Chức năng, nhiệm vụ của Y sĩ y học cổ truyền

Sau khi tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Chức năng, nhiệm vụ của Y sĩ y học cổ truyền

Công việc của Y sĩ Y học cổ truyền sau khi ra trường

Trung cấp Y học cổ truyền học những gì?

Y học cổ truyền là lĩnh vực y học kế thừa và phát triển các phương pháp chữa bệnh cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nhằm mang lại liệu pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn nhất cho sức khỏe con người.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur là địa chỉ đào tạo chuyên sâu về Y học cổ truyền, cung cấp cho học viên kiến các kiến thức nền tảng của ngành học này, bao gồm:

  • Kiến thức tổng quát về ngành Dược học cổ truyền, Dược lâm sàng, Chế biến dược liệu, Bào chế các dạng thuốc Đông Dược từ Thực vật dược.
  • Dưỡng sinh: kỹ thuật vật lý trị liệu, Phương pháp thực dưỡng.
  • Châm cứu: Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm.
  • Bệnh học: Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản….
  • Điều trị bằng phương thức dùng thuốc Y học cổ truyền…

Mục tiêu hướng đến đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền có đầy đủ kiến thức chuyên sâu và tâm đức vững vàng để làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân  bằng các phương pháp y học cổ truyền như: thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu xoa bóp bấm huyệt và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tại cộng đồng.

Sau khi tốt nghiệp, học viên được cấp bằng Trung cấp chính quy, có thể liên thông Bác sĩ Y học cổ truyền để nâng cao trình độ.

Chức năng, nhiệm vụ của Y sĩ y học cổ truyền

Công việc của Y sĩ Y học cổ truyền sau khi ra trường là gì?

Sau khi tốt nghiệp, Y sĩ y học cổ truyền có thể làm những công việc sau:

  • Khám và chữa bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền, kết hợp với Y học hiện đại.
  • Áp dụng phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong Y học cổ truyền phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
  • Vận dụng lý luận về Học thuyết âm dương, ngũ hành để chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp bằng Y học cổ truyền.
  • Thừa kế các kinh nghiệm, bài thuốc Y học cổ truyền dân gian vận dụng quá trình khám chữa bệnh cho nhân dân.
  • Hướng dẫn người dân nuôi trồng, khai thác, chế biến, bào chế và sử dụng các cây, con làm thuốc Y học cổ truyền thông thường.
  • Hướng dẫn người bệnh thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Y học cổ truyền tại địa phương. Tham gia công tác quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị Y tế của Trạm Y tế, trong khoa/phòng bệnh viện.
  • Trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
  • Làm giảng viên tại Các Trường Trung cấp Y Dược, Cao đẳng Y Dược….

Địa chỉ học Y sĩ Y học cổ truyền ở đâu?

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo  Y sĩ Y học cổ truyền chất lượng, gắn liền đào tạo lý thuyết với thực hành được nhiều học viên tin tưởng. Với chương trình đào tạo bài bản, mức học phí tiết kiệm, thời gian đào tạo được rút gọn, đây là địa chỉ học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền tốt nhất hiện nay.

Thí sinh yêu thích ngành học đặc biệt này, mong muốn trở thành Lương y chữa bệnh cứu người có thể gửi hồ sơ về địa chỉ:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur ở Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Chức năng, nhiệm vụ của Y sĩ y học cổ truyền

Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền TP HCM : Số 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại tuyển sinh TP HCM: Điện thoại tư vấn 08.6295.6295 – 09.6295.6295.

Nguồn: Yhoccotruyenvn.com

1.7 Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.7.1.    Mục tiêu chung Ngành Y sỹ y học cổ truyền được cung cấp về kiến thức cơ bản y học cổ truyền nhằm hình thành khả năng sử dụng các phương pháp này để có thể thực hiện được các công việc thăm khám, chẩn đoán một số bệnh thông thường cho bệnh nhân và hỗ trợ, thực hiện y lệnh của bác sĩ y học cổ truyền trong công tác điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh. Ngoài ra còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền.

1.7.2.    Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức

  • Trình bày đúng cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;
  • Trình bày và giải thích được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;
  • Trình bày được các phương pháp bào chế dược liệu y học cổ truyền;
  • Mô tả đúng hệ thống kinh lạc, trình bày được vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;
  • Trình bày được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;
  • Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt;
  • Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;
  • Trình bày được các bước thăm khám và phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;
  • Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y.
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

- Kỹ năng

  • Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế;
  • Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp;
  • Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc;
  • Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường;
  • Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường;
  • Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;
  • Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp;
  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;
  • Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;
  • Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;
  • Tuân thủ các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y;
  • Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;
  • Thận trọng, tỉ mỉ, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

1.7.3.    Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Bốc thuốc y học cổ truyền; Châm cứu; Xoa bóp - bấm huyệt; Bào chế dược liệu; Kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền; Thực hành chuyên môn y học cổ truyền tại trạm y tế phường (xã).

1.7.4.    Khả năng học tập và nâng cao trình độ

    Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành y học cổ truyền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.