoán và điều trị

Chụp X quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoạt động bằng cách sử dụng tia bức xạ X. Những tính chất của tia X bao gồm: tính truyền thẳng và đâm xuyên, tính bị hấp thụ, tính hóa học, tính quang học,…. Nhờ những tính chất này, người ta chiếu tia X đi xuyên qua cơ thể người bệnh. Từ đó, có được những hình ảnh cần thiết, mang lại giá trị to lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rất phổ biến. Hiện nay, phương pháp này còn có thể chụp phim tại giường. Điều này giúp ích rất nhiều cho những bệnh nhân không thể di chuyển khỏi phòng bệnh.

2. Chụp X quang khi nào?

Phương pháp chụp X quang được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Những bệnh liên quan đến răng, cơ xương khớp. Ví dụ: chấn thương xương khớp, viêm xương, u xương, thoái hóa khớp, viêm khớp ….

– Những bệnh về hô hấp: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm phổi, lao phổi, u phổi,…

– Các bệnh về tim mạch, bệnh lý sỏi tiết niệu và rất nhiều các bệnh lý khác.

– Ngày nay, chụp X-quang còn được chỉ định trong các trường hợp tầm soát bệnh lý định kỳ, ví dụ như sàng lọc bệnh lý phổi, xương khớp.

3. Chụp X quang có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?

Tia X là tia bức xạ. Vì vậy khi truyền qua cơ thể nó có thể gây một số tác dụng sinh học. Tác dụng này có thể gây 1 số ảnh hưởng đến cơ thể nếu thực hiện không đúng cách. Những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất bởi tia X là da, tủy xương, tuyến giáp, bộ phận sinh dục.

Tuy nhiên hiện nay, lượng tia X được sử dụng trong kỹ thuật chụp là trong giới hạn an toàn. Thêm vào đó, phòng chụp có những thiết bị hấp thụ tia tán xạ. Vì vậy giúp giảm tối đa những tác hại xấu mà tia X có thể ảnh hưởng đến người chụp. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng khi thực hiện phương pháp này vì chụp X quang thông thường không gây tác động xấu lên sức khỏe.

4. Phụ nữ mang thai có nên chụp không?

Phương pháp chẩn đoán này không chỉ định với phụ nữ có thai nếu không thực sự cần thiết

Phương pháp chẩn đoán này thường không được chỉ định chụp ở phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú. Vì khi tiếp xúc với tia X quá nhiều có thể gây nên các dị tật, nguy hiểm ở thai nhi cũng như gây tác động xấu sức khỏe thai phụ. Tuy nhiên nếu thật sự cần thiết, để chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe của mẹ và bé, sản phụ vẫn phải được chụp để chẩn đoán theo chỉ định của bác sĩ. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của việc chụp X quang.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay sau khi chụp, các máy chụp hiện đại sẽ cho chúng ta biết liều chiếu xạ vào thai phụ và thai nhi là bao nhiêu? Mức chiếu xạ này có an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé hay không? Vì vậy các mẹ không cần phải quá lo lắng về việc phải thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này khi đang mang thai và cho con bú.

Nếu nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai hoặc đang cho con bú bạn phải thông báo ngay với bác sĩ để có sự điều chỉnh hạn chế tối da liều tia. Điều này giúp giảm thiểu thấp nhất những ảnh hưởng của tiêu cực của tia X lên sức khỏe của mẹ và bé. Tránh những dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở thai nhi.

5. Trẻ em có nên chụp X quang?

Việc chụp X quang nếu được thực hiện đúng cách và đúng quy trình sẽ không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều máy chụp hiện đại. Hơn nữa, trong quá trình chụp, trẻ sẽ được che chắn các bộ phận nhạy cảm với tia xạ (như tuyến giáp, bộ phận sinh dục,…). Những điều này sẽ giúp giảm thiểu được liều tia bức xạ tác động lên trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ nên thực hiện một số lưu ý sau để phòng ngừa nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho trẻ:

– Chỉ cho trẻ chụp khi có chỉ định của bác sĩ và không được tự ý đưa trẻ đi chụp.

– Cung cấp thông tin cho bác sĩ về lần chụp gần nhất của trẻ. Từ đó, tránh trẻ tiếp xúc với tia X nhiều lần trong thời gian ngắn.

– Thông báo về cân nặng và chiều cao chính xác của trẻ. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều tia xạ phù hợp với trẻ

6. Cần chuẩn bị gì trước khi chụp X-quang?

Cần lựa chọn địa chỉ uy tín khi thăm khám

Hầu hết người bệnh không cần chuẩn bị gì khi chụp X quang. Tuy nhiên để quá trình diễn ra thuận lợi bạn cần lưu ý những điều sau:

– Cởi quần áo ở vị trí cần chụp để dễ  bộc lộ tổn thương.

– Bỏ đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kỹ thuật.

– Trường hợp cần phải sử dụng thuốc cản quan, người bệnh cần tiêm hoặc uống thuốc cản quan trước khi chụp.

– Nếu chụp vùng ruột, bạn cần phải thụt tháo và làm sạch ruột.

– Một số kỹ thuật chụp đặc biệt người bệnh cần có sự chuẩn bị theo yêu cầu của bác sĩ.

Chụp X quang có một số ảnh hưởng nhất định lên cơ thể người. Tuy nhiên, nhìn chung tác hại của nó không đáng kể. Nếu đặt lên bàn cân giữa lợi ích và tác hại thì rõ ràng X quang giúp ích rất nhiều cho chúng ta.

Video liên quan

Chủ đề