Chứng minh tục ngữ là túi khôn của nhân dân sẽ lý giải được, những câu tục ngữ quan trọng như thế nào trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

Kho tàng tục ngữ ca dao của nước ta rất phong phú và đa dạng. Dưới dây là bài viết chứng minh rằng tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chứng minh rằng tục ngữ la kho kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta

Tìm hiểu và chứng minh tục ngữ là túi khôn của nhân dân chi tiết

Chứng minh tục ngữ là túi khôn của nhân dân

Cha ông ta từ xa xưa trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế và đúc kết ra những câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa. Đó chính là tài sản tinh thần vô giá và có giá trị thiết thực cho thế hệ sau. Vì thế mà nhiều người cho rằng tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân.

Tục ngữ là một thể loại văn học được cha ông ta đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế. Chúng được viết dưới dạng câu ngắn gọn và súc tích dễ hiểu. Túi khôn ở đây được hiểu là loại túi đựng đồ bên trong. Chúng dùng để chứa tri thức và trí khôn của dân gian.

Trải qua nhiều quá trình khác nhau cha ông ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm. Tổng hợp lại chúng và truyền đạt tới thế hệ mai sai. Ở mọi loại phương diện mà có những câu ca dao tục ngữ riêng.

Đối với kinh nghiệm quan sát từ thiên nhiên. Có nhiều câu tục ngữ như:

  • “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”. Trong câu này ý chỉ rằng vào tháng 7, 8 thường xảy ra lũ lụt. Câu tục ngữ như lời dự đoán trước để chúng ta có thể kịp thời di chuyển đến nơi cư trú an toàn hơn.
  • “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Vào thời gian tháng năm có những ngày dài đêm ngắn. Ngược lại vào tháng mười có những ngày ngắn và đêm rất dài.
  • “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” ở đây nhằm dự báo thời tiết thông báo chuẩn bị có lũ lụt nguy hiểm tới.

Một số kinh nghiệm trong sản xuất và trồng trọt như:

  • “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đây là các yếu tố đưa ra giúp cho việc trồng lúa được tốt nhất.
  • “Một cục đất ải bằng một bãi phân” điều này nhằm đề cao kĩ thuật làm đất trước khi muốn trồng trọt cái gì.
  • “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” nhằm sắp xếp một mô hình trồng trọt hiêu quả mang đến giá trị kinh tế cao.

Một số kinh nghiệm nhìn nhận và đánh giá khuyên răn con người:

  • “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhằm đề cao được giá trị nhân cách của con người hơn vẻ bề ngoài.
  • “Đói cho sạch, rách cho thơm” khuyên con người ta nên sống thanh cao và trong sạch. Không vì nghèo đói mà làm những chuyện trái với lương tâm đạo đức con người.
  • “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” ý phê phán những kẻ chuyên lợi dụng, ích kỷ luôn rình rập để cướp công.

Một số câu tục ngữ khuyên răn trong giáo dục:

  • “Không thầy đố mày làm nên” là câu tục ngữ đề cao công lao dưỡng dục của thầy cô
  • “Học thầy không tày học bạn” ở đây muốn nói rằng thầy cung cấp cho ta kiến thức, bạn bè giúp chúng ta trở nên tiến bộ hơn.
  • “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ này muốn nói rằng chúng ta cần phải đi nhiều nơi học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.

Chúng ta nên sử dụng “túi khôn” như thế nào? Cần phải đi nhiều nơi, học hỏi những điều tốt, những điều mới mẻ làm giàu nên kiến thức của bản thân. Vận dụng những câu tục ngữ một cách hữu ích trong đời sống.

Tục ngữ rất phong phú và đa dạng, có ích trong đời sống con người, Vì vậy tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân.

Trên đây là bài viết chứng minh rằng tục ngữ là túi khôn của nhân dân. Hiểu thêm về tục ngữ và tác dụng của chúng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Xem thêm: Thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền)
Văn Học -